Mối nguy từ lỗ nhỏ hay bị bỏ qua ở vành tai
Người đàn ông 63 tuổi sưng tấy nửa mặt, phải phẫu thuật bịt lỗ rò ở vành tai để tránh biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân nam 63 tuổi (trú tại Vân Đình, Hà Nội) vào Bệnh viện Đa khoa huyện Vân Đình khám vì có khối trước tai bên trái sưng lớn gây đau nhức, khó chịu.
Bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị rò luân nhĩ tai trái phức tạp, kích thước 3×3cm. Trong quá trình phẫu thuật, ê-kíp mổ phải rất cẩn thận do đường rò đi sát động mạch thái dương phía sau.
Bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Văn Nghiêm (Bệnh viện Đa khoa Vân Đình), cho biết rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh phổ biến, biểu hiện thường thấy là tồn tại một lỗ nhỏ ở vùng trước tai, thông vào bên trong vùng chân sụn vành tai.
Rò luân nhĩ khi chưa biến chứng không có biểu hiện gì ngoài lỗ rò, không ảnh hưởng đến thính lực. Chính vì vậy, ở Việt Nam, tình trạng này chưa được quan tâm. Nhiều người có dị tật không vệ sinh đúng cách, dẫn đến viêm nhiễm cũng như các biến chứng nguy hiểm viêm, sưng đau, gây ra áp- xe xung quanh. Nếu bệnh nhân không điều trị có nguy cơ dẫn đến biến chứng. Tái phát nhiều lần sẽ gây viêm tai, áp-xe đường rò, viêm hoại tử sụn vành tai.
Khi thấy lỗ rò nhiễm trùng (sưng lên giống mụn nhọt), người bệnh không được dùng tay để nặn, không tự ý dùng kháng sinh.
Video đang HOT
Để phòng ngừa các biến chứng viêm nhiễm, người bị rò luân nhĩ cần giữ vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, tuyệt đối không được bóp nặn tại vị trí lỗ rò. Nếu dịch nhầy trong đường rò không bị bít tắc, không có biến chứng viêm hay áp xe thì không cần phẫu thuật.
Sai lầm của người tăng huyết áp khiến bác sĩ lo nhất
Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh nhân còn chủ quan, thậm chí tự ý bỏ điều trị, không theo chỉ định của bác sĩ.
Biến chứng nguy hiểm
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hòa - Phó trưởng khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, tăng huyết áp bị coi là "kẻ giết người thầm lặng", gây ra nhiều biến cố sức khỏe. Các biến chứng hay gặp nhất như:
Biến chứng thần kinh: Người bệnh tăng huyết áp dễ gặp biến chứng thần kinh như đột quỵ. Dù được cứu sống, di chứng sức khỏe có thể vẫn nặng nề.
Biến chứng thị lực: Tăng huyết áp còn ảnh hưởng đến võng mạc, gây mù lòa.
Biến chứng tim mạch: Tăng huyết áp gây suy tim và các bệnh mạch vành gây nhồi máu cơ tim; gây phình động mạch chủ, vỡ động mạch chủ; xơ vữa mạch cảnh, động mạch ở chân gây viêm, tắc mạch, hoại tử, loét chân.
Biến chứng lên thận: Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây suy thận sớm. Áp lực của máu ép lên thành mạch máu vượt quá ngưỡng bình thường khi máu lưu thông trong cơ thể, trong đó có thận. Tăng huyết áp phá hủy, tổn thương các mạch máu của thận, phá hủy các nhu mô thận, cuối cùng dẫn tới suy thận mạn.
Ngoài ra, tăng huyết áp gây ra nhiều bệnh lý trầm trọng khác. Đặc biệt, người có thêm các yếu tố như lười vận động, đái tháo đường, béo phì... càng dễ gặp biến chứng nguy hiểm.
Đo huyết áp để phát hiện sớm bệnh lý tăng huyết áp. Ảnh: Freepik.
3 nguyên tắc cần nhớ
Theo bác sĩ Hòa, tăng huyết áp là "kẻ giết người thầm lặng" nhưng dễ chẩn đoán. Bệnh nhân chỉ cần đo huyết áp là biết được mình có bị vấn đề này không.
Hiện nay, số người tăng huyết áp được điều trị chưa tới một nửa số bệnh nhân. Người bệnh cần đạt được huyết áp mục tiêu 140/90 mmHg. Với người mắc bệnh đái tháo đường, suy thận thì huyết áp mục tiêu là 130/80 mmHg.
Bác sĩ Hòa nhấn mạnh, sai lầm phổ biến nhất ở người tăng huyết áp là khi điều trị ổn định, bệnh nhân coi như khỏi bệnh và ngưng chữa. Trên thực tế, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị đến suốt đời.
Ngoài dùng thuốc, bệnh nhân nên thay đổi lối sống theo 3 nguyên tắc:
- Hạn chế tối đa muối trong bữa ăn.
- Kiểm soát cân nặng.
- Tập luyện thể dục mỗi ngày.
Nếu thực hiện đúng, bệnh nhân không dùng thuốc có thể giảm được 50% bệnh.
Nếu đã điều trị nhưng chỉ số huyết áp không về được mục tiêu, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế khám và nhận lại tư vấn. Nguyên nhân điều trị tăng huyết áp không thành công có thể do thuốc huyết áp không phù hợp cần thay thuốc khác. Có bệnh nhân chỉ cần uống 1 thuốc nhưng cũng có trường hợp cần kết hợp nhiều thuốc khác nhau.
Một số người tăng huyết áp do hẹp động mạch thận, u tuyến thượng thận, thuốc ngừa thai, cường giáp... cần điều trị đúng nguyên nhân trước, huyết áp sẽ được cải thiện.
Người trưởng thành trên 25 tuổi cần đo huyết áp thường xuyên. Người bệnh tăng huyết áp cần đo ít nhất 1 tuần/lần, giữ liên lạc với bác sĩ điều trị.
Mùa lạnh, cơ thể có 6 dấu hiệu này cần khám tim mạch càng sớm càng tốt! Với bệnh tim mạch, việc phát hiện và điều trị sớm là chìa khóa để duy trì sức khỏe và tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh tim mạch gây ra. Vào mùa đông, thời tiết miền Bắc thường xuống thấp, điều này không chỉ gây cảm giác lạnh giá thường trực, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của người...