Mỗi lần về quê chồng lại đưa cả danh sách dài bảo vợ sắm sửa “cấm được thiếu”, “tức nước vỡ bờ” cô vợ quả quyết hành động
Hai hôm sau Khoa về quê theo kế hoạch, anh cứ nghĩ sẽ có đủ thứ mình cần như mọi lần. Ai ngờ trước lúc lên đường mà Lệ vẫn chưa mua sắm gì.
Phụ nữ thật sự không sợ lấy chồng nghèo, họ chỉ sợ lấy phải người chồng vô tâm, không chịu thấu thiểu và chia sẻ với vợ. Có những chuyện thật đơn giản và hiển nhiên nhưng nhiều khi người đàn ông luôn cố tình không muốn hiểu cho vợ họ.
Lệ (32 tuổi) chia sẻ vợ chồng cô kết hôn được 3 năm và đã sinh được một bé gái vừa tròn 7 tháng tuổi. Hiện tại Lệ vẫn ở nhà trông con, cô dự định sau khi cai sữa bé mới đi làm lại.
“Hàng tháng chồng đưa cho tôi 8 triệu để chi tiêu sinh hoạt cho cả nhà, trên tổng số mức lương 15 triệu của anh ấy. Trong đó tôi phải nộp tiền nhà cộng với điện nước là 2.5 triệu, tiền bỉm sữa của con và ăn uống, sinh hoạt của cả hai vợ chồng nữa. Nói chung phải chi tiêu khá tính toán thì mới vừa hay đủ, chỉ cần vung tay mua cho con bộ quần áo đẹp thôi là tôi lại phải cắt xén các khoản chi khác bù sang, chứ nào được rộng rãi, dư dả gì”, Lệ nói.
Ấy vậy nhưng Khoa – chồng Lệ, cho rằng con số 8 triệu anh đưa cho vợ là rất nhiều rồi. Hỏi thăm mới biết bạn bè, đồng nghiệp của họ chẳng ai đưa cho vợ được 8 triệu/tháng cả, may lắm thì 5, 6 triệu. Thậm chí có người còn mang về cho vợ được 2, 3 triệu, cá biệt có ông chồng chẳng hề đưa cho vợ đồng nào mà vợ họ vẫn vui vẻ bình thường.
Ảnh minh họa
Mỗi lần nghe Lệ than thở chuyện chi tiêu tốn kém là Khoa lại cho rằng vợ “sướng chẳng biết đường sướng” hoặc “không biết tiết kiệm, chẳng có đầu óc tính toán”. Nếu chỉ vậy thì Lệ cũng đành nín nhịn cho nhà cửa êm ấm. Thế nhưng điều khiến Lệ ấm ức và bức xúc là mỗi lần Khoa về quê, anh sẽ đưa cho vợ tờ giấy ghi kín cả trang quà cáp rồi bảo vợ đi mua.
“Nhớ sắm cho đầy đủ, không được sót món nào đâu đấy”, Khoa nghiêm giọng nhắc nhở Lệ. Tất nhiên Khoa không đưa tiền, bởi anh cho rằng mỗi tháng đưa cho Lệ từng ấy, cô phải có ý thức để ra một khoản tiết kiệm. Số tiền dành dụm ấy chính là để dùng cho những trường hợp như thế này.
Video đang HOT
“Một, hai lần đầu tôi thanh minh, giải thích, thậm chí đưa cả bảng chi tiêu ghi chép cụ thể trong tháng ra cho chồng xem. Song anh ấy không buồn nhìn đã gạt đi ngay. Chồng tôi bảo anh ấy là đàn ông không quan tâm đến những chuyện vụn vặt, tủn mủn này. Tiền có từng ấy, nếu tôi không để được ra xu nào thì nghĩa là tôi kém cỏi, không biết chi tiêu. Còn ra lệnh cho tôi muốn làm thế nào thì làm, đồ anh ấy cần mua mang về quê biếu xén bố mẹ và họ hàng phải có đủ”, Lệ chia sẻ.
Dẫu ấm ức vô cùng nhưng Lệ không biết phải làm sao cho chồng hiểu rằng 8 triệu anh đưa thật ra chẳng nhiều nhặn gì. Tháng ấy mà con ốm phải đi viện thì coi như tiền ăn bị thâm hụt, lần nào ra chợ cô cũng phải tần ngần đứng rất lâu chẳng biết mua gì.
Nghĩ đi nghĩ lại Lệ đành đi vay tiền để mua đồ cho chồng về quê mỗi lần như vậy. Khoảng 2 tháng Khoa sẽ về quê 1 lần, mỗi lần mua sắm cũng cỡ vài triệu. Lệ tự an ủi mình rằng, thôi coi như đó là tiền cô đóng góp cho gia đình, đợi con lớn đi làm lại thì tình trạng này cũng sẽ chấm dứt.
