Mỗi giờ có thêm 40.000 thiết bị cài Bluezone
Số lượt cài ứng dụng truy vết Bluezone vượt mốc 25 triệu, trở thành ứng dụng được tải về nhiều nhất tại Việt Nam ngày 29/1.
Đến 11h30 hôm nay (29/1), số lượt cài đặt Bluezone đạt 25,3 triệu, tăng 380 nghìn lượt so với 19h30 ngày 28/1, theo số liệu từ Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông. Bảy tiếng sau, lúc 18h30, số lượt cài đặt tiếp tục tăng thêm 200 nghìn. Hiện số lượt cài Bluezone đạt 25,5 triệu lượt và đang tiếp tục tăng.
Ông Nguyễn Tử Quảng, đại diện Bkav – đơn vị tham gia phát triển ứng dụng truy vết Việt Nam, cho biết, cứ mỗi tiếng, ứng dụng này có thêm khoảng 40 nghìn lượt cài.
Trên kho ứng dụng App Store cho iOS, Bluezone trở thành ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất tại Việt Nam, trong khi hôm qua còn ở top 6. Trên Google Play, ứng dụng này cũng đạt trên 10 triệu lượt tải với hàng trăm nghìn đánh giá. Phiên bản mới nhất của ứng dụng truy vết này được cập nhật một tuần trước, thêm tính năng phản ánh nhập cảnh trái phép.
Một ứng dụng khác hỗ trợ khai báo y tế là NCOVI, cũng đạt mốc 7,65 triệu lượt tải vào tối 29/1, cùng gần 18 triệu bản ghi khai báo y tế.
Bluezone được tải nhiều trở lại. Ảnh: Lưu Quý
Lượng tải ứng dụng truy vết Bluezone tăng mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có dấu hiệu quay trở lại Việt Nam. Trong thống kê gần nhất – hồi tháng 9/2020, ứng dụng này đạt 22,5 triệu lượt tải, sau năm tháng ra mắt. Trong năm 2020, Bluezone cũng được Apple xếp hạng là ứng dụng đứng đầu hạng mục miễn phí năm 2020 trên App Store.
Bluezone là ứng dụng truy vết Covid-19 do Việt Nam phát triển. Ứng dụng sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp, để phát hiện tiếp xúc giữa hai người sử dụng smartphone, hạn chế tối đa việc hao pin khi sử dụng. Dữ liệu lịch sử tiếp xúc được lưu trên điện thoại của người dùng và chỉ được sử dụng để phục vụ cơ quan y tế khi có sự đồng ý. Cục Tin học hóa khẳng định Bluezone không lưu vị trí địa điểm, không sử dụng hoặc truy cập đến các thông tin khác trên điện thoại di động của người dùng.
Khi có ca nhiễm Covid-19 bất kỳ, cơ quan y tế sẽ hỏi người đó có cài Bluezone trên điện thoại hay không và có đồng ý chia sẻ mã Bluezone không. Sau đó, nhật ký tiếp xúc trên điện thoại của bệnh nhân mới được đưa lên hệ thống và tự động so sánh với nhật ký tiếp xúc của những người dùng Bluezone khác tại Việt Nam. Nếu xuất hiện các ghi nhận trùng khớp, hệ thống sẽ xác nhận ai đã tiếp xúc với bệnh nhân, từ đó biết các F1, F2 tương ứng.
Đơn vị phát triển đặt mục tiêu ứng dụng đạt 45 – 50 triệu người dùng. Theo các chuyên gia, Bluezone cần đạt tối thiểu 30 triệu người dùng tại Việt Nam mới phát huy tác dụng. Trong các đợt dịch tại Hà Nội, Đà Nẵng trước đây, Bluezone đã giúp phát hiện thêm hàng trăm F1, F2 so với phương thức truy vết thủ công.
