Mỗi tháng tiêu gần 22 triệu, bức ảnh chụp màn hình phơi bày cái khó của biết bao cô gái
Nhà 4 người, mỗi tháng tiêu hết gần 22 triệu là quá khéo rồi!
Với những bạn trẻ chưa lập gia đình, quản lý tài chính có thể chỉ đơn giản là câu chuyện bớt mua sắm linh tinh đi một chút, để có tiề.n dự phòng, để tiết kiệm cho những mục tiêu trong tương lai gần như đi học lên cao, mua xe máy, đổi điện thoại,…
Nhưng với những người đã kết hôn và đang nuôi con mà nói, quản lý tài chính lại là câu chuyện phức tạp hơn nhiều.
Chồng “khoán” cho 15 triệu mỗi tháng, tiêu hết gần 22 triệu nên bị nói là tiêu hoang
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, tâm sự của một bà mẹ 2 con khiến đã nhận được sự đồng cảm của không ít người, đặc biệt là những người phụ nữ đã lập gia đình.
Chuyện có thể tóm tắt ngắn gọn như sau: Mỗi tháng, chồng chị đưa cho chị 15 triệu để chi tiêu. Gia đình 2 người lớn và 2 con đang tuổ.i ăn học, nên tổng chi 1 tháng hết gần 22 triệu và bởi thế, chồng nghĩ chị là người… tiêu hoang, còn gọi chị là “cái máy tiêu tiền”.
Nguyên văn chia sẻ của chị vợ
Chi tiêu của gia đình chị trong 1 tháng
Các khoản chi của gia đình có thể tóm tắt như sau:
- Tiề.n học và tiề.n sữa của 2 con: 8,6 triệu đồng
- Tiề.n ăn của cả nhà: 7 triệu đồng
- Tiề.n điện, nước, mạng, xăng xe, điện thoại: 3 triệu đồng
- Tiề.n mua sắm đồ dùng gia đình (nước giặt, sữa tắm, gia vị, giấy vệ sinh,…): 1 triệu đồng
- Tiề.n phát sinh, hiếu hỷ: 2 triệu đồng
Video đang HOT
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người cảm thông với nỗi niềm hiện tại của chị vợ này, khi không được chồng tin tưởng và tôn trọng trong vấn đề quản lý chi tiêu. Phần lớn mọi người đều đồng tình rằng nhà 4 người, tiêu hết chừng đó tiề.n mỗi tháng cũng đã là khéo vun vén lắm rồi, không có gì quá hoang phí hay phải cắt giảm thêm nữa.
Và nếu để ý, không khó để nhận ra trong bảng liệt kê chi tiêu phía trên, không có khoản chi nào là dành riêng cho việc chăm sóc, làm đẹp bản thân của người vợ.
Nhiều người khen chị vợ đang chi tiêu quá khéo, quá tiết kiệm luôn rồi
Quản lý chi tiêu thế nào để vợ chồng không bất đồng quan điểm?
Trong câu chuyện của chị vợ phía trên, cảm giác tủi thân, ấm ức của chị đến từ việc chồng không tin tưởng, tôn trọng mình trong việc chi tiêu; chứ không hẳn là câu chuyện về việc phải cắt giảm chi tiêu thế nào cho phù hợp.
Có lẽ, đây cũng là nỗi lòng của không ít người làm vợ. Vậy phải làm sao để vợ chồng không còn bất đồng, không còn hoài nghi lẫn nhau để rồi sinh ra ấm ức, trong việc quản lý chi tiêu?
1 – Ghi chép lại hết các khoản chi, cuối tháng, cùng nhau xem lại
Người quản lý tài chính trong gia đình chỉ là người nắm giữ và cân đối dòng tiề.n, hoàn toàn không phải là người có thể tự đưa ra mọi quyết định chi tiêu từ lớn đến nhỏ, mà bỏ qua việc bàn luận với đối phương.
Tiề.n là của chung, dù ai giữ thì nó vẫn là của chung, nên chi cho việc gì, đối phương – người không giữ tiề.n, cũng có quyền được biết.
