Mối nguy từ thị trường Mỹ và màn “ngửa bài” bất ngờ của “ông trùm” ngành tôm Việt
“Vua tôm” Lê Văn Quang tỏ ra rất tự tin khi cho biết, bất kỳ cuộc điều tra nào của CBP cũng sẽ dẫn đến kết luận là Minh Phú hoàn toàn không vi phạm pháp luật Mỹ và cũng không phủ nhận việc nhập tôm từ Ấn Độ.
Thị trường bất ngờ khởi sắc trong phiên giao dịch cuối tuần. VN-Index bật tăng mạnh 10,07 điểm tương ứng 1,06% lên 958,28 điểm và HNX-Index tăng 1,18 điểm tương ứng 1,14% lên 104,21 điểm.
Trên quy mô thị trường, số mã tăng giá áp đảo hoàn toàn so với số mã giảm. Có tới 426 mã tăng, 57 mã tăng trần, gấp đôi so với 204 mã giảm và 44 mã giảm sàn.
Bên cạnh giành ưu thế về số lượng mã cổ phiếu tăng giá, VN-Index còn nhận được hỗ trợ đắc lực từ những mã vốn hoá lớn. Cụ thể, phiên này, VHM đóng góp xấp xỉ 1,9 điểm cho chỉ số chính, GAS góp vào 1,82 điểm, VIC góp vào gần 1,1 điểm; HVN, SAB, BID, MSN… cũng có ảnh hưởng tích cực.
Tuy nhiên, trong phiên hôm qua, thanh khoản vẫn rất đuối. Toàn sàn HSX có 148,03 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 3.302,11 tỷ đồng và HNX có 22,74 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 270,13 tỷ đồng.
“Vua tôm” Lê Văn Quang
Cổ phiếu MPC của Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú trên UPCoM hôm qua đã hồi phục rất mạnh, tăng tới 2.300 đồng tương ứng 6,82% lên 36.000 đồng sau chuỗi giảm thê thảm trước đó, đặc biệt là khi tập đoàn này dính phải cáo buộc giúp các đối tác Ấn Độ tránh thuế chống bán phá giá tại Mỹ.
Chiều qua, Minh Phú chính thức lên tiếng về vấn đề này trước báo giới, thời điểm hiện tại, tập đoàn này vẫn chưa chính thức nhận được bất kỳ thông tin hay yêu cầu nào từ Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) hay bất cứ cơ quan nào của Chính Phủ Mỹ liên quan đến cáo buộc né thuế chống bán phá giá. Hoạt động xuất khẩu tôm vào Mỹ vẫn được tiến hành thông quan bình thường.
Theo lãnh đạo Minh Phú, bức thư của ngài nghị sỹ LaHood chỉ đơn giản là một yêu cầu dựa trên cáo buộc từ một phía, chưa có bằng chứng và cũng không phải là một nghị quyết hay kết luận của cơ quan nhà nước về vấn đề này.
“Vua tôm” Lê Văn Quang tỏ ra rất tự tin khi cho biết, bất kỳ cuộc điều tra nào của CBP cũng sẽ dẫn đến kết luận là Minh Phú hoàn toàn không vi phạm pháp luật Mỹ. Hơn nữa, trong mọi trường hợp, Minh Phú khẳng định việc không tiếp tục sử dụng tôm nguyên liệu từ Ấn Độ sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu (do lượng tôm nhập từ Ấn Độ chỉ chiếm tỷ trọng 10% trong tổng lương tôm đầu vào sản xuất của Minh Phú).
Theo nghi nhận của VDSC, hai ngành tăng điểm nổi bật trong phiên hôm qua là dầu khí và bất động sản. Các cổ phiếu dầu khí sau khi đã giảm sâu, được hỗ trợ bởi giá dầu thô thế giới tăng, đã có phiên bứt phá đồng loạt với GAS (3,2%), PVS (4,1%), PVD (2,4%), PVC (2,9%), PVB (1,6%)…
Một số cổ phiếu bất động sản tăng điểm vượt trội thị trường là HDC (5,9%), NLG (4,4%), NDN (4,1%), CEO (2,7%), TDH (2,5%)… Nhưng ấn tượng hơn cả là các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp với SZL (6,9%), SZC (6,8%), LHG (3,8%), KBC (2,1%)…
Video đang HOT
Một số cổ phiếu khác có mức tăng điểm đáng chú ý là TDM (7%), BWE (3,6%), MFS (7,2%), BMC (5,9%), SHS (5,3%), DBC (9,1%)…
Khối ngoại mua ròng nhẹ trong phiên cuối tuần với giá trị 15 tỷ đồng trên HSX, tập trung chủ yếu ở E1VFVN30 (139 tỷ đồng), VIC (11 tỷ đồng), HVN (10 tỷ đồng), NVL (7,8 tỷ đồng)… Khối nhà đầu tư này cũng bán ròng khá mạnh các cổ phiếu chủ chốt như GAS (39 tỷ đồng), HPG (31,4 tỷ đồng), VNM (30 tỷ đồng), NBB (25 tỷ đồng), VCB (21 tỷ đồng)…
Theo VDSC, phiên tăng điểm khá mạnh và trên diện rộng đã mở ra nhịp phục hồi cho các chỉ số sau nhịp giảm sâu trước đó. Trước mắt đây vẫn là nhịp tăng nhỏ trong xu thế giảm trung hạn. Nhà đầu tư có thể tận dụng để cơ cấu lại danh mục nhưng cũng cần hạn chế sự hưng phấn vì rủi ro “bulltrap” (bẫy tăng giá) chưa thể loại bỏ hoàn toàn.
