Mỗi tháng đưa cho vợ cả trăm triệu nhưng khi cần thì lại nhận câu trả lời ráo hoảnh “làm gì còn đồng nào”
Tôi không mong đợi sự phụ thuộc hay sự biết ơn từ vợ vì tôi luôn nghĩ rằng mình lăn lộn làm ăn là vì vợ con thôi mà.
Nhiều khi ngẫm nghĩ thấy con người đúng là hay tiêu chuẩn kép, nhưng cứ hễ động vào là kiểu gì cũng bị nói này nói kia. Chuyện của tôi kể ra đây không phải để ch.ê ba.i gì phụ nữ mà chỉ để “kể khổ” với những người chẳng quen biết gì, vì quả thật chuyện ra đến mức này, tôi không biết rằng rốt cuộc thì tôi đã sai ở đâu.
Tôi lấy vợ gần 20 năm rồi, những lúc khó khăn nhất tôi cũng chưa từng để vợ phải chân lấm tay bùn, đến khi có của nả thì tôi chưa từng có ý niệm sẽ hưởng bất kỳ thứ gì 1 mình. Với tôi vợ con là gia đình, là lý do duy nhất để tôi không ngừng phấn đấu. Tôi đói rách thì được nhưng vợ con thì cơm vẫn phải đủ ăn, áo vẫn phải đủ mặc.
Gần 20 năm qua tôi sống với mục đích đó, chưa từng làm gì có lỗi với vợ con, chưa từng ngoạ.i tìn.h, chưa từng động tay động chân với vợ, chưa từng giấu giếm đồng nọ đồng kia… Mỗi tháng, tôi kiếm được khoảng 150 triệu đồng, tôi chẳng nhận tôi là đại gia gì, so với những người thành công khác tôi chỉ là con tép riu, thế nhưng tôi có thể vỗ ngực nhận rằng mình có thể nuôi được vợ con, không để cho họ thiếu thốn thứ gì.
Nói về kinh tế trong nhà thì như mọi nhà khác, vợ tôi là tay hòm chìa khóa. Hàng tháng tôi chỉ giữ khoảng 20 triệu đồng để sử dụng vào những việc tiêu pha hàng ngày, còn lại tất cả đều đưa cho vợ. Tôi nghĩ rằng việc này giúp đảm bảo ngân sách cho cuộc sống hàng ngày và cũng là sự tin tưởng vào khả năng quản lý tài chính của vợ tôi. Vả lại như tôi đã nói, tôi kiế.m tiề.n vì gia đình mình, không đưa tiề.n cho vợ thì để làm gì?
Video đang HOT
Vợ tôi không đi làm. Cô ấy ở nhà cũng hơn chục năm nay rồi. Việc nhà thì cũng không mất nhiều thời gian vì có sự giúp sức của người giúp việc. Ngày trước con cái còn nhỏ, vợ tôi khá bận rộn nên tôi đã thuê giúp việc từ thời đó để hỗ trợ vợ, giờ con cái lớn hết rồi nhà tôi vẫn luôn có 1 người giúp việc.
Đợt này tôi muốn đầu tư vào 1 lô đất dự án, chi phí đương nhiên không hề nhỏ nên tôi đã tính đến việc ngồi bàn bạc với vợ. Nhưng vừa đề cập đến vấn đề này, vợ tôi thản nhiên trả lời rằng cả nhà cả cửa làm gì có đồng nào.
Tôi ngỡ ngàng. Tôi nghĩ rằng với số tiề.n hàng tháng mình đưa cho vợ thì dù cô ấy có tiêu pha thoải mái đi chăng nữa cũng sẽ để ra 1 chút. Gần 20 năm trời gần như đều đều tôi đều đưa cho vợ từ 150 triệu đến 170 triệu, vậy mà giờ cô ấy nói không có đồng nào là sao?
Nói thật, làm gì có thằng đàn ông nào chịu nổi cú đả kích này, tôi và vợ đương nhiên nảy ra tranh cãi rất lớn, cô ấy nói rằng tháng nào cũng chi tiêu hết sạch tiề.n thì đâu phải lỗi của cô ấy, do cả nhà tiêu hoang thôi.
Trong cơn hoang mang tôi bắt đầu phải tỉnh táo và nhận định lại mọi chuyện. Tôi điều tra kĩ càng và phát hiện ra rằng, vợ tôi hiện tại sở hữu đến 3 bất động sản lớn, tất cả đều đứng tên mẹ vợ.