Ảnh minh họa
Đương nhiên, việc rõ ràng trong chi tiêu gia đình cũng không cần khắc nghiệt đến mức mua chai mắm, hũ muối cũng phải thông báo với nửa kia, nhưng chí ít, cuối mỗi tháng, cũng nên cùng ngồi xuống, hạch toán xem tháng này, mình ăn uống, mua sắm, vui chơi,… hết bao nhiêu. Như vậy, người không “nắm tiền” sẽ không có cảm giác hoang mang, chẳng hiểu vợ tiêu cái gì mà tiề.n mình đưa không đủ; còn người “nắm tiền” cũng đường đường chính chính, chẳng sợ bị nghi ngờ, hay bị nói là tiêu hoang.
Chưa kể, việc ghi chép lại các khoản chi và cùng nhau xem xét lại vào cuối tháng cũng là cách thiết thực để cân đối, kiểm soát chi tiêu.
2 – Cùng nhau thử gánh vác trách nhiệm quản lý tài chính
“Tay hòm chìa khóa” không nên là trách nhiệm của riêng người vợ, hay người chồng, vì suy cho cùng, đây là trách nhiệm với gia đình nhỏ của mình. Thế nên, nếu bản thân mỗi người không tự tin với việc quản lý chi tiêu cho cả nhà, chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết khúc mắc này bằng 1 cách rất đơn giản: Mỗi người chịu trách nhiệm quản lý chi tiêu cho 1 vài nhu cầu thiết yếu.
Ví dụ như tiề.n ăn của con, và tiề.n ăn của cả nhà sẽ là vợ quản lý; tiề.n học của con, tiề.n phí dịch vụ (điện, nước, internet,…) sẽ do chồng chi. Còn các khoản chi tiêu chung khác như vui chơi, giải trí, phát sinh hiếu hỷ thì chia đôi.
Cái gì khó quá thì mình làm cùng nhau, đơn giản vậy thôi mà!
Khoe bạn trai có nhà 100m2, lương tháng 50 triệu nhưng gặp phản ứng ngược, cô gái khiến hàng ngàn người tức giận
Không ai có thể đồng tình và thông cảm cho sự băn khoăn của cô gái trong câu chuyện này.
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, tâm sự của một cô gái sắp kết hôn khiến nhiều người phải thở dài: "Đúng là lòng tham vô đáy".
Thấy việc biếu mẹ chồng 7 triệu/tháng là quá nhiều
Theo lời cô bạn gái này kể, bạn trai của cô đã tự mua được nhà 100m2, thu nhập hàng tháng ở mức 50 triệu đồng. Vì không có tên trong sổ đỏ căn nhà này nên cô tính sẽ không cùng chồng tương lai trả nợ, đồng thời, cô cũng cho rằng việc bạn trai biếu mẹ 7 triệu mỗi tháng là quá nhiều, không hợp lý.
"Khoản 500 triệu em tính để bạn tự trả 100% sau khi cưới, vì trước đó em không đứng tên nhà cùng" - Cô chia sẻ
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người tỏ ra rất không đồng tình với cách tư duy cũng như quan điểm của cô bạn gái này. Họ cho rằng với mức lương 50 triệu của người bạn trai, việc anh biếu mẹ 7 triệu/tháng là rất bình thường, không hề quá cao để gọi là gánh nặng.
"Ba mẹ người ta nuôi người ta nên người, không tính hiếu thảo lễ nghĩa thì cũng tính công cán chứ, cái hồi nuôi cực không ai thấy, tới lúc già hưởng thụ chút lại bị soi mói"
Chưa cưới đã bất đồng chuyện tiề.n bạc, tài chính, phải làm sao?
Kết hôn khi chưa mua được nhà là nỗi lo lắng có phần dễ hiểu, nhưng có nhà rồi, câu chuyện cũng chưa hết nan giải, giống như tâm sự của cô bạn gái phía trên. Bạn trai đã mua được nhà, còn nợ 500 triệu, cả nợ lẫn tài sản này đều là tài sản riêng trước hôn nhân. Vậy khi kết hôn rồi, khoản nợ và căn nhà ấy "tính" sao cho hợp lý?
Hay nói rộng hơn chính là cần làm rõ những gì để cả 2 không còn bất đồng quan điểm trong việc quản lý tài chính gia đình?