Theo dự báo của BVSC, thị trường được kỳ vọng sẽ tiếp tục có diễn biến khởi sắc trong những phiên đầu tuần tới sau những nỗ lực hồi phục tương đối tích cực trong 2 phiên cuối tuần này.
Cụ thể, VN-Index được cho là sẽ hướng đến thử thách vùng kháng cự 965-970 điểm trong những phiên tới. Tại đây, BVSC để ngỏ khả năng thị trường sẽ chịu áp lực điều chỉnh trở lại khi tiếp cận vùng cản này.
Về diễn biến các nhóm ngành, dòng tiền sẽ tiếp tục tập trung luân chuyển ở các nhóm ngành được hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô như dệt may, bất động sản khu công nghiệp, điện, công nghệ thông tin…
Nhóm ngân hàng sẽ bước vào nhịp hồi phục ngắn. Đối với nhóm dầu khí, các cổ phiếu thuộc nhóm này có thể sẽ tiếp tục hồi phục tăng điểm trong tuần tới, dù vậy trong quá trình hồi phục, các cổ phiếu dầu khí dự kiến sẽ vấp phải các phiên rung lắc, điều chỉnh mạnh.
Nhà đầu tư có thể thực hiện nâng tỷ trọng danh mục lên mức 30-40% cổ phiếu trong giai đoạn này. Đồng thời được khuyến nghị hạn chế các hành động mua đuổi ở các mức giá cao và có thể xem xét bán giảm chốt lời khi chỉ số tiếp cận vùng kháng cự 965-970 điểm.
Theo Dân trí
Lợi nhuận giảm sút, Thủy sản Minh Phú của "vua tôm" Lê Văn Quang dính tin đồn né thuế
Quý I/2019, thủy sản Minh Phú của "vua tôm" Lê Văn Quang chỉ ghi nhận 90 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm tới 35% so với cùng kỳ năm trước. Chưa hết, mới đây doanh nghiệp này tiếp tục bị vận đen đeo bám khi bị cáo buộc né thuế chống bán phá giá đối với tôm tại Mỹ.
Theo thông tin đăng tải ngày 4/6 của Undercurrentnews, trong bức thư gửi cho ủy viên Cục Hải quan và Biên phòng (CBP) ông Kevin McAleenan, đại diện của bang Illinois, ông Darin LaHood cho biết đã nhận được bản cáo buộc điện tử được gửi vào ngày 12/5 liên quan đến việc Tập đoàn Minh Phú tránh thuế chống bán phá giá với tôm Ấn Độ tại Mỹ.
Minh Phú bị cáo buộc né thuế chống bán phá giá đối với tôm
Bản cáo buộc nêu: "Dựa trên thông tin vụ việc, tôi yêu cầu CBP điều tra liệu rằng một nhà nhập khẩu của Mỹ và các công ty có liên quan tại Việt Nam có đang tránh thuế chống bán phá giá đối với tôm Ấn Độ hay không".
Chỉ đích danh Tập đoàn Minh Phú (MPC) và công ty nhập khẩu tại Mỹ của tập đoàn là Mseafood Corporation, ông cho biết: "Thông tin trên cũng cho biết hai công ty này có thể vi phạm Chương trình Giám sát Nhập khẩu Hải sản Mỹ (SIMP)".
Ông cho biết, lá thư trên cáo buộc Tập đoàn Minh Phú đã lách thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh từ Ấn Độ, gây tổn hại tới các nhà sản xuất tôm của Mỹ và "tạo ra mối nguy cho người tiêu dùng tôm tại Mỹ".
Thủy sản Minh Phú của ông Lê Văn Quang bị cáo buộc mua một lượng lớn tôm đông lạnh từ Ấn Độ, rồi sau đó "chế biến ở mức tối thiểu" tại Việt Nam và bán qua Mỹ thông qua Mseafood với tư cách là sản phẩm của Việt Nam, ông nói."Nếu điều này là sự thật, CPB phải giải quyết tình trạng tránh thuế chống bán phá giá tôm Ấn Độ và ghi nhãn sai càng sớm càng tốt", ông LaHood nói.
Bộ Thương Mại Mỹ đã bắt đầu áp thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ và một số nước khác từ năm 2005. Tuy nhiên, đến tháng 7/2016, Minh Phú được loại khỏi danh sách bị áp thuế chống bán phá giá.