Mẹ vợ tôi là một người phụ nữ tu tập, ăn chay. Từ lâu rồi bà thậm chí còn rất ít ở nhà, mới đây bà đã xuống tóc tại gia. Từ trước cả khi chúng tôi có con gái lớn, bà đã không còn chấp niệm gì với tham sân si rồi. Đương nhiên bà không hề có ý định đầu tư để làm giàu, làm sao có thể có khả năng mua lên đến 3 bất động sản?
Tôi có ngồi nói chuyện với vợ thẳng thắn về việc này, vợ tôi thản nhiên nói rằng phụ nữ nào cũng thế cả. Đàn ông mà có quỹ đen thì là thằng tồi còn phụ nữ có tài sản riêng là phụ nữ thông minh.
Sự thật phơi bày khiến tôi không khỏi bối rối và thất vọng. Tài chính gia đình, theo tôi, là sự chung sức, chung lòng từ cả hai phía. Sự chia sẻ và minh bạch là nền tảng để xây dựng niềm tin và củng cố mối quan hệ. Tuy nhiên, vợ tôi không nghĩ vậy, với cô ấy những gì tôi cố gắng là lẽ đương nhiên, còn việc cô ấy sống như thế nào là quyền của cô ấy.
Tôi không mong đợi sự phụ thuộc hay sự biết ơn từ vợ vì tôi luôn nghĩ rằng mình lăn lộn làm ăn là vì vợ con thôi mà nhưng trước hiện thực này, có lẽ tôi đã sai lầm.
Thật ra với đàn ông chúng tôi đơn giản lắm, kể cả cô ấy mua cũng không sao, tôi đâu có đòi đứng tên gì đâu. Thậm chí, căn nhà hiện tại chúng tôi ở cũng chỉ đứng tên vợ, khi giao dịch mua bán, tôi đã làm thủ tục diện cho nhận để tài sản không cần đứng tên tôi. Chẳng lẽ như vậy rồi mà cũng không đủ để vợ tin tưởng vào cuộc hôn nhân của mình sao.
Tiề.n với tôi cũng không nặng nề đến vậy, mất cũng được, mất thì làm lại thôi mà. Thế nhưng những gì vợ tôi đã làm đã giế.t chế.t tình cảm mà tôi luôn trân trọng và hi sinh gần 20 năm qua…
Nợ chồng chất nhưng vợ cứ lướt tiktok là đặt hàng online
Hầu như ngày nào vợ tôi cũng có 1-2 đơn hàng gửi về nhà, hầu hết là quần áo, váy vóc, mỹ phẩm, có những cái tôi chưa thấy vợ dùng bao giờ.
Vợ chồng tôi vẫn đang nợ ngân hàng hơn 500 triệu tiề.n mua nhà, tôi đi làm chắt bóp từng đồng để trả nợ, nuôi con, nhưng vợ lại chi tiêu hơi quá đà. Lương cô ấy mỗi tháng cũng chỉ hơn 10 triệu, nhưng quá nửa số đó đã dành cho việc mua sắm online hàng tháng.
Tôi mệt mỏi với cách chi tiêu của vợ (Ảnh minh họa, nguồn: KT)
Vợ tôi có thói quen xem tiktok, rồi cứ thấy quần áo, mỹ phẩm nào hay hay cô ấy lại đặt mua ngay mà chẳng hề nghĩ xem có thực sự cần thiết hay không. Nhiều món đồ vợ tôi mua về vẫn vứt 1 góc mà chưa cả mở ra. Hầu như ngày nào tôi cũng thấy vợ có đơn hàng ship đến.
Tôi đã góp ý với vợ về việc này nhưng cô ấy nói chỉ có đàn ông vô dụng mới nói phụ nữ hoang phí. Nhưng tôi cho rằng cũng phải sống thực tế, điều kiện của mình có thế nào thì sống thế, trong khi 2 con còn đi học tốn kém, tiề.n đó đầu tư cho con cái chẳng phải tốt hơn sao? Tôi không cấm hay tiếc vợ việc mua quần áo váy vóc nhưng ở mức phù hợp không lãng phí. Vợ chồng tôi thường xuyên cãi nhau cũng chỉ vì chuyện chi tiêu tiề.n bạc trong gia đình.
Áp lực không dám sinh thêm con khi sống ở thành phố Vợ chồng tôi chưa dám sinh thêm bé thứ 2 vì chi phí sinh hoạt quá tốn kém, trong khi thu nhập 2 vợ chồng lại không cao. Sống tại Hà Nội, vợ chồng tôi thu nhập tổng cổng mỗi tháng hơn 20 triệu đồng, hiện có một b.é tra.i đầu lòng đang đi học lớp 3 nhưng vẫn chưa dám sinh thêm...