Mời Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo Vùng kinh tế Đông Nam bộ
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Đông Nam bộ 2017, đồng chí Cao Đức Phát, Phó trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương đề xuất giao TP.HCM làm Chủ tịch (vĩnh viễn) Hội đồng Vùng. Đặc biệt, phải mời Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban chỉ đạo vùng.
Chiều 26.9, tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Đông Nam bộ (ĐNB) với chủ đề “Tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trên cơ sở liên kết vùng”.
Ông Cao Đức Phát phát biểu khai mạc tại Diễn đàn (Ảnh: Hồ Văn)
Cũng theo ông Phát, hơn lúc nào hết, bây giờ là lúc cần huy động mọi nỗ lực để kinh tế Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thực hiện việc tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiệu quả bền vững hơn, tầm vóc hơn. Vì thế, cần xác lập và đặt ra các cơ chế để TP.HCM đóng vai trò hạt nhân trong việc phát triển nội vùng cũng như liên vùng, giao TP.HCM làm Chủ tịch (vĩnh viễn) Hội đồng Vùng, thành lập cơ quan tham mưu thường trực cho Hội đồng vùng (mời các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành các lĩnh vực).
Các đại biểu dự Diễn đàn kinh tế Đông Nam bộ (Ảnh: Hồ Văn)
Video đang HOT
Còn theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, vùng Đông Nam bộ có nhiều ưu thế hơn các vùng khác, có đầu tàu mạnh nhất cả nước là TP.HCM, có động cơ mạnh là các DN lớn đóng tại TP.HCM.
TS.Vũ Tiến Lộc phát biểu tại Diễn đàn (Ảnh: Hồ Văn)
“TP.HCM là con sếu đầu đàn, các tỉnh Đông Nam bộ là thành viên trong đàn sếu cùng bay ra biển lớn. TP.HCM không chỉ là đầu tàu của khu vực phía Nam mà còn hướng đến đầu tàu của khu vực ASEAN, đây là sứ mệnh của TP.HCM”, ông Lộc nói.
Cũng theo ông Lộc, cần thành lập Hội đồng Vùng, chọn TP.HCM là hạt nhân, Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban chỉ đạo. Phải tầm cỡ đó mới phát huy được thế mạnh của vùng.
Tuy nhiên, theo PGS.TS.Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam), TP.HCM là đầu tàu của khu vực nhưng cần xem lại sự phân bổ nguồn lực, bởi việc phân bổ nguồn lực hiện còn dàn đều, đầu tàu cũng như toa tàu. “Theo tôi thấy cơ chế và thể chế hình như đang trói buộc vùng này, cần tìm ra cơ chế đặc thù cho vùng, nhất là cho đầu tàu TP.HCM”, ông Thiên cho biết.
PGS.TS Trần Đình Thiên phát biểu tại Diễn đàn (Ảnh: Hồ Văn)
Cũng theo ông Thiên, hiện nay cấu trúc địa lý vùng rất lộn xộn, chồng chéo, giao thoa. Ngay như hôm nay nói là vùng Đông Nam bộ nhưng có cả Long An; hay như vùng trọng điểm phía Nam có thêm Tiền Giang, Long An; còn có cả Vùng TP.HCM với tám tỉnh, thành… mà vùng nào, khu vực nào trong đó đều thấy giao cho TP.HCM làm đầu tàu, làm Chủ tịch Hội đồng vùng.
Vùng kinh tế Đông Nam bộ đang là trung tâm hội nhập quốc tế lớn nhất cả nước, trong đó TP.HCM là đầu tàu sẽ kéo theo cả vùng phát triển. Nhưng theo ông Thiên, đầu tàu mà phải đang giải cứu vì ách tắc: ách tắc giao thông tại sân bay Tân Sơn Nhất, ách tắc tại các cảng biển (trong đó cảng Thị Vải chưa phát huy hết tiềm năng vì tính liên kết vùng không cao), ách tắc giao thông vì lượng người nhập cư đổ về nhiều, ách tắc khi các vành đai (vành đai 1, 2 và 3) chưa cái nào làm xong thì liên kết hạ tầng trong vùng chưa có… “TP.HCM là hạt nhân mà ách tắc đủ thứ thì cả vùng Đông Nam bộ cũng khó mà liên kết với hạt nhân”, ông Thiên đánh giá.
