Mỗi người hãy tự sàng lọc mình trước, xem bản thân thuộc nhóm nào: được tiêm, thận trọng khi tiêm hay không được tiêm vắc xin?
Bộ Y tế đã phân chia 3 nhóm người được tiêm, thận trọng khi tiêm và không được tiêm vắc xin.
Dựa vào những đặc điểm dưới đây được chuyên gia đưa ra, bạn có thể tự sàng lọc xem mình thuộc nhóm nào.
Với bất kể một loại thuốc nào, chúng ta đều biết rằng nó sẽ có những đối tượng chống chỉ định và đối tượng cần kiểm soát, theo dõi sát sao lượng dùng. Đó là lý do tại sao mà bạn thường được khuyên rằng chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ. Và với vắc xin phòng Covid-19 cũng vậy.
” Tính đến ngày hôm nay, với vắc xin AstraZeneca, Bộ Y tế chia ra thành 3 nhóm đối tượng: được tiêm, cần phải cẩn thận khi tiêm và không được tiêm. Người được ưu tiên tiêm vắc xin thì phải tự sàng lọc mình trước, xem mình thuộc nhóm nào “, PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết.
PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Theo đó, những người được tiêm là người hoàn toàn khỏe mạnh (trước đây được quy định là người từ 18 – 65 tuổi). Người dưới 18 tuổi chưa có bằng chứng lâm sàng đảm bảo nên chưa thể được tiêm. Người trên 65 tuổi theo cập nhật mới của Bộ Y tế đã được tiêm trong trường hợp họ khỏe mạnh.
Nhóm đối tượng cần TRÌ HOÃN TIÊM vắc xin phòng Covid-19:
1. Người nhiễm Covid-19 trong vòng 6 tháng
Video đang HOT
2. Tiêm vắc xin khác trong 14 ngày qua
3. Đang mắc bệnh cấp tính
4. Người có bệnh nền/mãn tính đang tiến triển
5. Phụ nữ có thai và cho con bú
6. Người nhiễm HIV, suy giảm miễn dịch
7. Dùng thuốc corticoid liều cao
8. Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng
9. Giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu
” Bởi như chúng ta biết, người lớn tuổi thường mắc rất nhiều bệnh cho nên bệnh lý của họ cũng phải được điều trị ổn định, không ở trong giai đoạn cấp, không đang điều trị bất cứ một bệnh lý nào thì họ mới có thể được cân nhắc để xem đủ điều kiện tiêm vắc xin hay chưa. Kể cả người trẻ tuổi mà có bệnh ở giai đoạn cấp tính thì cũng phải trì hoãn tiêm, tương tự như ở người lớn tuổi.
Với một số nhóm người mất năng lực hành vi, không thể tự kiểm soát được mình, thực ra sau khi tiêm, chúng ta không theo dõi họ được, cho nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ thì họ là nhóm đối tượng chưa được tiêm “.
Những trường hợp có tiền sử dị ứng nhẹ hoặc bệnh lý nền trong điều kiện được bác sĩ nhận định là vẫn đủ điều kiện tiêm (nhóm cần thận trọng khi tiêm) thì bắt buộc phải được tiêm tại bệnh viện (thay vì cơ sở y tế như người không có tiền sử dị ứng, bệnh lý nền) vì bệnh viện sẽ có đội cấp cứu để hỗ trợ ngay khi có phản ứng phụ xảy ra.
Có một số nhóm chống chỉ định tiêm là những người có tiền sử dị ứng rất nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) với nhiều dị nguyên khác nhau, bao gồm dị ứng với vắc xin (lần tiêm đầu tiên có phản vệ hoặc dị ứng với 1 trong các thành phần của vắc xin), dị ứng các loại thuốc, dị ứng thời tiết và các bệnh lý dị ứng khác…
Nhóm đối tượng KHÔNG ĐƯỢC TIÊM vắc xin phòng Covid-19:
1. Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với tác nhân hoặc liều tiêm trước
2. Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kì thành phần nào của vắc xin (L-Histidine, L-Histidine hydrochloride monohydrate, Magie clorua hexahydrat, Polysorbate 80, Etanol, Sucrose, Natri clorua, Dinatri edetat dihydrat)
Đang trong kỳ kinh nguyệt, mang thai và cho con bú, có nên tiêm vắc xin phòng Covid-19?
Phụ nữ có cấu tạo cơ thể rất phức tạp để phục vụ cho việc sinh nở, do đó, họ cũng có nhiều thắc mắc hơn đối với việc tiêm vắc xin phòng Covid-19, nhất là trong những thời kỳ đặc biệt như kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc cho con bú.
Vì phải đảm nhiệm trọng trách lớn lao là mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ, đồng thời có cấu tạo cơ thể, có kỳ kinh nguyệt hàng tháng nên phụ nữ tất yếu cũng có nhiều băn khoăn, thắc mắc hơn đối với việc tiêm vắc xin phòng Covid-19. Dẫu biết rằng tiêm vắc xin là cách phòng tránh nguy cơ bị lây nhiễm bệnh hiệu quả nhất trong thời điểm hiện tại nhưng nếu bạn đang trong một thời kỳ đặc biệt như kỳ kinh nguyệt, mang thai hay cho con bú thì liệu có thể tiêm vắc xin được hay không?
Đó là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ trong thời điểm hiện tại. Giải đáp thắc mắc này, Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới Việt Nam đã cung cấp thông tin như sau:
Trước hết, chúng ta cần biết rằng không có bằng chứng khoa học về việc vắc xin ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới hay nữ giới. Vắc xin Covid-19 không thể can thiệp đến hoạt động của cơ quan sinh sản. Vì vậy, bạn hãy yên tâm rằng vắc xin Covid-19 sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.
Đối với các bạn nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, không có lý do gì để không tiêm vắc xin.
Chị em đang mang thai cần biết rằng khi mang thai, bạn có nguy cơ mắc Covid-19 nặng hơn, nhưng hiện tại có rất ít dữ liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin phòng Covid-19 trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ mang thai có thể được tiêm vắc xin nếu lợi ích của nó lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm vi rút SARS-CoV-2 (ví dụ: cán bộ y tế) hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng (đang mắc bệnh nền) nên tư vấn với bác sĩ để cân nhắc việc tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Tôi đang cho con bú, có nên tiêm vắc xin hay không? Câu trả lời là có! Phụ nữ sau sinh và bà mẹ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin, vắc xin an toàn cho cả mẹ và bé. Vì vậy, bạn không cần phải tạm ngưng cho con bú sau khi tiêm vắc xin.
Nguồn và ảnh: World Health Organization Viet Nam
Chuyên gia nói gì về người tiêm 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19 liên tiếp? Một nhân viên làm việc ở Phòng khai thác hàng xuất khẩu của Công ty CP dịch vụ hàng hóa sân bay Tân Sơn Nhất đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 trong buổi tiêm phòng chiều ngày 22/6. Ảnh minh họa. Ngày 23/6, thông tin trên báo Tiền Phong, nam nhân viên tên V.H.M là nhân viên bốc xếp của Công...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thời điểm uống nước chè xanh tốt nhất

