Mối hiểm họa ẩn mình
Đầu tháng 4 này, 9 trẻ em đã thiệt mạng trong vụ nổ bom sót lại sau chiến tranh tại tỉnh Ghazni, miền Đông Afghanistan.
Vụ nổ xảy ra khi một nhóm em nhỏ từ 4-10 tuổi vô tình tìm thấy quả bom và coi đó là đồ chơi.
Lực lượng Taliban gác tại hiện trường một vụ tấn công ở Faizabad, tỉnh Badakhshan (Afghanistan). Ảnh: AFP/TTXVN
Hồi tháng 3, một vụ nổ bom tương tự ở tỉnh Helmand, miền Nam nước này cũng khiến 3 trẻ thiệt mạng và 2 em bị thương. Sau hơn 4 thập niên chứng kiến xung đột và chiến tranh, Afghanistan hiện là một trong những quốc gia có nhiều bom mìn còn sót lại nhất, cũng là quốc gia chịu nhiều thương vong do bom mìn gây ra nhất thế giới, mặc dù kể từ năm 1989, hơn 18 triệu quả bom mìn tại nước này đã được rà phá, giải phóng hơn 3.000km2 đất. Những sự việc thương tâm trên cho thấy hiểm họa do bom mìn sót lại sau chiến tranh vẫn hằng ngày rình rập cuộc sống của nhiều người dân.
Video đang HOT
Bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh và thiết bị nổ tự chế (IED) được xem là “mối hiểm họa ẩn mình” đe dọa trực tiếp hàng triệu người tại các khu vực đã và đang trải qua chiến tranh, xung đột trên khắp thế giới, từ Afghanistan, Sudan, Ukraine, Colombia đến Gaza. Theo tờ Guardian, kể từ năm 2001, lực lượng không quân Mỹ và NATO đã thả 20.000 tấn bom xuống Afghanistan, khoảng 10% trong số đó khi chạm đất không phát nổ và bị chôn vùi trong lòng đất, là nguy cơ đe dọa mạng sống của người dân (gần 100 người Afghanistan chết vì bom mìn còn sót lại sau chiến tranh mỗi tháng). Giới chuyên gia ước tính, với tốc độ rà phá như hiện nay, phải mất vài trăm năm nữa bom mìn sót lại tại Afghanistan mới được tháo gỡ hết. Thống kê cũng cho thấy bom mìn, vật liệu nổ vẫn được tìm thấy dọc đường, khu vực biên giới, gần nhà, trường học và nhiều địa điểm khác tại gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó, ước tính 60 triệu người trên thế giới sống trong rủi ro khi không có con đường khác đến trường, không có mảnh đất an toàn để trồng trọt và không được tiếp cận dịch vụ y tế gần nhất do mối đe dọa của bom mìn sót lại.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ), năm 2022 ghi nhận 9.198 người thương vong, tức là cứ 1 giờ trôi qua có hơn 1 người tử vong hoặc thương tật do bom mìn, vật liệu nổ gây ra. Dân thường vẫn là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nhất, chiếm 73% số thương vong nêu trên. Trẻ em là nhóm đặc biệt có nguy cơ cao.
Ngay cả khi chiến tranh và xung đột đã đi qua, trong lòng đất, trên những cánh đồng, dưới lòng sông hay giữa rừng cây vẫn ẩn chứa hiểm họa chết người của bom mìn, vật liệu nổ sót lại.
Trong thời bình, bom mìn vẫn nổ, con người vẫn chịu thương vong. Bom mìn sót lại có thể gây ô nhiễm đất và môi trường, đe dọa cuộc sống hằng ngày của người dân, cản trở hoạt động viện trợ phát triển và nhân đạo. Trong bối cảnh đó, năm nay, LHQ chọn chủ đề “Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình” cho Ngày Quốc tế nhận thức bom mìn và Hỗ trợ hành động tháo dỡ bom mìn (4/4) để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ dân thường và thúc đẩy hòa bình trong các khu vực xung đột, chống sử dụng bom mìn bừa bãi, sát hại thường dân vô tội.
