Mới: Những dịch vụ y tế kỹ thuật cao phục vụ điều trị ung thư, tim mạch được BHYT chi trả
Nhóm dịch vụ chụp cắt lớp vi tính từ 64 đến 256 dãy trở lên như: Bổ sung trường hợp chụp đánh giá giai đoạn, tái phát, di căn, đáp ứng điều trị ung thư, để chỉ định phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích, miễn dịch…
Người bệnh có chỉ định phẫu thuật tim, mạch máu lớn, người bệnh có chỉ định ghép tạng… sẽ được thanh toán BHYT.
Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Theo đó, tại Thông tư 13/2020/TT-BYT Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35/2016/TT-BYT về Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT, có hiệu lực từ ngày 10/8/2020 thêm nhiều dịch vụ kỹ thuật y tế được BHYT thanh toán.
Cụ thể: Nhóm dịch vụ Chụp cắt lớp vi tính 64-128 dãy: Bổ sung trường hợp bệnh nhân chụp mô phỏng lập kế hoạch xạ trị: u não (thân não và/hoặc tiểu não), ung thư trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung, ung thư di căn cột sống; chụp dựng hình 3D đường dẫn khí; chụp ngực trên người bệnh suy hô hấp; chụp toàn thân để đánh giá các giai đoạn của u hoặc đa chấn thương.
Nhóm dịch vụ Chụp cắt lớp vi tính từ 256 dãy trở lên: Bổ sung trường hợp chụp đánh giá giai đoạn, tái phát, di căn, đáp ứng điều trị ung thư, để chỉ định phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích, miễn dịch; Mô phỏng lập kế hoạch xạ trị: u não (thân não và/hoặc tiểu não), ung thư trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung, ung thư di căn cột sống; chụp toàn thân để đánh giá các giai đoạn của u hoặc đa chấn thương…
Cũng theo quy định mới, thêm những trường hợp sau đây bệnh nhân được BHYT thanh toán khi chụp động mạch vành: Người bệnh có chỉ định phẫu thuật tim, mạch máu lớn, tuổi trên 45 đối với nam hoặc trên 50 đối với nữ; người bệnh có chỉ định ghép tạng; các dị tật bẩm sinh, mắc phải về hệ mạch vành…
Hiệu quả bất ngờ khi kết hợp vắc-xin và thuốc miễn dịch để chống ung thư
Kết quả thu được là kích thước khối u bị giảm đi rất nhanh, đồng thời kéo dài thời gian sạch bệnh trước khi ung thư quay trở lại.
Viện Ung thư Duke (Mỹ) đã phát triển 1 loại vắc-xin nhắm vào protein HER2, nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự khởi phát của ung thư vú dương tính HER2 và cũng là nguyên nhân của 20% các trường hợp mắc ung thư vú.
Trong thử nghiệm lâm sàng, loại vắc-xin này bước đầu đã cho thấy hiệu quả của mình. Tuy nhiên, sau đó không lâu, khối u vẫn có thể kích hoạt 1 chiến thuật mới giúp nó có thể sống sót. Để khắc phục nhược điểm này, nhóm tác giả đã tạo ra phác đồ điều trị mới, với sự kết hợp của vắc-xin cùng 1 liệu pháp miễn dịch sẵn có, và thu được kết quả hết sức khả quan.
TS Zachary Hartman, đại diện nhóm nghiên cứu, phân tích: "Các tế bào T đặc hiệu với protein HER2 có trong vắc-xin đóng vai trò then chốt trong việc hình thành đáp ứng miễn dịch chống lại khối u. Qua thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy, khi vắc-xin được kết hợp với pembrolizumab, loại thuốc được sử dụng trong liệu pháp miễn dịch sẵn có, hiệu quả của chúng lại càng tăng thêm".
Trong khi đó, nếu chỉ sử dụng đơn lẻ, thuốc pembrolizumab lại không mấy hiệu quả với ung thư vú dương tính HER-2.
"Đây là một sự phối hợp rất ăn ý. Trong khi vắc-xin giúp hình thành đáp ứng miễn dịch mới để chống lại khối u, thì thuốc pembrolizumab lại làm tăng khả năng tấn công của tế bào T vào khối u. Kết quả là kích thước khối u bị giảm đi rất nhanh, đồng thời kéo dài thời gian sạch bệnh trước khi ung thư quay trở lại" - TS Zachary Hartman nhấn mạnh.
Sẽ cần nhiều thời gian để có thể đưa phác đồ sử dụng bộ đôi vắc-xin và thuốc miễn dịch này vào thực tế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã mở ra một cách tiếp cận đầy hứa hẹn trong điều trị ung thư.
Đừng để mất "thời gian vàng" điều trị ung thư vì những quan niệm sai lầm Ung thư là do "nghiệp quật", ung thư đụng dao kéo là chết, ung thư không chữa được mà chỉ kéo dài sự sống, ăn chay để tiêu diệt tế bào ung thư... Tất cả những định kiến sai lầm ấy của cộng đồng đã khiến người bệnh mất đi cơ hội chữa trị. PGS-TS. Lê Văn Quảng, GĐ BV K cho biết,...