Mỗi tháng, vợ trả lại tôi 15 triệu chứ nhất định không chịu giữ tiền cho chồng, tôi rất khó hiểu và cũng muốn “bẻ gãy” cá tính ngang tàng này của cô ấy
Vợ tôi còn khó tính và nghiêm khắc với các em hơn cả bố mẹ cô ấy. Chính vì thế mà khi cô ấy biết tôi cho các em tiền, cô ấy đã gọi cả hai đứa đến nhà để mắng một trận.
Dốc hết trái tim – Tổng đài “lắng nghe và giải đáp” tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm sự về tình yêu – hôn nhân, mà còn có thể nói về những ước mơ, hoài bão; bày tỏ quan điểm, thắc mắc muôn mặt về đời sống; thậm chí kể câu chuyện đời mình… Với hình thức chia sẻ hai chiều, bạn gửi tâm sự về cho Tổng đài – Tổng đài gửi lại bạn hình ảnh minh họa tâm sự đó, hy vọng rằng đây sẽ là nơi gửi gắm tin tưởng của chị em. Ngay bây giờ, hãy dốc hết trái tim qua hòm mail: tongdaitraitim@gmail.com
Chào Hướng Dương và mọi người!
Vợ chồng tôi cưới nhau đến nay là 3 năm, vợ tôi đang mang thai con đầu lòng được 5 tháng. Tôi rất yêu vợ nên cũng thật lòng muốn đối xử tốt với người nhà cô ấy. Gia đình cô ấy thì bố mẹ vẫn đi làm, có 2 đứa em một trai một gái, em trai đang học năm hai đại học, em gái thì học cấp 3.
Hai đứa em của cô ấy sống hướng ngoại, kết giao nhiều bạn bè và vì thế mà chi tiêu rất tốn kém. Dù được bố mẹ gửi chi phí sinh hoạt hàng tháng nhưng em trai vợ vẫn thường xuyên hỏi xin tôi tiền. Lần nào tôi cũng rút cho 500 ngàn đến 1 triệu. Em gái vợ cũng vậy. Các em không dám xin vợ tôi vì cô ấy rất rắn, tự lập từ sớm, kiếm tiền khi vừa vào đại học nên vợ tôi không hề nuông chiều các em. Cô ấy còn khó tính và nghiêm khắc hơn cả bố mẹ vợ.
Lương của tôi thì 20 triệu mỗi tháng, vợ tôi chỉ cầm 5 triệu sinh hoạt phí của tôi, còn lại cô ấy để tôi giữ vì vợ tôi có 2 cửa hàng làm ăn tốt, cô ấy không thiếu tiền. Cô ấy bảo tôi giữ tiền mà chi tiêu, cũng tự tiết kiệm lấy. Đến khi có con thì chúng tôi sẽ bỏ ra mỗi người một nửa nuôi con.
Tôi thì không biết tiết kiệm nên nhiều khi đưa vợ cả 20 triệu thế nhưng cô ấy nhất quyết trả lại 15 triệu mặc tôi tự quản lý. Thế nên em vợ hỏi là lúc nào tôi cũng sẵn trong ví, rút ra đưa cho. Lần nào cho xong, các em cũng dặn tôi đừng nói với chị gái.
Video đang HOT
Gần đây vợ tôi biết chuyện nên đã gọi cả 2 đứa em đến và mắng rất ghê gớm. Tôi hiểu tính vợ, cô ấy chỉ muốn các em hiểu giá trị đồng tiền và muốn tiêu thì tự kiếm. Nhưng vì vợ mắng em trước mặt tôi nên tôi rất ngại ngùng. Sau đó các em cũng cho rằng tôi nói với vợ nên giận dỗi tôi.
Tôi nên phân trần với các em như thế nào đây? Và nên làm gì để “bẻ gãy” tính ngang tàng này của vợ? Tôi muốn cô ấy đừng quá khắt khe với các em, cũng giúp tôi quản lý tài chính. Mong nhận được lời khuyên từ chị. (nguyentheth…@gmail.com)
Chào bạn,
Đọc thư bạn mà Hướng Dương có thể cảm nhận được tình cảm chân thành tha thiết của bạn dành cho vợ và gia đình vợ. Đồng thời Hướng Dương cũng nhận thấy vợ bạn là một phụ nữ rất hiện đại, có tư tưởng độc lập, không gây áp lực hay đặt nặng vấn đề kinh tế lên đôi vai người chồng. Bản thân cô ấy thành đạt, tự chủ trương được cuộc sống, cũng chính vì thế mà cô ấy không muốn hoặc không thích quản lý ví của chồng.
Nếu bạn muốn vợ mở lòng và giúp bạn quản lý tài chính thì bạn phải nói cho vợ biết điều đó. Có thể tâm sự với nhau trước giờ đi ngủ hoặc bàn bạc vào khoảng thời gian rảnh của hai vợ chồng. Còn nếu cô ấy vẫn không muốn làm điều đó thì bạn có thể tự học cách quản lý tài chính. Bạn có thể gửi ngân hàng theo phương án tích lũy hàng tháng, tức là mỗi tháng sẽ gửi cố định một số tiền vào tài khoản trong một thời gian dài.