Đợt vừa rồi Lệ mới cai sữa con và bắt đầu nộp hồ sơ xin việc đi làm lại. Khi cô còn chưa tìm được việc thì Khoa lại có chuyến về quê, Lệ câm lặng nhìn tờ giấy chồng đưa như thường lệ, tờ giấy A4 ghi ghép kín mít những thứ anh cần. Lệ để ý dường như danh sách này càng ngày càng dài ra thì phải.
Tháng vừa rồi Lệ bị ốm, con cũng ốm, tiền Khoa đưa không đủ, cô đã phải đi vay rồi. Chán nản cùng cực, Lệ quyết định không nín nhịn nữa, bởi hình như cô càng “biết điều” thì Khoa lại cho rằng mình đúng và càng được nước lấn tới.
Ảnh minh họa
2 hôm sau Khoa về quê theo kế hoạch, anh cứ nghĩ sẽ có đủ thứ mình cần như mọi lần. Ai ngờ trước lúc lên đường mà Lệ vẫn chưa mua sắm gì, anh tức giận chất vấn thì Lệ đặt vào tay anh 8 triệu đồng kèm lời tuyên bố:
“Từ tháng tới anh cầm 8 triệu rồi chi tiêu nhé. Tôi được nhận đi làm rồi nên sẽ đưa tiền cho anh. Đấy, tôi lo cho kinh tế cả nhà luôn, chẳng cần anh phải đóng góp gì. Nhớ chi tiêu tiết kiệm để mỗi lần tôi về quê còn có tiền sắm đồ cho vợ nhé”.
Lệ tâm sự: “Chồng tôi tức điên, ném tiền rơi tung tóe rồi trách móc, lên án vợ đủ điều. Tôi nói thẳng anh ấy không chấp nhận thì mỗi người mỗi ngả là cách duy nhất. Nghe vậy chồng tôi hậm hực tuyên bố sẽ cầm tiền chợ. Chuyện sau đó thì không cần phải nghĩ cũng biết, chẳng qua nhiều khi các ông chồng cố tình không muốn hiểu mà thôi. Về sau chồng tôi nài nỉ vợ tay hòm chìa khóa mà tôi từ chối. Vợ chồng tôi lập quỹ chung, hai người cùng quản lý và chi tiêu, buộc anh ấy phải tham gia vào chuyện trong nhà, để chuyện cũ không còn lặp lại nữa”.
Chuyện tài chính trong gia đình, nhiều khi có thể gây ra rạn nứt tình cảm vợ chồng, thậm chí làm đổ vỡ cả một cuộc hôn nhân. Hy vọng mỗi người có thể thấu hiểu, nhường nhịn để vợ chồng tìm ra được tiếng nói chung, từ đó giữ nhà cửa luôn êm ấm, hạnh phúc.
Về đến nhà không thấy bác giúp việc đâu, tôi lặng người khi thấy 5 triệu đồng để trên bàn kèm nụ cười nham hiểm của mẹ chồng
Lần này, mẹ chồng hành xử thật quá đáng!
Nhà tôi bao năm qua đã gắn bó với một bác giúp việc tên Mai. Bác ấy là người giúp việc cũ của bạn thân tôi nhưng nhà nó bây giờ sang nước ngoài định cư. Đúng lúc nhà tôi lại cần người phụ giúp các công việc nội trợ nên tiện thì thuê luôn bác Mai.
Người phụ nữ 50 tuổi này cẩn thận, làm mọi thứ chỉn chu đâu ra đấy. Thời gian đầu có một vài mâu thuẫn, sai lầm nhỏ nhưng chẳng qua chỉ là chưa thích nghi được thôi. Tôi vẫn kiên nhẫn chỉ bảo cho bác ấy từng tí một, cộng thêm việc bác là người chịu khó lắng nghe nên dần dần bác khiến vợ chồng, con tôi rất ưng ý.
Tính đến nay bác Mai đã làm việc được cho nhà tôi hơn 4 năm trời. Mỗi tháng tôi trả bác 7 triệu đồng, đưa luôn vào đầu tháng. Nói vậy là đủ hiểu vợ chồng tôi tin tưởng bác cỡ nào. Ngoài ra, ở quê bác Mai còn có một người con trai hoàn cảnh cũng khó khăn, lấy vợ xong thì chăm vợ bị bại liệt nên kinh tế thiếu thốn. Tôi biết 7 triệu không phải con số lớn nhưng cũng đủ để bác gửi về quê. Sống với vợ chồng tôi, bác chẳng phải chi tiêu gì, ăn uống chung nên 7 triệu lương coi như là cầm không.
