Mọi thứ về nông nghiệp 4.0 đều có trong cuốn sách này
Với độ dày 312 trang, cuốn Chuyên đề Toàn cảnh nông nghiệp 4.0 do báo Nông thôn ngày nay/điện tử Dân Việt phối hợp với Nhà xuất bản Hồng Đức phát hành trong tháng 11.2018 sẽ cho độc giả cái nhìn toàn cảnh và tổng thể về xu hướng nông nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ cả trên thế giới và Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, cả thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, còn gọi là công nghiệp 4.0 và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 chính là áp dụng những thành tựu công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, làm việc trên những cánh đồng bằng máy móc hiện đại, sử dụng phương pháp điều khiển từ xa,… để tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, cải thiện đời sống và làm giàu cho nông dân.
Bìa cuốn chuyên đề được trình bày ấn tượng, hiện đại.
Để đón đầu cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0, Chính phủ, các bộ ban ngành và địa phương đã có nhiều quyết sách nhằm tiếp cận và triển khai để hiện thực hóa giấc mơ đưa Việt Nam trở thành một trong những cường quốc đứng đầu về nông nghiệp. Các tập đoàn, doanh nghiệp và kể cả nông dân cũng đang tập trung ứng dụng các công nghệ mới, cách thức quản lý mới để tạo ra những bước đột phá mới trong sản xuất.
Đây chính là lý do để BBT Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt xuất bản chuyên đề: Toàn cảnh nông nghiệp 4.0 nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh về cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0 cả trên thế giới và Việt Nam.
Trong cuốn sách có thể thấy những công nghệ sản xuất hiện đại của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Cuốn chuyên đề này như một cẩm nang, món quà dành cho những ai quan tâm và thực sự xem nông nghiệp 4.0 là một cơ hội để khởi nghiệp, để phát triển sản xuất; đồng thời giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi cách mạng 4.0 tác động đến nông nghiệp như thế nào, doanh nghiệp, nông dân cần phải ứng xử ra sao.
Cuốn sách được chia làm 4 phần: Phần 1: Cái nhìn toàn cảnh, tập hợp những ý kiến chỉ đạo, đánh giá của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về nông nghiệp 4.0; các bài viết sâu sắc, gợi mở những hướng phát triển nông nghiệp 4.0 trong tương lai của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân VN Thào Xuân Sùng và nhiều nhà quản lý, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay.
Vườn rau hiện đại của VinEco cũng xuất hiện.
Video đang HOT
Trong phần này cũng cho bạn đọc thấy các chính sách, cơ chế cho nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 đã sẵn sàng; những xu hướng phát triển của thế giới…
Phần 2: Những người tiên phong, mở ra một bức tranh đầy triển vọng của nông nghiệp 4.0, nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam khi chưa bao giờ làn sóng các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp lại mạnh mẽ đến thế. Sức hút của chính sách, tiềm năng to lớn của nông nghiệp đã lôi kéo những cái tên trước đây chưa từng làm nông nghiệp như Hòa Phát, FLC, Masan, T&T, Vingroup,… vào cuộc và ngay lập tức tạo ra sự đột phá trong canh tác, chất lượng cây trồng, vật nuôi nhờ những ứng dụng công nghệ vượt trội.
Hay cánh đồng cỏ rộng lớn của TH ở Nga.
Bạn đọc có thể dễ dàng được chiêm ngưỡng vườn rau 5 sao mướt xanh của VinEco với những thiết bị hiện đại, được điều khiển chỉ qua một cú click chuột; chiêm ngưỡng cánh đồng hướng dương, cỏ ngút ngàn của TH ở tận xứ sở bạch dương hay trang trại của FLC mà ở đó cây cối cũng có quyền được nghe nhạc; trầm trồ trước nhà máy thức ăn chăn nuôi hiện đại của Hòa Phát hay có thể cảm nhận hương vị cà phê lan tỏa của Nutifood…
Còn đây là nhà máy hiện đại của Hòa Phát.
Chính những doanh nghiệp này đang từng bước tạo ra diện mạo mới cho nông nghiệp Việt Nam.
Phần 3: Tôi là nông dân 4.0 dành khá nhiều trang viết tôn vinh những nông dân mạnh dạn đi đầu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập. Hành trình của họ dù còn nhiều gian nan, vất vả nhưng rất đáng tự hào vì đã đại diện cho một thế hệ nông dân mới, dám nghĩ dám làm. Có thể kể đến những cái tên như: Tô Hiến Thành, Võ Quan Huy,…
Chân dung những nông dân thời đại mới.
Phần 4: Lan tỏa, ghi nhận các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 đã đi vào cuộc sống, hiện thực hóa bằng các mô hình sản xuất hiện đại ở Lâm Đồng, Bạc Liêu, Hà Nam, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Tháp,… Từ thực tế phát triển ở các địa phương này cho thấy, nếu chính quyền vào cuộc một cách tích cực, mời gọi doanh nghiệp đầu tư thì ngay cả bất lợi cũng có thể biến thành lợi thế.
Và những địa phương mạnh dạn tạo cơ chế thúc đẩy phát triển nông nghiệp 4.0.
Vậy thì còn chờ gì nữa, bạn đọc quan tâm có thể tìm đến cuốn sách này. Mọi nhu cầu xin liên hệ theo địa chỉ mail: anhthontnn@gmail.com. Số điện thoại: 0912438302; 0985460293.
