Mọi máy bay Mỹ không thoát khỏi lưới lửa S-500 của Nga?
Các máy bay tàng hình mới nhất của Mỹ như F-22, F-35 hay máy bay ném bom B-2 sẽ “không có cửa” khi đối mặt với lá chắn lửa S-500.
Hệ thống phòng không S-500 của Nga là loại mạnh nhất hiện nay.
Quân đội Nga dự kiến sẽ tiếp nhận mẫu đầu tiên của hệ thống phòng thủ Almaz Antey S-500 trong tương lai gần. Trong khi đó, hệ thống phòng không S-350 Vityaz vẫn được thử nghiệm nhằm thay thế “rồng lửa” S-300PS.
“Chúng tôi hy vọng sẽ sớm có trong tay hệ thống phòng không S-500″, Thiếu tướng Viktor Gumyononny, tổng chỉ huy lực lượng phòng không của Không quân Nga, trả lời hãng tin TASS. Hệ thống S-500 được cho là bao phủ toàn bộ độ cao 200 km từ mặt đất và có thể tiêu diệt mọi tên lửa đạn đạo từ vũ trụ với bán kính kiểm soát 645 km.
Tính cơ động cao.
Hệ thống S-500 đầu tiên dự tính được dùng để bảo vệ thủ đô Moscow và vùng trung Nga. Theo tờ National Interest, không chỉ hữu hiệu trong việc diệt tên lửa, S-500 còn đủ sức bắn phá mọi máy bay hiện đại nhất ngày nay của Mỹ như chiến đấu cơ đắt đỏ nhất thế giới F-35, máy bay ném bom tàng hình B-2, chiến đấu cơ tàng hình F-22 hay “pháo đài bay” B-52.
Tổ hợp S-500 có thể phát hiện và tấn công đồng thời 10 tên lửa đạn đạo với vận tốc 7km/giây. Ngoài ra, hệ thống này sử dụng đầu đạn đánh chặn giống loại với hệ thống tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD của Mỹ đang đặt ở Hàn Quốc.
Video đang HOT
Tầm bảo vệ 645 km.
Cũng giống như các hệ thống phòng không hiện đại khác, S-500 có tính cơ động cao và sử dụng hệ thống radar phức hợp nhằm ngăn chặn các mối đe dọa từ xa. Hệ thống này sử dụng radar chiến đấu 91N6A, radar kiểm soát 96L6-TsP cũng như radar đa kênh 76T6 và radar tác chiến 77T6 ABM.
Hệ thống phòng không S-350 được xem là con bài chiến lược thay thế hoàn toàn các hệ thống cũ như S-300 PS, chuyên tiêu diệt các mục tiêu tầm trung. “Việc thử nghiệm hệ thống S-350 đang được thực hiện gấp rút”, ông Gumyonny nói. “Hệ thống phóng đầu tiên đã thiết kế thành công và cho thấy tính năng vượt trội so với phiên bản tiền nhiệm S-300PS.
Radar ưu việt.
Dự kiến, Nga sẽ kết hợp S-500 đời mới với S-350 và các phiên bản S-300, S-300VM4 để tạo ra một lá chắn lửa không thể xuyên phá. Một quan chức Mỹ giấu tên từng nói dù Liên Xô tan rã nhưng nước Nga ngày nay vẫn không hề suy yếu trong công tác nghiên cứu tên lửa và hệ thống phòng không.
Bảo vệ ở phạm vi 200 km.
Thậm chí, tên lửa của Nga còn sở hữu nhiều tính năng mà Mỹ phải “thèm khát”. Thực tế, các mẫu máy bay tàng hình của Mỹ sẽ phải rất khó khăn mới vượt qua được lưới lửa phòng không này.
Theo Danviet
Máy bay ném bom B-2 "sẵn sàng chiến tranh gấp 1.000 lần"
Loại chip mới nhanh gấp 1.000 lần vi xử lý cũ và tăng tính sẵn sàng chiến đấu của máy bay ném bom tàng hình B-2.