Kể từ thời điểm đó, Minh Phú không phải cung cấp một thông tin về sản xuất và cũng không là đối tượng kiểm tra hàng năm của Bộ Thương mại Mỹ.
"Dữ liệu trong bản cáo buộc cho thấy sau khi Minh Phú được xóa khỏi danh sách bị áp thuế chống bán phá giá với tôm, công ty này tăng đáng kể lượng tôm xuất khẩu sang Mỹ thông qua Mseafood nhằm tận dụng việc không bị áp thuế chống bán phá giá và Minh Phú trở thành một trong những công ty xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới nhờ mối quan hệ này.
Minh Phú đã trở thành một trong những nhà xuất khẩu tôm lớn nhất trên thế giới nhờ mối quan hệ trên, ông LaHood cho hay. "Cùng lúc đó, dữ liệu được bao gồm trong hồ sơ kiện tụng thể hiện các nhà sản xuất tôm ở Ấn Độ cũng tăng cường xuất khẩu tôm tới Việt Nam", ông chia sẻ.
Đòn bẩy tài chính lớn, kết quả kinh doanh xuống dốc
Về kết quả kinh doanh của Thủy sản Minh Phú (MPC), báo cáo tài chính quý I/2019 của doanh nghiệp cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của MPC đang có chiều hướng đi xuống.
Cụ thể, trong kỳ này, thủy sản Minh Phú của "vua tôm" Lê Văn Quang ghi nhận mức doanh thu tăng hơn 10% lên 3.400 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán tương ứng tăng mạnh, khiến lợi nhuận gộp điều chỉnh từ mức 385 tỷ (quý 1/2018) về 344 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Minh Phú giảm mạnh hơn 30% về chỉ còn 344 tỷ đồng.
Tương ứng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ điều chỉnh đáng kể về xấp xỉ 87 tỷ, so với mức 102 tỷ cùng kỳ giảm 15%.
So với con số mục tiêu đầy tham vọng năm 2019 là 2.300 tỷ đồng, sau 3 tháng đầu năm MPC thực hiện chưa đến 4% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế với hơn 90 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 31/3/2019, tổng tài sản MPC vào mức 8.473 tỷ đồng, giảm từ mức hơn 9.000 tỷ hồi đầu năm. Riêng hàng tồn kho chiếm quá nửa với hơn 4.304 tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối, vốn chủ sở hữu MPC đạt 3.211 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối quý 1 có được 1.513 tỷ đồng. Nợ ghi nhận 4.672 tỷ với phần lớn là nợ vay (vay ngắn hạn 2.972 tỷ và vay dài hạn 1.155 tỷ đồng).
Đòn bẩy tài chính lớn cũng là vấn đề MPC phải đối mặt trong thời gian gần đây và kéo theo sự suy giảm về lợi nhuận.
Trước đó, quý IV/2018, MPC ghi nhận 157 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm mạnh từ mức 377 tỷ của quý liền trước.
Nếu xét theo năm, kết quả kinh doanh của MPC có nhiều biến động và không ổn định suốt trong nhiều năm trở lại đây.
Đáng chú ý, chi phí lãi vay của MPC luôn duy trì quanh mức trên dưới 200 tỷ đồng mỗi năm (năm 2018 chi phí lãi vay ở mức 205 tỷ đồng). Điều này cũng làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của MPC. Chi phí vốn lớn với thời gian thu hồi lâu dẫn đến việc phải phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng là một trong những hạn chế của các công ty thủy sản trong nước.
Liên quan đến dòng vốn của doanh nghiệp, tại Phiên hiến kế về nông nghiệp tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, "vua tôm" Minh Phú Lê Văn Quang cho biết, vấn đề về nguồn vốn đang là điểm nghẽn đối với người nuôi tôm. Trong khi đó, ngân hàng không dám đầu tư cho nuôi tôm dù ai cũng biết nuôi tôm có lời.
"Lãi vay mà doanh nghiệp nuôi tôm rất lớn, thậm chí 30 - 50%/năm. Mặc dù phải vay chợ đen để nuôi tôm nhưng doanh nghiệp vẫn có lời", ông Lê Văn Quang khẳng định.
Trên thị trường, giá trị MPC liên tiếp điều chỉnh kể từ mức đỉnh đạt được 49.400 ghi nhận vào cuối tháng 3/2019. Đến thời điểm hiện tại, thị giá của MPC duy trì ở mức 33.700 đồng/cp. Như vậy sau 2 tháng, MPC của "vua tôm" Lê Văn Quang đã bốc hơi tới trên 30% giá trị.
Theo danviet.vn
Cú đòn từ Donald Trump đại gia Việt ăn quả đau mất 2 ngàn tỷ Cuộc chiến thương mại của chính quyền ông Donald Trump không phải lúc nào cũng mang đến tin vui cho Việt Nam. Đại gia thủy sản số 1 Việt đang đối mặt với một nguy cơ lớn từ Mỹ ngay sau khi vừa đón tin vui từ Nhật. Chỉ trong vòng chưa tới 2 tháng, cổ phiếu MPC của CTCP Tập đoàn Thủy...