Bác Mai đối tốt với vợ chồng, con cái tôi thậm chí là cả hàng xóm, những người thân đến nhà. Ai cũng quý bác ấy vì tính thật thà, không toan tính mưu mẹo gì. Song chỉ có mẹ chồng là chẳng hề ưa bác giúp việc nhà tôi. Bà ấy cho rằng 7 triệu/tháng trả cho người giúp việc là quá nhiều, không cần thiết. Cũng chính vì mức lương cao, nên mẹ chồng mỗi lần lên đây chơi lại săm soi, bắt lỗi từng tí một với người giúp việc.
Ảnh minh hoạ.
Nói đúng ra, mẹ chồng tôi chỉ hơn bác Mai khoảng 5 tuổi, nhưng giọng lúc nào cũng trịch thượng, quá quắt. Thậm chí nhiều khi đích thân chồng tôi phải đứng ra để hòa giải. Từ sâu trong thâm tâm, tôi biết sự nóng nảy của mẹ chồng dành cho bác giúp việc là vì đâu. Bà ấy biết thừa tôi đi làm kiếm được nhiều tiền hơn chồng, công việc bận bịu nên mới phải thuê người giúp việc.
Mẹ chồng sợ nhất là để con dâu lấn át, nên dĩ nhiên bà ấy trút giận lên người giúp việc cũng chỉ là để ngầm "dằn mặt" tôi. Mẹ chồng mong mỏi tôi sẽ giống như phần lớn những người phụ nữ khác, ở nhà làm nội trợ, chồng đi làm nuôi, quanh năm gắn bó với 4 bức tường bí bách.
Và rồi giọt nước tràn ly, cũng đến ngày mẹ chồng quyết làm mạnh tay như để đâm vào trái tim tôi nhát dao chí mạng.
Hôm đó về nhà, tôi không thấy bác giúp việc đâu cả, chỉ có mỗi mẹ chồng ngồi ngoài phòng khách. Ban đầu tôi còn tưởng bác Mai chạy ra chợ mua đồ ăn nhưng không phải, đúng là bác ấy đã dọn sạch sẽ đồ đạc ra khỏi nhà tôi và về quê. Tôi gọi điện thì bác cũng chẳng nghe.
Ảnh minh hoạ.
Khỏi phải nói, tôi bối rối đến cùng cực. Trên bàn uống nước lúc ấy có 5 triệu đồng, mẹ chồng cười nham hiểm rồi nói thẳng:
"Tao đuổi bà ấy về rồi. Làm việc cho nhà người ta mà suốt ngày chểnh mảng đi buôn chuyện. Tháng này con đưa bà ấy 7 triệu từ đầu tháng nhưng mẹ bắt bà ta trả 5 triệu, cho 2 triệu tiền xe về quê. Cái thói người giúp việc ở đâu mà như vậy. Từ giờ con cũng chú ý đến việc nhà một chút, đừng chỉ làm việc ở công ty. Như thế gia đình mới đầm ấm, hạnh phúc lâu bền được."
Nói đoạn, mẹ chồng bỏ vào bên trong nhà. Tôi lặng người, không biết phải giải quyết sao. Tối hôm đó, bác Mai gọi điện cho tôi xin lỗi, nói sẽ nghỉ làm ở nhà tôi để về quê chăm con dâu. Bác cũng chia sẻ không thể chịu được mẹ chồng tôi gây sức ép. Tôi biết bây giờ khuyên bác quay lại sẽ khó nên để một thời gian nữa mới thuyết phục. Tôi cũng chuyển khoản cho bác 5 triệu đồng kia coi như món quà cảm ơn.
Còn về phía mẹ chồng, tôi quả thật không biết nói sao. Chồng tôi đứng giữa cũng cực kỳ khó xử. Đâu dễ gì tìm được người giúp việc tận tâm như bác Mai cơ chứ? Tôi cảm thấy mệt mỏi, bản thân ngột ngạt giữa những điều vô lý của mẹ chồng!
Chị hàng xóm bỗng dưng có thai, đến khi bầu 6 tháng thì chị mang "cả gia tài" qua nhờ chồng tôi giúp một việc kỳ quặc Sống cạnh phòng nhau cả năm rồi mà tôi không biết tên chị hàng xóm. Thế mà đột ngột chị chạy qua cầu xin vợ chồng tôi giúp đỡ. Vợ chồng chúng tôi lấy nhau đã 4 năm nay, chưa có con, cả hai phải nghỉ việc ở quê để lên thành phố chữa trị hiếm muộn. Chúng tôi thuê phòng trọ ở,...