Mới hơn 10 năm tuổi, kiến trúc chip RISC-V đã được NASA lựa chọn để bay ra ngoài không gian
Thay vì các bộ xử lý phổ biến hiện nay, NASA đã quyết định lựa chọn kiến trúc chip RISC-V vẫn còn khá mới mẻ để phát triển bộ xử lý cho các máy tính trên tàu vũ trụ trong tương lai.
NASA đang lên kế hoạch cho một dự án bộ xử lý mới để trang bị cho các máy tính sẽ bay ra ngoài vũ trụ trong tương lai. Có tên gọi High-Performance Spaceflight Computing (HPSC), dự án này được NASA hứa hẹn sẽ mang lại khả năng tính toán nhanh hơn “ít nhất 100 lần” so với các máy tính hiện nay trên tàu vũ trụ – vốn được phát triển từ gần 30 năm trước.
Đáng chú ý, thay vì lựa chọn các kiến trúc CPU thường thấy như x86 của Intel hay ARM, lần này bộ xử lý được NASA lựa chọn dùng kiến trúc RISC-V, một kiến trúc CPU vẫn còn lạ lẫm với hầu hết người dùng trên thế giới để trang bị cho các tàu không gian của mình. Bộ xử lý này sẽ là sự hợp tác giữa hai công ty SiFive và Microchip.
Hiện SiFive là một trong những tên tuổi đi đầu về thiết kế nhân CPU dùng kiến trúc RISC-V và cũng là hãng đi đầu trong việc quảng bá kiến trúc tập lệnh này. Còn đối với Microchip, một trong các lý do giúp họ được NASA lựa chọn vì nổi tiếng với việc tạo ra các thiết bị có khả năng chống bức xạ – một yếu tố quan trọng cho các nhiệm vụ ngoài không gian.
So với các kiến trúc như x86 trong CPU của Intel và AMD, hoặc trong các thiết kế chip của hãng ARM, kiến trúc tập lệnh RISC-V có tuổi đời khá non trẻ. Mới được khởi xướng từ năm 2010 tại trường Đại học California, RISC-V là một kiến trúc tập lệnh mã nguồn mở miễn phí, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc về hiệu quả năng lượng nhưng không phải trả tiền như bản quyền cho những công ty như ARM.
Nhờ đó, RISC-V được kỳ vọng sẽ giúp giảm chi phí thiết kế bán dẫn do không phải chi trả chi phí bản quyền mỗi khi chúng được tích hợp trong các con chip. Từ đó, nó sẽ giúp giảm chi phí phần cứng và phần mềm nhờ sự cạnh tranh giữa những nhà cung cấp và khả năng tái sử dụng nhiều lần. Chính vì vậy, RISC-V được cho có tiềm năng trở thành đối thủ của nền tảng ARM trong tương lai.
Video đang HOT
Tuy nhiên, với tuổi đời còn non trẻ hiện tại các bộ xử lý RISC-V vẫn còn quá hiếm hoi so với hàng tỷ bộ xử lý sử dụng nền ARM hoặc x86 hiện nay. Tuy nhiên, kể từ khi hãng Huawei bị chính phủ Mỹ trừng phạt và không thể mua được các con chip có nguồn gốc công nghệ Mỹ, kiến trúc RISC-V bắt đầu nhận được sự chú ý do không vướng phải các giới hạn và rào cản về bản quyền công nghệ như các bộ xử lý hiện tại.
Điều đó giải thích lý do vì sao Trung Quốc hiện đang tập trung nghiên cứu phát triển các bộ xử lý nền RISC-V để giảm thiểu sự phụ thuộc vào các công ty bán dẫn phương Tây. Ngay cả Intel cũng đang quan tâm đến kiến trúc tập lệnh này khi e ngại rằng, các bộ xử lý x86 của họ không thể cạnh tranh nổi hiệu quả năng lượng của RISC-V trong dài hạn.
Theo số liệu của hãng Deloitte, số lượng nhân RISC-V đang lưu hành trên thế giới hiện tăng gấp đôi sau mỗi hai năm, nhờ một phần không nhỏ nỗ lực truyền bá tập lệnh này của hãng SiFive, vốn được sáng lập bởi những người đã tạo nên khái niệm Kiến trúc tập lệnh ISA.
Với kiến trúc được xây dựng dựa trên các nguyên tắc về hiệu quả năng lượng cũng như khả năng tùy chỉnh mạnh mẽ, dễ hiểu vì sao NASA lại lựa chọn kiến trúc RISC-V này cho các bộ xử lý của mình trong tương lai.
Kiến trúc trong nhân X280 của SiFive
Đại diện của SiFive cho biết việc NASA lựa chọn bộ xử lý dùng kiến trúc RISC-V cho thấy hiệu quả của phong trào mà họ đang thúc đẩy. Với việc xuất hiện trong các máy tính sẽ bay vào không gian của NASA, SiFive cùng các công ty chip RISC-V khác sẽ được hưởng lợi trong nhiều thập kỷ tới khi nền tảng này có thể được xem như sự thay thế cho các đối thủ.