Theo Danviet
Bộ trưởng Nông nghiệp: "Ruộng đất manh mún gây cản trở ứng dụng công nghệ cao"
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, một trong những nguyên nhân khiến việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp hiện nay còn hạn chế là kinh tế hộ với ruộng đất manh mún gây lực cản cho việc ứng dụng công nghệ cao (cơ giới hóa, tự động hóa) trên quy mô lớn, vì vậy hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao,...
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong nông nghiệp đã được nhiều địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện, nhất là từ sau khi Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các Bộ ngành vào cuộc hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch. Ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp đã được triển khai mạnh mẽ tại một số vùng, tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế cao như rau hoa cao cấp, tôm, bò sữa, lợn, gà (tại Lâm Đồng, Kiên Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nghệ An...).
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trong lần đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên tại Quốc hội.
Tuy nhiên, theo ông Cường, đóng góp của khoa học và đổi mới công nghệ trong tăng trưởng nông nghiệp còn hạn chế; Năng suất lao động nông nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với đòi hỏi của một nước mới nổi với thu nhập trung bình; Phat triên doanh nghiêp khơi nghiêp trong linh vưc KH&CN nông nghiệp trong nhưng năm qua con găp nhiêu kho khăn; Công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp - dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư và đổi mới công nghệ; Thiếu hạ tầng kết nối, hạ tầng thông tin trong nông nghiệp nông thôn; Khó tiếp cận vốn cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Những nguyên nhân gây cản trở ứng dụng CNC vào nông nghiệp
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã chỉ ra những nguyên nhân gây cản trở việc ứng dụng CNC vào nông nghiệp, đó là: Kinh tế hộ với ruộng đất manh mún đã gây lực cản cho việc ứng dụng CNC (cơ giới hóa, tự động hóa) trên quy mô lớn, vì vậy hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC chưa đồng bộ; Chưa có nhiều CNC trong nông nghiệp có thể áp dụng có hiệu quả cao tại Việt Nam.
Bên canh đó, trong tổ chức sản xuất, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp vào mối liên kết giữa nghiên cứu KH&CN và chuyển giao, ứng dụng. Liên kết giữa 3 nhà khoa học - Doanh nghiệp - Nông dân còn yếu và thiếu bền vững, số lượng doanh nghiệp trong nông nghiệp còn ít, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hộ dân sản xuất kinh doanh nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch thiếu thông tin đầy đủ về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước và xuất khẩu. Công tác nghiên cứu, dự báo cung cầu thị trường còn bất cập, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của nhiều doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp.
Công tác thông tin tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đến doanh nghiệp còn hạn chế.
"Nhận thức của một số địa phương về khu và vùng nông nghiệp ứng dụng CNC còn chưa phù hợp theo quy định tại Luật Công nghệ cao và Luật Đất đai năm 2013. Một số địa phương chạy đua trong việc xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng CNC nhưng nguồn lực có hạn, trông chờ chủ yếu vào ngân sách Trung ương. Nhiều địa phương chưa chủ động trong công tác quy hoạch, bố trí đất sạch, xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh trên cơ sở khai thác lợi thế, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển các khu đã quy hoạch" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC tại Việt Nam
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần phải phát triển nguồn nhân lực như chú trọng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, quản trị; nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề để cung ứng lực lượng lao động chất lượng cao.
Đầu tư công cho phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp bằng cách ưu tiên hỗ trợ đầu tư hạ tầng trong các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao, các cụm liên kết ngành kinh doanh nông nghiệp bằng các nguồn vốn, qua đó tăng cường các mối liên kết (hợp tác và cạnh tranh) và chuyển giao, ứng dụng công nghệ giữa doanh nghiệp và người sản xuất.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, chúng ta cần nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển thị trường khoa học công nghệ tại Việt Nam. Tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, thực thi các chính sách ưu đãi cho nhập khẩu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới. Đồng thời, tập trung đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ trong nước, trình độ thiết kế, chế tạo, ứng dụng công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp sẽ đem lại năng xuất cao.
Tạo vốn cho doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp bằng cách mở rộng các loại tài sản để các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thế chấp vay vốn, điều chỉnh cơ chế định giá để sát với giá thực tế đối với các tài sản hình thành trên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC và các tài sản là sáng chế khoa học công nghệ đã được công nhận.
"Ngoài các giải pháp trên, chúng ta phải đổi mới quản lý nhà nước. Chúng ta tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai các dịch vụ hành chính công tại các cơ quan hành chính. Đẩy mạnh phát triển mô hình Chính phủ điện tử gắn với công tác cải cách hành chính; nâng cao tính hiệu quả, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần phải phát triển các mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và chính sách, các chuẩn mực, tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ về thành lập và vận hành hệ thống vườn ươm, các cơ chế chính sách tài trợ vốn và các ưu đãi khuyến khích tài chính và tạo cơ chế huy động vốn cho thành lập và hoạt động của vườn ươm.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
FLC gia nhập ngành nông nghiệp bằng chuỗi dự án "khủng" Tập đoàn FLC xác định nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một trong những lĩnh vực đầu tư trọng điểm và được đẩy mạnh thời gian tới, trong đó việc lựa chọn hợp tác về công nghệ với những quốc gia hàng đầu thế giới về NNCNC như Nhật Bản, Israel, Hà Lan... sẽ được đặc biệt ưu tiên. Đón đầu xu...