Cũng hãy góp ý cho vợ về cách đối xử với các em. Đừng mắng các em trước mặt bạn và cũng đừng ám chỉ nguyên nhân bởi vì bạn, điều đó sẽ khiến tình cảm giữa bạn và nhà vợ bị sứt mẻ. Bên cạnh đó, các em cũng đã lớn, đang ở độ tuổi chập chững bước vào đời, giờ là lúc để hướng dẫn và chỉ dạy các em về giá trị đồng tiền, không nên quá thả lỏng nhưng cũng không nên quản lý thái quá sẽ dẫn đến phản ứng ngược. Với tư cách là anh rể, bạn hoàn toàn có thể nói chuyện, chia sẻ những hiểu biết của bạn về vấn đề này với các em.
Chúc vợ chồng bạn luôn hạnh phúc và vui vẻ!
Hướng Dương.
Chị Hướng Dương
Nghỉ ở nhà với đầy áp lực
Người biết thương thân thì không gian, thời gian nào cũng có cái để vui. Còn người mang vạn thứ tròng vào đời mình thì chẳng biết cách vui thế nào.
Mạng xã hội tuần nay tràn ngập những câu chuyện "cách ly" xã hội, giãn cách xã hội. Những trang nhật ký có bi có hài được các "công dân Facebook" dựng lên khắp chốn.
Đâu đó vẳng tiếng than vãn của đàn bà: "Thực sự chán, quá mệt mỏi, ôi thời gian đâu nữa mà dành cho mình khi quay cuồng nhà cửa, con cái, cơm nước thế này...". Đã có quá nhiều trọng trách cho đàn bà trong những ngày nghỉ đặc biệt này, khiến họ đôi khi phải buông tiếng thở dài. Nhưng làm sao có thể giữ chúng ta vui, khi hàng vạn điều lo lắng đang chực chờ đổ vào ta. Công việc trì trệ, lương thưởng bị cắt. Tiền mặt bằng, tiền lương nhân viên, doanh số...
Hỏi N. - người bạn gái của tôi vừa trở về từ khi cách ly, rằng bạn đã làm gì với những ngày ở đó. "Mình tận hưởng cuộc sống theo cách của mình", đó là câu trả lời của người vừa không may trở thành công dân F (theo cách nói đùa của cư dân mạng, chỉ các cấp độ tiếp cận với người nhiễm bệnh).
Ở khu cách ly, mọi thứ dù có thế nào cũng không như ở nhà, nhờ thế mà N. lại được dịp "sống chậm" như những gì mọi người hay kháo nhao. Sống hoàn toàn cho mình, dành thời gian tất cả cho mình. Nói thì nghe hoành tráng, nhưng nhờ những ngày rời xa công việc và cả gia đình, N. mới có dịp nhìn lại chính mình, viết xong một kế hoạch cho phòng bán hàng của bạn để có thể chạy doanh số sau khi cuộc sống tạm ổn trở lại.
N. được bạn cùng phòng cách ly dạy chơi cờ tướng, món mà ngày xưa bạn thích nhưng đầu óc lúc nào cũng bấn loạn với đủ thứ việc của đàn bà, không sao mà có thể học được.
Nhờ những ngày cách ly mà nhiều người được sống chậm
Nghỉ làm, cả nhà ở nhà với nhau, với nhiều người là khoảng thời gian bù đầu tăm tối với việc làm online, việc nhà, việc học của con. Có chị, dù đang nghỉ tránh dịch vẫn cứ răm rắp tuân theo một kịch bản những nùi việc nhà, việc kiếm tiền đã dựng sẵn. Và căn theo đó mà hành hạ bản thân.
Đàn bà, nghĩ tới nghĩ lui sao vẫn thấy có gì đó khổ sở. Người biết thương thân thì không gian, thời gian nào cũng có cái để vui. Còn người mang vạn thứ tròng vào đời mình thì chẳng biết cách vui thế nào.
Có chị cứ đúng 5 giờ rưỡi sáng là lôi cả nhà dậy sớm, miệng thì phải la lên: "Phải dậy đúng giờ, còn học hành, cơm nước cho đúng bữa", rồi nhìn đứa ngồi ngủ gật, nhìn chồng đi tới đi lui mà than trời than đất, than mình khổ, than cả nhà không thương mình.
Nhưng, người không thương mình nhất có khi chính là chị.
Làm sao hạ bớt gánh lo âu, để tin rằng ngày mai chắc chắn sẽ là một ngày mới, mọi thứ sẽ tươi đẹp hơn. Nhân cơ hội này, ta viết lại cho mình định nghĩa cuộc sống. Để bớt cầu toàn, để bớt bắt mọi thứ phải theo ý mình, để bớt ám ảnh những bữa ăn cho gia đình.
Đừng hỏi khi nào hết dịch. Chẳng phải cả thế giới đang căng mình ra hết cỡ để chống dịch hay sao. Hãy thả lỏng, đơn giản mọi thứ và tận hưởng những ngày giãn cách xã hội như đang ở trong một kỳ nghỉ thảnh thơi. Ngày mai sẽ là một ngày khác.
Ái Nhân
Đừng chạy theo thời gian của người khác, hãy sống ở múi giờ của chính mình New York sớm hơn California 3 giờ, nhưng điều đó cũng không làm cho cuộc sống ở California bị chậm đi. Có người 22 tuổi tốt nghiệp, nhưng phải 5 năm sau mới tìm được một công việc tốt. Có người 25 tuổi đã trở thành CEO, nhưng lại ra đi ở tuổi 50. Có người đến 50 tuổi mới giữ chức vụ...