Môi giới chứng khoán thời 4.0: Buồn vui sau bảng điện
Bề ngoài, môi giới lúc nào cũng sang chảnh, nhàn hạ, nhưng đằng sau là không ít mồ hôi, nước mắt. Dưới áp lực doanh thu phí, giá trị tài sản ròng quản lý và sự kỳ vọng của khách hàng, nhiều môi giới đã phải rời bỏ thị trường, làm công việc khác, tìm lại sự tĩnh lặng và bình yên trong tâm hồn.
Các công ty chứng khoán lớn thường áp dụng mức tối thiểu cho môi giới khoảng 25 triệu đồng/tháng doanh thu phí, như vậy tổng giá trị giao dịch khoảng 12,5 tỷ đồng/tháng.
Kỳ cuối: Buồn vui sau bảng điện
Theo quy định, người môi giới phải có trình độ đại học, hoàn thành 4 khóa học: môi giới chứng khoán, phân tích, luật và cơ bản, sau đó thi để lấy chứng chỉ môi giới chứng khoán. Sau khi có chứng chỉ, người môi giới phải đáp ứng được các yêu cầu từ phía công ty chứng khoán.
Những yêu cầu cơ bản mà công ty chứng khoán nào cũng áp dụng đó là: giá trị tài sản ròng tối thiểu của nhóm khách quản lý, giá trị giao dịch và doanh thu phí hàng tháng.
Quan trọng nhất là chỉ tiêu doanh thu phí hàng tháng, đây là chi tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Nhóm công ty chứng khoán lớn thường áp dụng mức tối thiểu cho môi giới khoảng 25 triệu đồng/tháng doanh thu phí, như vậy tổng giá trị giao dịch khoảng 12,5 tỷ đồng một tháng.
Nhóm các công ty chứng khoán nhỏ, hoặc công ty có ngân hàng mẹ hỗ trợ, chỉ tiêu doanh thu phí tối thiểu có thể thấp hơn, tùy định hướng kinh doanh của mỗi công ty.
Với những bạn trẻ mới ra trường, muốn làm môi giới thực sự là một điều không dễ dàng. Kinh nghiệm chưa có, quan hệ cũng ít, vì thế việc phát triển khách hàng mới là điều hết sức khó khăn. Hai kênh phát triển khách hàng phổ biến của các môi giới trẻ là online và telesales.
Để làm online thành công, các bạn môi giới phải cố gắng tạo ra một hình ảnh tích cực trên mạng xã hội. Lối sống lành mạnh, đi đến những nơi sang chảnh, tham gia nhiều hoạt động xã hội. Xây dựng uy tín online, gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng tiềm năng để có thể phát triển được khách hàng.
Làm online thành công không những phải giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, môi giới còn phải giỏi marketing online. Bạn đủ tốt rồi, nhưng không biết cách xây dựng thương hiệu cá nhân và quảng bá hình ảnh thì cũng khó thành công.
Tuy là môi trường online, môi trường ảo, nhưng khách hàng cũng không khó nhận ra đâu là thật và đâu là ảo, thành công cần có thời gian và chiến lược cụ thể.
Ảnh Shutterstock
Số môi giới thành công bằng con đường online chủ yếu là những bạn biết xây dựng hình ảnh cá nhân, tần suất xuất hiện liên tục và đều đặn. Môi giới nào áp dụng các công cụ của cách mạng công nghiệp 4.0 thì càng thành công hơn.
Bên cạnh đó, làm việc theo nhóm, sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm với nhau là hết sức cần thiết. Nhưng đa phần sẽ chán nản, thất vọng sau một thời gian làm không thành công và từ bỏ để tìm một hướng đi phát triển khách hàng khác.
Còn những bạn tập trung vào telesales thì giọng nói phải tự tin, mạch lạc, nghiên cứu kỹ sản phẩm, dịch vụ của công ty mình và công ty đối thủ, tỉm ra được điểm khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ của mình để đem đến giá trị thực sự khách hàng cần. Sự kiên trì, nhẫn lại và phản ứng tích cực trước sự từ chối của khách hàng là điều cần thiết.