B-2 có thể mang theo 15 tấn vũ khí.
Tất cả 20 máy bay ném bom tàng hình B-2 của Không quân Mỹ vừa được trang bị chip xử lý hoàn toàn mới trong kế hoạch hiện đại hóa của quân đội nước này. Loại chip mới giúp cải thiện sự gắn kết giữa các loại vũ khí và cho phép nâng cấp phần mềm nhanh hơn.
Không quân Mỹ trên trang web của mình cũng khẳng định chip xử lý mới giúp tăng tốc độ điều khiển và hệ thống máy bay lên khoảng 1.000 lần. Điều này đồng nghĩa máy bay trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu gấp 1.000 trước đây, Không quân Mỹ tuyên bố.
"Chip kiểm soát xử lý của máy bay ném bom B-2 đã được thay thế bằng chip mới. Sự nâng cấp này là rất quan trọng và giúp cho khả năng xử lý nhanh gấp 1.000 lần phiên bản cũ", trung tướng Jon Norman, giám đốc chương trình nâng cấp thuộc Không quân Mỹ trả lời bằng văn bản.
Chip mới được gọi tên khác là "Chip siêu tần cấp cao" đã được lắp đặt xong từ tháng 8 năm ngoái và thử nghiệm thành công, theo phát ngôn viên Không quân Mỹ Michael Hertzog.
Tiếp dầu trực tiếp trên không trung.
Chip mới nhanh hơn giúp hệ thống điều khiển, radar, cảm biến, thông tin liên lạc trên máy bay hoạt động chính xác và hiệu quả hơn. Việc tấn công, tiêu diệt kẻ thù nhờ thế cũng ưu việt hơn rất nhiều lần phiên bản cũ. Thời gian phản xạ để tiêu diệt mục tiêu được giảm bớt và cho phép B-2 ném bom hiệu quả hơn nhiều.
Hệ thống dây cáp truyền dẫn bằng ống đồng cũng được thay thế bằng sợi thủy tinh do máy bay B-2 được nghiên cứu, chế tạo từ những năm 1980. Trong tương lai không xa, B-2 sẽ được gắn thêm vũ khí hạt nhân thế hệ mới mang tên B-61 Mod 12. Tên lửa hành trình tầm xa có thể gắn đầu đạn hạt nhân (LRSO) cũng nằm trong dự kiến gắn lên B-2.
B-2 thả bom.
Tên lửa LRSO dùng để tấn công những kẻ thù có mức độ nguy hiểm cao bằng cách khai hỏa từ xa và tránh cho B-2 phải đối diện các cuộc không chiến. Hiện tại, B-2 sử dụng hệ thống tên lửa hành trình phòng không (ALCM), loại thường được sử dụng trên máy bay ném bom B-52 đời cũ.
Máy bay ném bom chiến lược B-2 có thể chở theo 13 tấn bom thông thường. Hiện nay, hầu hết máy bay B-2 đậu ở căn cứ Whiteman tại bang Missouri. B-2 có thể lên độ cao 15km và chở tối đa 15 tấn bom.
Đây được xem là một trong 3 át chủ bài của Không quân Mỹ.
B-2 gia nhập biên chế Không quân Mỹ từ năm 1980, từng tham chiến ở Iraq, Libya và Afghanistan. Máy bay này có thể di chuyển 9.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu.
Theo Danviet
Mỹ sẽ gửi F-22, tàu ngầm hạt nhân tới Hàn Quốc Mỹ nhất trí triển khai các thiết bị chiến lược trong cuộc tập trận chung thường niên với Hàn Quốc vào tháng tới, khi Triều Tiên đang leo thang căng thẳng bằng vụ phóng tên lửa đạn đạo. Chiến đầu cơ F-22. Ảnh: Wikipedia "Hai bên nhất trí gửi thiết bị chiến lược của Mỹ, như các chiến đấu cơ tàng hình F-22...