1 - Thành thật về mức thu nhập, các khoản nợ và tài sản cá nhân
Tiề.n bạc phân minh, ái tình dứt khoát chỉ là chuyện khả thi khi chúng ta chưa về chung một nhà. Không ai muốn lấy chồng, lấy vợ xong lại phải gánh thêm cả những khoản nợ mà bản thân mình chẳng phải người đi vay.
Lúc ấy, bỏ thì thương, vương thì tội. Tựu chung là cả hai chẳng ai vui vẻ, hạnh phúc được.
Bởi thế, thành thật với nhau về mức thu nhập, các khoản nợ và tài sản riêng trước hôn nhân, không chỉ thể hiện sự tôn trọng dành cho đối phương, mà còn hạn chế nhiều cuộc xung đột không đáng có trong hôn nhân.
2 - Làm rõ trách nhiệm tài chính của từng người trong hôn nhân
Sau khi thành thật với nhau về mức thu nhập hiện tại cũng như các khoản nợ/tài sản riêng, có 4 câu hỏi mà các cặp đôi nên ngồi xuống, cùng nhau trả lời trước khi bàn chuyện làm đám cưới.
Ảnh minh họa
- Ai là người quản lý tài chính trong gia đình?
- Tỷ lệ đóng góp của mỗi người cho các khoản chi phục vụ đời sống, khoản tích lũy, khoản tiết kiệm phục vụ các mục tiêu lớn (sinh con, mua nhà, mua xe,...)?
- Mỗi người sẽ dành bao nhiêu % thu nhập để phục vụ sở thích cá nhân của mình?
- Mỗi tháng, cả hai sẽ trích bao nhiêu % thu nhập để biếu bố mẹ hai bên? Số tiề.n biếu bên nội và bên ngoại sẽ bằng nhau, hay có sự chênh lệch tùy theo hoàn cảnh?
Không làm rõ 4 vấn đề này từ ban đầu, đời sống hôn nhân rất có thể sẽ rơi vào tình trạng bất đồng như cơm bữa.
3 - Cùng nhau "thử" gánh vác trách nhiệm tài chính trước khi cưới
Bàn bạc, thống nhất là bước đầu. Sau đó, cả hai có cùng nhau thực hiện được đúng như những gì đã đề ra hay không lại là chuyện khác. Để giảm thiểu sai số trước khi "ván đã đóng thuyền", tốt nhất là nên cho nhau thời gian thử nghiệm trọng trách đóng góp, gánh vác tài chính.
Có thử mới biết kế hoạch đề ra, vai trò của từng người trong việc đóng góp, quản lý tài chính đã phù hợp hay chưa. Rồi từ đó, mới tìm được hướng xử lý, giải quyết.
4 - Thành thật về các thói quen chi tiêu chưa tốt của bản thân
Không có gì khó hơn việc thừa nhận "tôi đã sai", đặc biệt là với những người có cái tôi quá cao. Tuy nhiên, hãy nghĩ đơn giản rằng, chúng ta không có ai là hoàn hảo. Người giỏi kiếm ít tiề.n rất có thể cũng sẽ là người tiêu tiề.n như nước. Người giỏi tiết kiệm có thể sẽ có lúc hơi "khắc nghiệt" với bản thân khi nghĩ tới chuyện hưởng thụ cuộc sống.
Tất cả những điều đó đều rất bình thường. Vấn đề quan trọng chỉ là bạn có nhận ra cái chưa đúng của bản thân, để điều chỉnh cho phù hợp với cuộc sống gia đình hay không mà thôi.
Đi làm đến 8h tối, đầu tư chứng khoán và không mua đồ trên 2 triệu: Cách GenZ mua ô tô khi vừa ra trường Cách quản lý tài chính để mua được ô tô của những cô bạn này rất đáng nể. Vừa ra trường đã mua được ô tô Anh Đào (sinh năm 2000, làm trong lĩnh vực tài chính) đã mua ô tô Honda giá 680 triệu đồng vào tháng 4/2022. Thời điểm này, thuế trước bạ đối với ô tô giảm 50% và cô...