Thời gian qua, chiến lược về hành động chống bom mìn của LHQ được xây dựng dựa trên 5 “trụ cột” chính gồm: giải phóng đất đai; giáo dục về những nguy cơ liên quan đến bom mìn; hỗ trợ nạn nhân; rà phá các loại bom mìn còn sót lại và thúc đẩy các công cụ pháp lý quốc tế. Chỉ tính riêng năm 2022, LHQ đã tài trợ cho hoạt động rà phá và phục hồi 163 km2 diện tích đất từng bị ô nhiễm bom mìn, trong đó khu vực rộng lớn nhất được phục hồi tại Iraq, Campuchia và Afghanistan. Cũng năm 2022, LHQ đã giúp hơn 5,5 triệu người được tiếp cận trực tiếp với giáo dục về những nguy cơ do bom mìn. Con số này cao gấp đôi so với năm 2021 và cao nhất kể từ khi bắt đầu theo dõi kết quả thực hiện Chiến lược 2019-2023. Bên cạnh đó, LHQ tiếp tục đạt được tiến bộ trong việc hỗ trợ nhu cầu của những người bị thương tật do tai nạn bom mìn. Năm 2022, có 14 chương trình của LHQ hỗ trợ các nạn nhân kết nối với dịch vụ do nhà nước hoặc các đối tác khác cung cấp.
Việt Nam cũng một trong số các quốc gia chịu hậu quả rất nặng nề của bom mìn sót lại sau chiến tranh. Từ năm 1975 đến nay, bom, mìn sót lại đã làm hơn 40.000 người thiệt mạng, 60.000 người bị thương, trong đó phần lớn là lao động chính trong gia đình và trẻ em. Trung bình mỗi năm bom mìn sót lại sau chiến tranh đã cướp đi tính mạng của hơn 1.000 người và hơn 1.300 người phải mang thương tật suốt đời. Trong 10 năm đầu thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010 – 2025, diện tích ô nhiễm bom mìn đã giảm xuống còn 5,6 triệu ha đất đai, tương đương 17,71% tổng diện tích của cả nước (trước năm 2010 là 6,1 triệu ha. Chương trình giai đoạn 2021-2025 đang được tích cực triển khai với mục tiêu sớm đưa Việt Nam thành quốc gia không còn thương vong do bom mìn sau chiến tranh.
Trong thông điệp năm 2024, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi các nước thành viên hỗ trợ Chiến lược Hành động bom mìn của LHQ: “Từng quốc gia, từng cộng đồng, hãy loại bỏ những vũ khí này trên thế giới, một lần và mãi mãi”, để thế giới có thể vĩnh viễn “giã từ” mối hiểm họa ẩn mình của bom mìn sót lại sau chiến tranh.
Một nhóm 9 trẻ em Afghanistan tử vong do chơi bom sót lại từ chiến tranh
Ngày 1/4, hãng thông tấn Bakhtar đưa tin 9 trẻ em thiệt mạng trong vụ nổ bom sót lại từ chiến tranh tại tỉnh Ghazni ở miền Đông Afghanistan.
Một thành viên Taliban gác gần hiện trường vụ đánh bom ở tỉnh Badakhshan, miền Bắc Afghanistan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Vụ nổ xảy ra ở khu vực Zadran, huyện Geero sau khi một nhóm em nhỏ từ 4 - 10 tuổi tìm thấy quả bom vào chiều 31/3 và lấy làm đồ chơi. Theo nhà chức trách địa phương, quả bom bất ngờ phát nổ khiến 9 em nhỏ thiệt mạng ngay tại chỗ. Trước đó, ngày 22/3, một vụ nổ bom tương tự xảy ra ở tỉnh Helmand ở miền Nam nước này cũng đã khiến 3 trẻ em thiệt mạng và 2 trẻ khác bị thương.
Sau hơn 4 thập niên chứng kiến xung đột và chiến tranh, Afghanistan hiện là một trong những quốc gia có nhiều bom mìn còn sót lại nhất trên thế giới.
Pakistan: Đánh bom làm 5 người bị thương Nhà chức trách Pakistan cho biết 4 trẻ em và 1 người lớn đã bị thương trong vụ nổ ở thành phố Peshawar ở Tây Bắc nước này ngày 5/12. Hiện trường vụ nổ bom ở thành phố Chaman, thuộc tỉnh Balochistan, Pakistan ngày 21/5/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Người phát ngôn Cơ quan cứu hộ khẩn cấp, Bilal Ahmad Faizi cho biết...