Video đang HOT
Ngày nay, quá nhiều cuộc gọi mỗi ngày để bán hàng của các dịch vụ tài chính, bất động sản làm đa số khách hàng cảm thấy phiền phức. Vì vậy, những người thành công trong việc tiếp cận khách hàng qua đường telesales không nhiều. Đôi khi, để khách hàng nhấc máy, lắng nghe bạn nói đã là thành công.
Từ giai đoạn khách hàng nghe bạn nói đến khi khách hàng đồng ý gặp mặt bên ngoài là một quãng đường dài, từ gặp gỡ đến việc trở thành khách hàng của môi giới là một giai đoạn cần sự tập trung, dịch vụ phải tốt, câu chuyện môi giới kể cho khách hàng nghe phải hấp dẫn.
Biết bao nhiêu cuộc gọi bị từ chối, bao nhiêu cái dập máy phũ phàng, bao nhiêu lần đi cafe nói về chuyện chứng khoán, chuyện trong nước và chuyện thế giới.
Bao nhiêu lần khách hàng cho “leo cây”, đến địa điểm hẹn ngồi đợi hàng tiếng rồi cuối cùng khách lại bận hoặc vì lý do gì đó không muốn gặp, hay đơn giản chỉ là một sự từ chối nhẹ nhàng.
Trước áp lực doanh số phí hàng tháng, không ít môi giới bỏ tiền túi ra để giao dịch, tạo phí cho chính mình. Thị trường thuận lợi thì vừa có phí, vừa kiếm được tiền, nhưng thị trường đảo chiều thì trái đắng nhận lại không ít.
Đôi khi, tài khoản “tự doanh” của môi giới lỗ, ảnh hưởng đến tâm trạng làm việc, kết quả công việc càng đi xuống. Những lúc như vậy, không những phải động viên, trấn an khách hàng, mà môi giới còn phải biết động viên chính mình.
Một số môi giới sáng tạo hơn và có nguồn tiền dồi dào thì lập một tài khoản tiền cho khách hàng có nhu cầu vay mua cổ phiếu trên chính tài khoản này.
Khách hàng chỉ cần đặt cọc 20 – 30% trên tổng giá trị cổ phiếu mua. Khách hàng chấp nhận phí và lãi suất cao hơn ngoài thị trường để tỷ lệ vay được cao hơn, có một đồng có thể mua lên đến 5 đồng.
Những môi giới quản lý “kho tiền” này thường có doanh thu phí cao, lúc nào cũng trong nhóm dẫn đầu của công ty. Đôi khi, thị trường diễn biến nhanh, để phục vụ tốt khách hàng thì khách hàng báo mua là môi giới đặt lệnh ngay để được việc của khách hàng.
Nếu diễn biến thị trường xấu hoặc khách hàng không xoay được tiền để nộp cọc thì coi như môi giới phải chịu trách nhiệm về lệnh mua đó. Không ít tranh cãi và mối quan hệ xấu đi từ đây, nhất là trường hợp mua phải có phiếu xấu, ít thanh khoản, khi cổ phiếu về tài khoản, mức độ thua lỗ không nhỏ.
Mỗi ngày, không phải phục vụ một khách hàng, mà còn nhiều khách hàng mua bán liên tục, nếu không cẩn thận, môi giới có thể đặt nhầm lệnh mua thành bán hoặc ngược lại, rủi ro càng khó lường. Vì vậy, môi giới cần quản trị rủi ro cho bản thân, cho tài khoản và cho khách hàng chặt chẽ. Những môi giới có tài khoản kho tiền cho vay thường rất bận rộn, hiếm khi về nhà trước 7h tối.
Nhiều môi giới sẵn sàng nhận ủy thác đầu tư cho khách hàng, chấp nhận lỗ bù cho khách hàng, có lợi nhuận thì chia theo tỷ lệ do hai bên thỏa thuận.
