Mối nguy hiểm khi ăn nhiều cơm trắng hàng ngày
Nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard (Mỹ) cho biết ăn gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, thậm chí cao hơn rất nhiều so với đồ uống có ga.
Theo Straistimes, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y tế công cộng Harvard đã phân tích dữ liệu từ 4 nghiên cứu lớn, liên quan đến 350.000 người trong 20 năm.
Kết quả cho thấy ăn một bát cơm trắng mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 11%. Nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa gạo trắng và bệnh tiểu đường cao hơn ở người châu Á so với người châu Âu.
Một bát cơm chứa gấp 2 lần lượng carbohydrate so với 1 lon đồ uống có ga. Ảnh: Straistimes.
Ông Zee Yoong Kang, Giám đốc điều hành của Hội đồng Xúc tiến Y tế (HPB), Singapore cho biết béo phì và đồ uống có đường là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiểu đường ở phương Tây. Nhưng gạo trắng lại là nguyên nhân khiến người châu Á rất dễ mắc căn bệnh này.
Theo ông Zee, tinh bột trong gạo trắng có thể làm quá tải lượng đường trong máu ở các cơ quan trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Phần lớn người châu Á ăn cơm và mì, thực phẩm chứa nhiều đường và carbs. Trung bình người Trung Quốc ăn 4 bát cơm/ngày, trong khi với khẩu phần này, người Mỹ và Australia ăn trong 5 tuần.
Thông thường tuyến tụy sản xuất insulin để cung cấp đường cho các cơ bắp. Nhưng khi bạn ăn gạo trắng, đường được hấp thụ vào máu nhanh chóng, khiến tuyến tụy phải làm việc vất vả hơn. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, việc sản xuất insulin và hấp thụ đường sẽ giảm hiệu quả. Lượng đường tồn đọng trong máu sẽ gây hại cho thận, dẫn tới bệnh tiểu đường.
Video đang HOT
Người châu Á dễ mắc bệnh tiểu đường hơn người châu Âu. Ảnh: Straistimes.
Theo ông Zee, nghiên cứu không yêu cầu con người phải ngừng ăn cơm, mà cần chọn một loại gạo lành mạnh hơn. Gạo trắng hạt dài cũng tốt hơn so với loại hạt ngắn trong việc tăng nồng độ đường trong máu.
Ông cũng khuyên mọi người nên thử thay thế 20% loại gạo trắng họ ăn bằng gạo nâu. Điều này giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới 16%.
Bộ trưởng Y tế Singapore Gan Kim Yong cho biết căn bệnh tiểu đường tiêu tốn 1 tỷ USD mỗi năm và cũng là nguyên nhân chính gây mù, suy thận ở đất nước này.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách thay 20% gạo trắng bằng gạo nâu. Ảnh: Straistimes.
Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Răng miệng: Bệnh này dễ gây đau nướu răng do đóng vôi, và nhiễm trùng. Miệng lưỡi hay khô và hôi miệng.
Mắt: Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực. Những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt gây ra tổn thương dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà.
Thính lực: Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến mất thính giác do gây tổn hại các mạch máu nhỏ ở tai trong.
Thận: ường lưu thông cao trong máu lâu ngày sẽ làm hư những mạch máu nhỏ, dẫn đến hư thận.
Thần kinh: Lượng đường trong máu cao có thể gây hại cho các dây thần kinh, ảnh hưởng tới 70% người bị bệnh tiểu đường. Triệu chứng gồm: thay đổi cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ, chủ yếu xảy ra ở bàn chân, bàn tay.
Phương Mai
Theo Zing
Những thực phẩm giúp giảm đường huyết
Một nghiên cứu mới cho thấy chúng ta có thể giữ lượng đường trong máu thấp bằng cách bổ sung vào thực phẩm một ít gia vị, nhờ gia vị giàu chất chống oxy hóa 'phenol' giúp giám sát mức insulin của cơ thể.
Tỏi giúp giảm đường huyết giúp ích cho bệnh nhân tiểu đường - Ảnh: Shutterstock
Ngoài các loại gia vị, một số thực phẩm dưới đây cũng giúp ích cho việc kiểm soát đường huyết, theo naturalnews.
Tỏi
Tỏi chứa hợp chất lưu huỳnh giúp kiểm soát mức huyết áp. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2006 kết luận rằng các yếu tố hiện diện trong tỏi còn giúp giảm lượng đường trong cơ thể.
Giấm rượu táo
Axetic trong giấm giúp cắt giảm các yếu tố độc hại khác nhau trong dạ dày. Đó là lý do tại sao giấm táo luôn là một phần thực phẩm thiết yếu trong chế độ ăn giúp ích cho cơ thể. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2012, tiết lộ rằng 2 muỗng canh giấm táo với nửa cốc nước ấm có thể giúp giảm hàm lượng mỡ trong cơ thể, và tăng độ nhạy insulin vốn giúp kiểm soát lượng đường huyết.
Đinh hương
Đinh hương chứa nhiều chất chống oxy hóa rất quan trọng để kiểm soát mức độ đường huyết, và cũng giúp chữa nhiều vấn đề tiêu hóa và cảm lạnh.
Quế
Quế là một nguồn thực phẩm giàu phenol giúp tăng độ nhạy insulin và làm giảm lượng đường huyết. Cùng với việc kiểm soát mức độ đường, quế cũng thúc đẩy giảm cân và giảm nguy cơ huyết áp cao.
Anh đào
Anh đào giàu anthocyanins giúp cải thiện sức đề kháng insulin trong cơ thể. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên phụ nữ, phụ nữ ăn anh đào thường xuyên kháng insulin tốt hơn, và lượng đường huyết thấp hơn so với những người khác.
Nghệ
Là loại gia vị được sử dụng rộng rãi nhiều nơi trên thế giới, nghệ giàu chất chống oxy hóa curcumin. Curcumin giúp làm giảm insulin trong cơ thể, và tăng cường hiệu quả của các thuốc chống đái tháo đường. Củ nghệ còn có nhiều đặc tính chống viêm giúp kháng insulin tốt hơn.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Đánh bật nguy cơ tiểu đường Tin vui cho những ai "nghiện" cà phê. Uống 3 - 4 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Cà phê được cho là chứa hợp chất giúp giảm nguy cơ tiểu đường - Ảnh: Shutterstock Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Đại học Aarhus (Đan Mạch) xác định được các hợp chất...