Mối lo “sói đơn độc” thời hậu IS
Tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) hồi cuối tháng 12 năm ngoái đã tấn công một trạm kiểm soát của cảnh sát ở thành phố Ismailia (Ai Cập), lấy đi sinh mạng của 4 người, gồm 3 cảnh sát, và làm 12 người khác bị thương.
Đây được xem như một lời nhắc nhở rằng mặc dù đã mất “ vương quốc Hồi giáo” hồi năm 2019 nhưng IS vẫn rất nguy hiểm và một lần nữa đặt ra mối lo ngại về những “con sói đơn độc”.
Các tay súng IS thời hoàng kim. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Đây không phải lần đầu tiên IS tấn công Ismailia. Cách đó một tháng, lực lượng này cũng đã thực hiện một cuộc tấn công khác tại đây. Và trong năm qua, IS đẩy mạnh hoạt động ở bán đảo Sinai cũng như tại các khu vực khác của Ai Cập. Song, đây chỉ là một phần của chiến dịch rộng lớn hơn của IS ở châu Phi.
Vào thời kỳ “hoàng kim” trong giai đoạn 2014-2017, các cuộc tấn công “sói đơn độc” hay thường được gọi là các cuộc tấn công “lấy cảm hứng từ IS” rất được IS “chuộng”. Chúng khi đó đã phát triển một hệ thống tinh vi để chỉ đạo những “con sói đơn độc” ở các nước phương Tây thông qua chi nhánh nước ngoài của hệ thống tình báo gọi là Amn al-Kharji. Song, chỉ một số nhỏ các cuộc tấn công của IS trong giai đoạn đó được phân loại là cuộc tấn công “sói đơn độc”.
Theo giới chuyên gia, hầu hết các cuộc tấn công “sói đơn độc” của IS là kết quả mạng lưới và hệ sinh thái rộng lớn hơn, trong đó nuôi dưỡng và hỗ trợ các cuộc tấn công như vậy. Các chuyên gia cho rằng những kẻ thực hiện cuộc tấn công “sói đơn độc” thường là những kẻ dị thường. Dẫu vậy, IS đã cố gắng tận dụng những “con sói đơn độc” để thực hiện những cuộc tấn công, bởi ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả.
Lực lượng này thậm chí ra mắt cuốn sách mang tên “Những con sói đơn độc”, trong đó hướng dẫn cho tín đồ trên toàn thế giới để họ có thể tự thực hiện các cuộc tấn công khủng bố mà không cần phải liên hệ với chúng. Theo hướng dẫn, các bước thực hiện một cuộc tấn công bao gồm “cạo râu, mặc âu phục, sử dụng loại nước hoa phổ biến đồng thời mã hóa điện thoại”. Cuốn sách khuyến khích “bất kỳ con sói đơn độc nào cũng phải cố gắng hòa nhập vào cộng đồng địa phương” và “cố gắng luôn giống như bất kỳ khách du lịch bình thường hay truyền thống nào”.
Do hầu như không thể bị phát hiện và triệt phá, bất chấp các biện pháp giám sát chặt chẽ bằng con người và kỹ thuật, những “con sói đơn độc” thực sự đặt ra nhiệm vụ khó khăn nhất cho cảnh sát và các cơ quan an ninh. Giới chuyên gia lo ngại, với phương tiện truyền thông hiện đại như hiện nay, IS và những kẻ tấn công khủng bố khác có thể dễ dàng truyền bá thông điệp của chúng trên khắp thế giới. Người ta tin rằng IS nhắm vào những cá nhân mắc chứng rối loạn tâm lý, xã hội và có tiền án để từ từ biến họ thành những “con sói đơn độc”. Chính việc họ không tương tác với người khác khiến cho việc theo dõi và ngăn chặn hành động của họ là gần như không thể, làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của thế giới trong tương lai.
Giới chuyên gia cho biết mặc dù không còn kiểm soát những vùng đất rộng lớn tại Iraq và Syria nhưng IS vẫn là mối đe dọa ở một khu vực đầy biến động như Trung ông cũng như ở một số nước như Afghanistan hay một số khu vực ở châu Phi. Các chuyên gia lo ngại, IS trong năm nay sẽ tìm cách đưa 10.000 tay súng của chúng ra khỏi các nhà tù ở Syria. Hơn nữa, có những lo ngại rằng cuộc tấn công trên bộ của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria có thể tạo điều kiện hoàn hảo để IS một lần nữa giành lại chính quyền.
Theo chuyên gia chống khủng bố Matthew Henman, kể từ khi những thành trì cuối cùng của IS tại Syria rơi vào tay các lực lượng do phương Tây hậu thuẫn, hoạt động của IS đã “suy giảm đáng kể”. Thế nhưng, mức độ đe dọa, hoạt động điều hành của chúng vẫn nhất quán một cách hợp lý trong khoảng thời gian đó. “Tại các khu vực quan trọng khác, IS đã duy trì nhịp độ bạo lực ổn định” – ông Henman cho biết. Theo ông Henman, IS và các chi nhánh của chúng đang tập trung khai thác những bất ổn trong khu vực và luôn có kế hoạch tái chiếm lãnh thổ.
IS thừa nhận thực hiện vụ tấn công chốt kiểm soát an ninh tại Ai Cập
Ngày 31/12, Tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã thừa nhận thực hiện vụ tấn công chốt kiểm soát an ninh ở thành phố Ismailia ven kênh đào Suez của Ai Cập chiều 30/12, khiến 3 cảnh sát và 1 dân thường thiệt mạng.
Cảnh sát Ai Cập gác trên một đường phố ở El-Arish, Bán đảo Sinai. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn các nguồn tin từ Bộ Nội vụ Ai Cập và cơ quan an ninh thành phố Ismailia cho biết thêm lực lượng an ninh đã tiêu diệt 1 phần tử có vũ trang. Tuy nhiên, 1 đối tượng khác đã tẩu thoát khỏi hiện trường vụ tấn công.
Trong khi đó, hãng tin AP (Mỹ) dẫn số liệu tại một bệnh viện địa phương cho biết vụ tấn công trên còn khiến 12 người bị thương, phần lớn là lính nghĩa vụ.
Trong nhiều năm qua, IS đã tiến hành nhiều vụ tấn công khủng bố tại Bán đảo Sinai và các địa phương khác ở Ai Cập, chủ yếu nhằm vào lực lượng an ninh, người Cơ đốc giáo thiểu số và những người mà IS cho là liên quan đến cảnh sát và quân đội. Các vụ tấn công của IS đã giảm từ tháng 2/2018 khi quân đội Ai Cập triển khai một chiến dịch quy mô lớn tại Sinai cũng như nhiều khu vực ở Đồng bằng sông Nile và các sa mạc dọc biên giới phía Tây nước này giáp Libya. Mặc dù vậy, hồi tháng 5/2022, ít nhất 11 binh sĩ Ai Cập đã thiệt mạng trong một vụ tấn công nhằm vào một trạm bơm nước ở phía Đông kênh đào Suez.
Hơn 300 chiến dịch truy quét IS được tiến hành tại Iraq và Syria trong năm 2022 Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Chỉ huy Trung tâm của Mỹ (CENTCOM) ngày 29/12 cho biết trong năm 2022, quân đội nước này và các lực lượng đối tác ở Iraq và Syria đã tiến hành hàng trăm chiến dịch truy quét tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, trong đó tiêu diệt hoặc bắt sống hơn 1.000 tay...