Đây cũng là cách khá phổ biến để môi giới phát triển được nhóm khách hàng ngại rủi ro hoặc chưa có kinh nghiệm đầu tư. Tuy nhiên, rủi ro là hai bên chỉ thỏa thuận miệng với nhau, không có sự rõ ràng trong các điều khoản ngay từ đầu, dễ dẫn đến những tranh cãi sau này.
Tranh cãi có thể xuất phát từ việc lỗ nhưng môi giới không bù cho khách hàng, lãi khách hàng không chia cho môi giới.
Không ít môi giới đắng cay cho biết, năm 2017, đầu tư cho khách hàng lãi rất nhiều, nhưng cuối cùng chốt năm, khách hàng lờ đi những thỏa thuận ban đầu, không chia lãi.
Hoặc khi đã ủy thác cho môi giới, nhưng khách hàng vẫn tác động lên việc mua bán hàng ngày của môi giới, vừa gây ảnh hưởng tâm lý, vừa gây mất định hướng đầu tư ban đầu.
Cũng không ít môi giới nhận ủy thác quá khả năng của bản thân, đến khi thị trường xuống, nhiều tài khoản bị lỗ, không có khả năng bù lỗ cho khách hàng, gây ra nhiều phiền phức.
Để tránh rủi ro cho cả hai, môi giới và khách hàng nên lập một hợp đồng do luật sư soạn thảo và có sự chứng kiến của công ty chứng khoán, nơi mà khách hàng mở tài khoản.
Với những môi giới có nhiều khách hàng, đặc biệt nhiều khách hàng VIP thì thời gian dành cho công việc không chỉ là 8 tiếng một ngày, mà hơn rất nhiều.
Ngoài việc tư vấn tìm kiếm cổ phiếu tốt cho khách hàng đầu tư hàng ngày thì việc chăm sóc khách hàng cũng chiếm rất nhiều thời gian. Có nhiều khách hàng không những có nhu cầu tư vấn cổ phiếu mà còn cần môi giới đi cafe, đi nhậu cùng để xả stress khi thị trường gặp khó khăn, cũng như đi ăn mừng khi thị trường tốt.
Có những cuộc tiếp khách đến khuya, từ bàn nhậu cho đến những quán bar. Khi bước chân về đến nhà thì đồng hồ đã bước sang ngày mới.
Đối với môi giới nam, việc này có thể sắp xếp không mấy khó khăn, nhưng đối với các môi giới nữ, đây là câu chuyện hết sức tế nhị. Việc này nhiều khi ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, vì chiếm dụng khá nhiều thời gian chăm sóc con cái và bản thân.
Việc chăm sóc khách hàng là tốt, nên làm để môi giới và khách hàng có mối quan hệ thân tình hơn, đi với nhau được lâu dài hơn.
Nhưng nếu không làm chủ được thời gian và cuộc sống dẫn đến sinh hoạt không điều độ, nhậu nhẹt nhiều gây ảnh hưởng sức khỏe. Việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều các môi giới cần chủ ý để công việc chăm sóc khách hàng vẫn tốt nhưng thời gian dành cho cuộc sống gia đình phải đảm bảo.
Xã hội ngày càng hiện đại, con người ta có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống và nghề nghiệp. Nghề môi giới chứng khoán càng hấp dẫn hơn khi hàng ngày được tiếp cận với nhiều thông tài chính trong nước và quốc tế.
Được tiếp xúc với các doanh nghiệp, các lãnh đạo để tìm hiểu và học hỏi về các lĩnh vực mới. Bên cạnh đó, một môi giới đẳng cấp có thu nhập lên đến tiền tỷ một năm.