Theo tuyên bố của SiFive, bộ xử lý HPSC của NASA sẽ có 12 nhân, với 4 nhân RISC-V đa dụng và 8 nhân xử lý vector chuyên dụng X280, nhằm mở rộng khả năng chạy các đoạn mã ứng dụng cho bộ xử lý RISC-V.
Niki Werkheiser, giám đốc Công nghệ Hoàn thiện của NASA, cho biết: ” Bộ xử lý tiên tiến cho tàu vũ trụ này sẽ có tác động to lớn đến các sứ mệnh không gian trong tương lai và thậm chí cho các công nghệ trên Trái Đất.”
” Nỗ lực này sẽ tăng cường khả năng hiện tại của tàu vũ trụ và mang lại các tính năng mới và cuối cùng có thể được sử dụng trong hầu như mọi nhiệm vụ không gian trong tương lai, tất cả đều được hưởng lợi từ khả năng tính toán bay mạnh mẽ hơn.”
Siêu du thuyền xa hoa 'đậm chất' tỷ phú từng thuộc sở hữu của nhà đồng sáng lập Google
Siêu du thuyền Senses trị giá 45 triệu USD từng thuộc sở hữu của tỷ phú đồng sáng lập Google Larry Page có kiến trúc hải quân đặc trưng, nội thất sang trọng và là du thuyền khám phá đắc lực.
Đồng sáng lập của Google, Larry Page (tài sản 92,8 tỷ USD) mua du thuyền dài 60 m trị giá 45 triệu USD mang tên Senses vào năm 2011 từ doanh nhân người New Zealand, Sir Douglas Myer. Bên trong con tàu có thể chứa tổng cộng 12 hành khách với nội thất sang trọng, hiện đại.
Du thuyền Senses được làm bởi nhà máy đóng tàu Schweers của Đức, hạ thủy vào năm 1999. Con tàu được thiết kế ngoại thất bởi Francis Design trong khi nội thất được Jack Setton Design và Grade New York đảm nhiệm. Senses có kiến trúc hải quân rõ rệt. Ảnh: Justin Sullivan
Senses có thân bằng thép và cấu trúc thượng tầng bằng nhôm, được trang bị 2 động cơ Deutz AG, cho tốc độ hành trình 21,8 km/h và tốc độ tối đa 26 km/h. Trên bảng xếp hạng những du thuyền lớn nhất thế giới, siêu du thuyền Senses xếp ở vị trí thứ 511.
Siêu du thuyền phù hợp để đáp ứng nhu cầu khám phá, với ngoại thất mạnh mẽ tương phản hoàn toàn với nội thất quyến rũ. Theo đó, bên trong du thuyền là nơi nghỉ ngơi sang trọng bất chấp thời tiết bên ngoài có khắc nghiệt đến mức nào. Ảnh: Boat International
Được chế tạo bởi Martin Francis, nội thất của con tàu kết hợp hài hòa giữa gỗ và nội thất màu kem mềm mại. Tất cả giao thoa với nhau nhờ điểm nhấn là các tác phẩm nghệ thuật đáng kinh ngạc từ bộ sưu tập của chủ sở hữu.
Trong số các cabin, có một căn phòng dành riêng cho chủ nhân du thuyền cùng hai phòng ngủ đôi và hai cabin đôi. Phòng có các cửa sổ lớn mở ra ngập tràn ánh sáng tự nhiên và tầm nhìn tinh tế ra đại dương. Một chiếc giường cỡ king được đặt ở trung tâm phòng cùng với phòng tắm và phòng thay đồ.
Phòng của khách và phòng của chủ sở hữu đều nằm ở boong dưới. Các cabin đôi giống hệt nhau, có bàn làm việc, ghế sofa và phòng tắm riêng với bồn tắm. Các cabin này cũng được đều được trang bị tivi, VCR và CD stereo. Ảnh: Superyacht Times
Các tính năng khác của du thuyền Senses còn có bể sục, phòng tập thể dục, phòng xông hơi khô và phòng xông hơi ướt. Trên boong trên của du thuyền là sân đỗ trực thăng trong khi các công nghệ khác như truyền hình vệ tinh, internet... đều được trang bị đầy đủ. Kho đồ chơi trên tàu của Senses cũng đặc biệt lớn, bao gồm thiết bị lặn, ván trượt nước và kéo cùng thuyền kayak. Ảnh: Superyacht Times
Năm 2021, Larry Page bán du thuyền Senses cho chủ nhân mới không rõ danh tính. Việc mua bán được xác nhận bởi Phil Redpath, Tổng giám đốc của Integrated Marine Group, công ty tiến hành công việc trang bị lại con tàu ở New Zealand. Có nguồn tin cho biết Larry Page có ý định bán con tàu từ năm 2019. Ảnh: Superyacht Times
Barcelona: Thành phố thông minh, không chỉ bởi công nghệ! Thủ phủ của xứ Catalunya kết hợp giữa quy hoạch kiến trúc đô thị, nghiên cứu sinh thái, ứng dụng khoa học công nghệ thông tin để đem lại lợi ích thiết thực và nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân thành phố. Nổi tiếng là một trung tâm sản xuất và thương mại dệt may, Barcelona đã phải đối...