Ăn trứng gà mỗi ngày, điều gì xảy ra?

Uống trà xanh mỗi ngày, cơ thể bạn có những thay đổi đáng kinh ngạc này

Top 5 loại thực phẩm nên hạn chế ăn khi đi du lịch

Điểm danh những tác dụng không ngờ của rau diếp cá bạn nên biết

Thú cưng giúp ích gì cho bệnh nhân ung thư?

3 món nên ăn trong bữa nhậu để giảm tác hại rượu bia

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

Trị phồng rộp da do cháy nắng
Có thể bạn quan tâm

Nhóm "trẻ trâu" đâm 2 người trọng thương vì cho rằng bị cúp đầu xe
Pháp luật
12:44:15 02/05/2025
Madonna, Diana Ross, Stevie Wonder sẽ tham dự Met Gala
Sao âu mỹ
12:40:49 02/05/2025
Vụ giáo viên bị tát, đẩy ra đứng giữa trời mưa: Bài học đau xót!
Tin nổi bật
12:35:18 02/05/2025
Nga cảm ơn Mỹ vì hỗ trợ quân sự trong Thế chiến II
Thế giới
12:30:33 02/05/2025
Nữ diễn viên bị "Càn Long" Trương Quốc Lập chèn ép giờ ra sao khi lấy chồng hơn 17 tuổi?
Sao châu á
11:36:45 02/05/2025
Du khách Tây Nguyên đổ về Phú Yên 'giải nhiệt' dịp lễ 30/4 và 1/5
Trắc nghiệm
11:21:44 02/05/2025
Xiaomi chính thức 'bỏ rơi' 7 mẫu điện thoại phổ biến
Đồ 2-tek
11:18:47 02/05/2025
Chỉ thay đổi một thói quen nhỏ khi đi chợ, tôi tiết kiệm gần 500.000 đồng mỗi tháng mà bữa ăn vẫn đủ món ngon
Sáng tạo
11:09:52 02/05/2025
Hình ảnh lạ xuất hiện giữa đại dương khiến các nhà khoa học đau đầu: Bí mật là gì?
Lạ vui
11:06:52 02/05/2025
Samsung muốn biến điện thoại Galaxy thành máy ảnh DSLR
Thế giới số
10:51:54 02/05/2025