Việc đơn giản nhưng vô cùng quan trọng với người mắc bệnh tiểu đường
Theo dõi đường huyết liên tục giúp người bị đái tháo đường ( tiểu đường) chủ động trong việc kiểm soát bệnh, làm giảm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Các ứng dụng công nghệ có thể giúp ích rất lớn cho người mắc loại bệnh này.
Bà T.T.N (60 tuổi) được phát hiện và điều trị đái tháo đường khoảng 4 tháng qua. Do ở một mình, bà N. không có người hỗ trợ chăm sóc và thường ra tiệm thuốc tây để đo đường huyết. Thời gian gần đây, chỉ số đường huyết của bà có khi tăng cao, có khi lại xuống thấp không rõ nguyên nhân khiến bà hết sức lo lắng.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Viết Thắng, Phó trưởng Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết trong máu. Cơ chế của đái tháo đường là do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Các loại bệnh đái tháo đường khác nhau sẽ có những yếu tố nguy cơ khác nhau, từ yếu tố di truyền, tuổi tác, lối sống, chế độ ăn đến tình trạng sức khỏe. Do đó, việc hiểu về các yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường sẽ giúp chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Với trường hợp của bà N., bác sĩ cho biết trong bệnh đái tháo đường, việc theo dõi đường huyết liên tục chính là yếu tố then chốt giúp người bệnh chủ động trong việc kiểm soát bệnh, làm giảm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Hiện nay, sự phát triển công nghệ có thể giúp người bệnh nắm rõ thông tin về tình trạng đường huyết, hướng dẫn chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc hiệu quả, đồng thời hỗ trợ bác sĩ đánh giá liệu pháp điều trị tốt hơn.
Video đang HOT
Ước tính có khoảng 2,5 triệu người bị tiểu đường chưa được phát hiện và chẩn đoán. Ảnh minh hoạ: GL.
Do đó, mới đây, trong chương trình tư vấn “Nhận biết sớm nguy cơ đái tháo đường và ứng dụng công nghệ kiểm soát đường huyết phòng ngừa biến chứng” do Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức, bác sĩ Trần Viết Thắng đã hướng dẫn về thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (CGM) và ghi chú theo dõi đường huyết trên ứng dụng riêng của Bệnh viện đến người bệnh.
Cũng tại chương trình này, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, chia sẻ trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh, các bác sĩ nhận thấy được những khó khăn, gánh nặng do biến chứng đái tháo đường gây ra.
Với sự phát triển của công nghệ số, bên cạnh hướng dẫn người bệnh đái tháo đường kỹ thuật tiêm insulin tại nhà, các bác sĩ kỳ vọng các công nghệ tiên tiến sẽ hỗ trợ trong kiểm soát đường huyết, ứng dụng theo dõi sức khỏe và sử dụng thuốc đúng cách, giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống.
Các bác sĩ cũng lưu ý nhiều người bệnh đái tháo đường cần sử dụng insulin để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, nếu tiêm insulin không đúng kỹ thuật sẽ gây một số biến chứng cho người bệnh. Ví dụ như người bệnh chỉ nên sử dụng kim bút tiêm 1 lần, tránh tái sử dụng quá nhiều để giảm bị đau cũng như hạn chế nguy cơ hình thành loạn dưỡng mô mỡ nơi tiêm.
Khi chỉ định cho người bệnh tự tiêm insulin tại nhà, các bác sĩ, điều dưỡng đều hướng dẫn chi tiết cho người bệnh về kỹ thuật tiêm và cách bảo quản. Người bệnh cần thực hiện theo đúng hướng dẫn và tái khám đều đặn, xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, vận động hợp lý. Khi được tiêm insulin đúng cách, người bệnh kiểm soát tốt đường huyết, tối ưu hóa hiệu quả điều trị, phòng ngừa các biến chứng.
Theo Bộ Y tế, hiện có hơn 2,5 triệu người Việt mắc đái tháo đường chưa được chẩn đoán và phát hiện. Bệnh lý này là nguyên nhân ra hàng triệu ca tử vong, chủ yếu thông qua làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Ở nhiều quốc gia, đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, bệnh tim mạch, suy thận và cắt cụt chi.
Trong khi đó, 70% ca đái tháo đường type 2 có thể được phòng ngừa hoặc trì hoãn bởi thực hiện lối sống khỏe mạnh như không hút thuốc, hạn chế tối đa rượu bia, tích cực rèn luyện thể lực, khẩu phần ăn hợp lý. Sàng lọc để được chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường cũng là cách quản lý bệnh hiệu quả.
Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, hơn 55% bệnh nhân đã biến chứng
Đái tháo đường là bệnh mạn tính không lây nhiễm phổ biến hiện nay, gây các biến chứng nguy hiểm và chi phí điều trị rất cao.
Tuy nhiên, những biến chứng và thiệt hại kinh tế này có thể ngăn ngừa được nếu bệnh được phát hiện sớm và kiểm soát tốt.
Mới đây, Bộ Y tế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường (14/11) và Ngày toàn dân mua và sử dụng muối I-ốt (2/11). Thông tin cho biết, bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần đặc biệt quan tâm.
Theo Hiệp hội phòng chống đái tháo đường thế giới, năm 2021 trên toàn cầu, cứ 10 người trưởng thành thì có hơn một người mắc bệnh đái tháo đường. Các quốc gia có trên 20% dân số trưởng thành mắc bệnh bệnh này cũng ngày càng nhiều hơn. Số liệu thống kê từ năm 2000 tới nay cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người từ 20-79 tuổi tới nay đã tăng hơn gấp ba lần và trong vòng 15 năm qua, chi phí về y tế cho bệnh đái tháo đường đã tăng lên gấp ba lần.
Hiện có khoảng 537 triệu người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường, tương ứng 10,5% dân số. Trong đó có hơn 6,7 triệu người tử vong do các nguyên nhân liên quan đến bệnh ĐTĐ. Điều đáng nói là có tới 240 triệu người mắc bệnh ĐTĐ không được chẩn đoán trên thế giới, nghĩa là khoảng gần một nửa người mắc ĐTĐ mà không mình mắc bệnh.
Tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường cũng đang gia tăng nhanh. Bệnh không chỉ xuất hiện ở khu vực đô thị mà còn xuất hiện ở hầu khắp các khu vực từ miền núi, trung du đến đồng bằng... Trong số người trưởng thành tuổi từ 30-69, tỉ lệ mắc ĐTĐ là 2,7% vào năm 2002, nhưng đến năm 2020, tỉ lệ này đã tăng lên là 7,3%. Trong đó tỉ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán là 62,6%.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại mít tinh kỷ niệm Ngày đái tháo đường thế giới.
Phát biểu tại Lễ mít tinh, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.
Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã nỗ lực triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 - 2015 do chính phủ phê duyệt, chương trình hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết Trung ương 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Chương trình mục tiêu Y tế dân số giai đoạn 2016-2020.
Với sự quyết tâm của cả hệ thống y tế từ Trung ương tới địa phương, và của bệnh viện nội tiết trung ương với vai trò là bệnh viện tuyến cuối điều trị các bệnh Nội tiết - Rối loạn chuyển hóa, chỉ đạo tuyến, công tác phòng, chống bệnh các bệnh không lây nhiễm trong đó có bệnh đái tháo đường, rối loạn các rối loạn do thiếu Iốt đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Ý thức của người dân đã ngày càng được nâng cao trong việc phòng bệnh, xây dựng hành vi sức khỏe lành mạnh, tham gia sàng lọc để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường, điều trị kịp thời tại các cơ sở Y tế; người dân đã được theo dõi, tư vấn để giảm thiểu biến chứng của bệnh, đặc biệt là phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận và các biến chứng nguy hiểm khác.
Chúng ta đã thành công trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Mục tiêu của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 là khống chế tỉ lệ đái tháo đường dưới 10%, chúng ta đã thực hiện được ở mức 7,3%, khống chế tỉ lệ tiền đái tháo đường dưới 20%, chúng ta đã giữ được ở mức 17%. Tuy nhiên trước tình hình các bệnh không lây nhiễm trên thế giới vẫn có xu hương gia tăng, trong đó có bệnh đái tháo đường, các cán bộ y tế và mỗi người dân chúng ta cần đề cao tinh thần phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe hơn nữa để bảo vệ bản thân và gia đình cũng như xã hội trước các nguy cơ bệnh tật, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tư vấn cho người dân trong ngày ngày đái tháo đường thế giới năm 2023 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
7 loại thực phẩm giúp tăng cường vitamin D cho cơ thể Những thực phẩm như cá, lòng đỏ trứng, nấm, sữa chua,... là nguồn cung cấp vitamin D tốt cho cơ thể. Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (NCBI), vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo được cơ thể sử dụng để phát triển và duy trì xương bình thường bằng cách tăng hấp thu canxi,...