Nhưng môi giới chứng khoán cũng là nghề có sự cạnh tranh khốc liệt nhất, dễ stress nhất trong số các nghề. Sự biến động liên tục của thị trường, những con số xanh đỏ hàng ngày tăng thêm sự căng thẳng đó.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chứng khoán đã đưa các khóa học thiền để giúp nhân viên trong công ty luyện được sự tĩnh lặng, cân bằng cảm xúc giữa công việc và cuộc sống.
Việt Hùng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Kinh doanh bất động sản thời buổi công nghệ 4.0 dần lên ngôi
Những thương vụ lớn đầu tư vào công nghệ trong lĩnh vực bất động sản đang âm thầm diễn ra, đang làm thay đổi nhiều hình thức giao dịch...có thể sẽ là nhân tố quyết định trong cuộc chơi này trong tương lai.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện đầu tiên từ khái niệm ndustrie 4.0" tại Đức vào năm 2013, và những năm gần đây khái niệm này được nhắc nhiều trên truyền thông và mạng xã hội. Đây là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phát triển trên 3 trụ cột chính: kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý.
Xu thế này đang phát triển với tốc độ rất nhanh ở các nước phát triển. Mọi lĩnh vực kinh tế đều đang được ứng dụng công nghệ cao, sử dụng những yếu tố cốt lõi trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Không nằm ngoài xu thế đó, tại Việt Nam cuộc cách mạng này đang "phủ sóng" rất nhiều lĩnh vực, trong đó đầu tư công nghệ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng đang gia tăng mạng mẽ.
Những thương vụ đình đám liên tục được "kích hoạt"
Cách đây không lâu, một tập đoàn bất động sản trực tuyến nổi tiếng của Singapore là PropertyGuru đã "nổ phát súng" đầu tiên khi công bố rót 9 triệu USD vào Công ty Cổ phần đầu tư và Công nghệ Đại Việt - đơn vị đang sở hữu website Batdongsan.com.vn.
Từ đó đến nay, nhiều thương vụ hợp tác đầu tư trong lĩnh vực này giữa các công ty sở hữu các ứng dụng công nghệ trong bất động sản tại Việt Nam với các quỹ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh liên tục diễn ra. Đáng chú ý là 3 quỹ đầu tư Genesia Ventures (Nhật Bản), Access Venture (Hàn Quốc) và Mynavi Corporation (Nhật Bản) mới đây cũng đã rót vốn vào Homedy.com - một trang tin ứng dụng công nghệ tìm kiếm bất động sản.
Trước đó, Homedy cũng đã được gọi vốn thành công lần đầu tiên sau khi khởi nghiệp từ năm 2015 từ quỹ Genesia Ventures (Nhật Bản). Theo chia sẻ của lãnh đạo Homedy thì việc gọi vốn thành công đã giúp công ty có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư mạnh vào Big data
Một Startup khác là Ami - ứng dụng quản lý cho thuê bất động sản cũng đã được một tập đoàn trong nước cam kết đầu tư 9 triệu USD để đầu tư cho các nền tảng IoT , nhằm đón đầu các thành phố thông minh trong tương lai.
Có thể thấy những cuộc "hôn nhân" trong xu thế này khiến cuộc đua đầu tư công nghệ cho bất động sản diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nó có thể sẽ quyết định đến người thua - kẻ thắng trong bức tranh xu thế công nghệ 4.0 đang lên ngôi. Không chỉ có những thương vụ đình đám, các doanh nghiệp BĐS có hệ sinh thái tốt, tiềm lực tài chính cũng đang rất chủ động trong câu chuyện đầu tư công nghệ vào bất động sản.
Chủ động đầu tư, hợp tác và dám thay đổi
Câu chuyện này có thể thấy sự chuyển biến mạnh mẽ ở CENLand - một thành viên thuộc tập đoàn CenGroup, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tiếp thị và môi giới BĐS hàng đầu Việt Nam hiện nay. Từ những ngày đầu hoạt động CENLand đã chú trọng vào công nghệ khi phát triển cổng thông tin sieuthiduan.vn.