TS Thiên cũng đề xuất, cần chỉ ra khái niệm vùng, liên kết vùng cho rõ ràng. Chứ như hiện tại thì chưa rõ chức năng vì cấu trúc vùng rất lộn xộn, như đầu tàu, hạt nhân phải khác, và quy hoạch vùng phải có tính liên kết, vùng bổ sung cho tỉnh hay tỉnh là một bộ phận của vùng, tầm nhìn, cơ cấu của từng tỉnh, của vùng phải thay đổi, cũng như cần tìm ra thể chế phù hợp để điều hành vùng…
Theo Danviet
APEC sẽ tập trung bàn về toàn cầu hóa
Sự kiện tại Việt Nam cuối năm nay diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng trên toàn cầu, đặc biệt là ở nhiều nước lớn.
Ảnh minh họa.
Tại buổi họp báo chiều 21/6, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra tháng 11 năm nay tại Việt Nam sẽ rất khác so với các năm trước. Vì nó diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng trên toàn cầu, thể hiện qua các sự kiện như Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu và kế hoạch "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump.
Ông nhận xét quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách "ngập ngừng", do nhiều nước thay đổi quan điểm về việc này. Họ cho rằng nó đang tạo ra sự bất bình đẳng, gây bất lợi cho việc làm và thu nhập của người dân.
Tuy nhiên, ông Lộc đánh giá hội nhập vẫn là xu hướng hiện nay và đang dần thay đổi. Vì vậy, các lãnh đạo APEC sẽ bàn bạc về toàn cầu hóa bao trùm - các bên đều có lợi, toàn cầu hóa mới - tập trung vào dịch vụ thay vì chỉ sản xuất và toàn cầu hóa mềm - trên tinh thần tự nguyện.
Lãnh đạo VCCI cho rằng "Việt Nam là điển hình thành công của toàn cầu hóa". Việt Nam có quan điểm ủng hộ hội nhập, nền kinh tế có độ mở cao, tăng trưởng tốt và sở hữu rất nhiều hiệp định thương mại tự do.
Dù vậy, thách thức với Việt Nam hiện tại là tình trạng "một nền kinh tế, hai tốc độ", khi khu vực FDI không kết nối được với doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, giá trị gia tăng của nền kinh tế cũng không lớn, khi tại rất nhiều ngành hàng, "để tạo ra 10 đồng xuất khẩu, Việt Nam phải nhập khẩu đến 9 đồng". Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không tham gia được vào nền kinh tế toàn cầu. Ông cho rằng đó là mặt trái của toàn cầu hóa.
Vì vậy, ông Lộc kỳ vọng APEC sẽ giúp Việt Nam tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn, tăng trưởng tốt hơn. Hiện các nước APEC chiếm khoảng 70% quan hệ kinh tế đối ngoại với Việt Nam. Trong Tuần lễ cấp cao APEC cuối năm nay, nhiều sự kiện kết nối sẽ được tổ chức, với sự góp mặt của 800-1.000 doanh nghiệp, cả Việt Nam và thế giới.
Cũng tại buổi họp báo, ông Hoàng Văn Dũng - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) năm nay đã thông báo kết quả kỳ họp lần 2 của ABAC tại Hàn Quốc. Theo đó, các đại biểu tham gia đã đồng ý thúc đẩy thương mại tự do, tăng cường kết nối trong khu vực, phát triển bao trùm, hỗ trợ doanh nghiệp vừa - nhỏ - siêu nhỏ và phát triển bền vững, an ninh lương thực và an ninh năng lượng.
(Theo VnExpress)
Chuyện chưa biết về ngày có... 2 Trưởng ban Phòng chống bão Phát biểu chỉ đạo công tác khắc phục bão số 1 tại Nam Định ngày 31.7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, Bộ NNPTNT trong thời điểm chuyển giao nhiệm vụ. Ít ai biết được, trước đó, có một ngày đặc...