Nhưng sau đó, công nghệ thay đổi rất nhanh, CENLand cũng nhanh chóng thích ứng cao khi cho ra đời nền tảng nghemoigioi.vn từ cuối năm 2016, đây được coi là tổng kho dự án bất động sản kết nối giữa chuyên gia môi giới với khách hàng và chủ đầu tư dự án.
Việc đẩy mạnh phát triển công nghệ nghemoigioi.vn đã giúp CENLand trở thành đơn vị dịch vụ BĐS có thế mạnh trên thị trường nhờ sự khác biệt này, được nhiều quỹ đầu tư và nhà đầu tư săn đón khi đơn vị này tiến hành phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Kết quả, đã có 2 quỹ đầu tư lớn tại Việt Nam là Dragon Capital và VinaCapital rót vốn đầu tư, lần lượt sở hữu 13% và 12%.
Và sự quan tâm đến CENLand từ các cổ đông ngoại có lẽ chưa dừng lại ở đó khi mới đây doanh nghiệp này đã có hàng loạt buổi làm việc và tiếp nhiều quỹ đầu tư, tổ chức lớn như PVIAM, SSIAM,VCBF, SCIC, FPT Capital, VFM, Cathay Life Insurance...Theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch CENLand thì chính những mô hình kinh doanh độc đáo nhờ công nghệ hiện tại và sắp tới của CenLand đã thu hút được sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư ngoại.
Không chỉ có nghemoigioi.vn, theo nguồn tin của chúng tôi CenLand còn đang ấp ủ dự án Cenhomes với tham vọng thay đổi ngành công nghiệp dịch vụ BĐS. Ông Nguyễn Trung Vũ - Chủ tịch CenGroup hé lộ dự án Cenhomes trong những ngày đầu đang rất bận rộn khi phải tiếp hàng chục quỹ đầu tư quan tâm.
Xuất phát từ chính thực tiễn với sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường khiến sales phải "cắt máu", họ chỉ quan tâm " đóng deal" sau đó thì bỏ lơ khách hàng khiến không ít khách hàng đón nhận nỗi đau hayrao tin bán nhà và bị làm phiền, bị định giá thấp, bị bán hớ,...Chủ tịch CenGroup muốn giải quyết những điều đó với dự án Cenhomes bằng công nghệ.
Chưa biết hiệu quả của nó đến đâu, nhưng có thể thấy CENLand đã dám nghĩ, dám làm và dám thay đổi với Cenhomes. Nhưng điều mà CENLand có thể tự tin hơn đó là chính kết quả từ nghemoigioi.vn, kể từ khi nền tảng này được đầu tư thì CENLand đã có lượng giao dịch thành công tăng vọt trong 2017 cao hơn 84% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế đạt 253 tỷ đồng (tăng trưởng 87% ), và dự kiến duy trì tăng trưởng ở mức 2 con số vào năm 2018.
Những dự báo gần đây về thị trường BĐS từ các hãng nghiên cứu thị trường lớn như Savills hay CBRE đều cho thấy, bất động sản tiếp tục có cơ hội phát triển ổn định và bền vững dù nguồn tín dụng có thể sẽ thắt chặt hơn. Tuy nhiên, dòng vốn FDI sẽ vẫn đổ mạnh vào BĐS. Cuộc chơi trên thị trường bất động sản Việt Nam dự kiến sẽ có những thay đổi lớn bắt nguồn từ những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (IOT, Big Data.).
Bình An
Theo Nhịp sống kinh tế
SSI lãi gấp hơn 3 lần trong quý III, giá trị chứng khoán cầm cố đạt 17.666 tỷ đồng Quý III/2018, CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) báo lãi đạt 452 tỷ đồng. Dư nợ cho vay margin đạt 5.298 tỷ đồng, trong khi giá trị chứng khoán đang cầm cố tại Công ty là 17.666 tỷ đồng. Quý III/2018, doanh thu hoạt động của SSI đạt 861 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ. Trong đó, 2 mảng đem lại...