Chiến lược 'Chuyển đổi số quốc gia' đứng đầu 10 sự kiện ICT Việt Nam 2020
Sự kiện Thủ tướng phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được ICT Press Club bình chọn là sự kiện số 1 trong 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2020.
1, Việt Nam ra chiến lược về chuyển đổi số quốc gia
Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 749 phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng.
Cùng với chiến lược chuyển đổi số quốc gia, nhiều nền tảng Make in Vietnam đã ra đời và đóng góp cho việc thúc đẩy chuyển đổi số.
Video đang HOT
Theo Chương trình này, Việt Nam tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
2, Cấp phép thử nghiệm thương mại 5G cho 3 nhà mạng lớn
Cuối năm 2020, 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone đã được cấp phép và triển khai thử nghiệm thương mại 5G tại hai thành phố Hà Nội và TP.HCM.
Công nghệ 5G đã được các nhà mạng lớn thử nghiệm thương mại tại 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM.
Với tốc độ triển khai thực tế cao hơn khoảng 10 lần so với 4G hiện tại, 5G được kỳ vọng sẽ giải quyết các bài toán khó về mạng dữ liệu, mang tới những trải nghiệm tốc độ mượt mà hơn.
Tại Việt Nam, 5G được kỳ vọng sẽ mang đến những trải nghiệm vượt bậc cho người dùng di động. Việc triển khai 5G sớm sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những nước tiên phong ứng dụng công nghệ 5G. Đây sẽ trở thành động lực quan trọng để phát triển, ứng dụng các công nghệ mới, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số.
3, Ứng dụng Make in Vietnam giúp phòng chống, hỗ trợ điều trị và truy vết Covid-19
Việt Nam là một trong số ít quốc gia kiềm chế và ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của Covid-19. Thành công này có đóng góp không nhỏ của các sản phẩm công nghệ Make in Vietnam.
Trong đại dịch Covid-19, nhiều ứng dụng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch đã ra đời như ứng dụng khai báo y tế (NCOVI), ứng dụng Vietnam Health Declaration, ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone). Ngoài ra, còn phải kể tới hàng loạt giải pháp hữu ích như thiết bị đo thân nhiệt từ xa, robot lau sàn, khử khuẩn,...
Ứng dụng Bluezone giúp truy vết người nghi nhiễm Covid-19.
4, Chính phủ ra Nghị định 91 chặn cuộc gọi rác, tin nhắn rác và email rác
Từ ngày 1/10, Nghị định 91/2020 đã chính thức có hiệu lực. Đây là Nghị định quy định chi tiết việc thực hiện quảng cáo qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử. Trong đó, có các yêu cầu cụ thể về nguyên tắc quảng cáo, gắn nhãn quảng cáo, thông tin của người quảng cáo, chức năng từ chối quảng cáo,...
Nghị định 91 là hành động cụ thể của Chính phủ nhằm xử lý dứt điểm vấn nạn cuộc gọi rác, tin nhắn rác đã tồn tại nhiều năm qua. Tùy theo mức độ, hành vi vi phạm liên quan tới thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng và buộc thu hồi số điện thoại.
Nghị định 91 được kỳ vọng sẽ giúp loại bỏ vấn nạn cuộc gọi rác, tin nhắn rác.
5, Thuc hien cuoc goi 5G đau tien tren thiet bi Make in Vietnam
Ngày 17/1/2020, tập đoàn Viettel đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel nghiên cứu và sản xuất, bao gồm cả thiết bị phần cứng và phần mềm.
Sự kiện này đánh dấu việc Việt Nam chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G. Hiện trên thế giới chỉ có 5 công ty đã sản xuất thành công các thiết bị mạng cho 5G gồm: Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE.
Viettel sẽ là nhà cung cấp thứ 6 trên thế giới sản xuất thiết bị này. Trong số các nhà cung cấp kể trên, chỉ có duy nhất Viettel vừa là nhà khai thác viễn thông, vừa có khả năng sản xuất các thiết bị mạng.
Thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G bằng thiết bị Make in Vietnam.
6, Bung no hoc online tren truyen hinh va cac nen tang hoc truc tuyen
Khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện, nhiều trường học đã phải đóng cửa để đề phòng sự lây lan của virus. Để không làm cho việc học tập của học sinh và sinh viên bị gián đoạn, nhiều hình thức học tập từ xa đã được áp dụng, bao gồm việc dạy và học trên truyền hình cũng như trên các nền tảng trực tuyến.
Nhiều nền tảng học trực tuyến Make in Vietnam đã ra đời và đóng góp vào việc duy trì học tập từ xa trong mùa dịch Covid-19.
Nhiều chương trình dạy và học trên truyền hình đã được thực hiện để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên, đặc biệt với các học sinh lớp 12 để chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp. Các ứng dụng dạy học trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams, Google Classroom... cũng được nhiều nhà trường sử dụng để giáo viên có thể truyền đạt kiến thức và tương tác trực tiếp với các học sinh.
Những giải pháp học trực tuyến và qua truyền hình đã giúp cho năm học 2019-2020 kết thúc đúng thời điểm, đảm bảo cho kỳ thi quốc gia cuối cấp vẫn được diễn ra đúng như kế hoạch.
7, Lần đầu tiên tổ chức giải thưởng Make in Vietnam, vinh danh các doanh nghiệp công nghệ số
Tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức ngày 23/12/2020, lần đầu tiên Bộ TT&TT tiến hành trao giải thưởng Sản phẩm số Make in Vietnam.
Lễ công bố giải thưởng Sản phẩm số Make in Vietnam vừa diễn ra tại Hà Nội.
Đây là giải thưởng mang tầm quốc gia, lần đầu tiên được tổ chức để tôn vinh các sản phẩm công nghệ số do người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam. Đó là những sản phẩm có đóng góp trong việc giải các bài toán Việt Nam, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số quốc gia, góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Đây cũng là nơi tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, có giá trị thực tế, góp phần phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, kiến tạo quốc gia số tại Việt Nam và giúp quảng bá sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam tới đông đảo người dân, doanh nghiệp.
8, Lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam họp trực tuyến
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV (khai mạc vào ngày 20-5-2020) đánh dấu lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam thực hiện hình thức họp trực tuyến. Đây được xem là một kỳ họp đặc biệt trong lịch sử Quốc hội Việt Nam hơn 70 năm qua.
Các phiên họp trực tuyến được thực hiện qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 điểm cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại phiên họp, các đại biểu sẽ thực hiện đăng ký phát biểu, tranh luận qua đường dây nóng và sử dụng phần mềm trên máy tính bảng để biểu quyết.
9, Apple chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam
Cuối năm 2020, hãng chuyên sản xuất các sản phẩm cho Apple - Foxconn đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất máy tính bảng (iPad) và máy tính xách tay (MacBook) từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của đối tác.
Sự kiện này đánh dấu việc lần đầu tiên những chiếc iPad được lắp ráp bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Không chỉ iPad, một số mẫu tai nghe AirPod cũng đã được sản xuất tại Việt Nam, bao gồm cả mẫu tai nghe sắp tới.
Điện thoại thông minh giá rẻ Vsmart Bee Lite 4G.
10, Việt Nam đưa ra chương trình smartphone giá rẻ
Năm 2020, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ TT&TT chỉ đạo thực hiện các biện pháp thúc đẩy hạ tầng, sản xuất thiết bị viễn thông, hướng tới mục tiêu mỗi người dân có một điện thoại thông minh (smartphone), mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang tốc độ cao.
Việc phổ cập smartphone và mạng Internet đến từng người dân, từng hộ gia đình là cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số và Chính phủ điện tử. Đây cũng là dịp đẩy nhanh việc chuyển đổi sử dụng thiết bị đầu cuối từ 2G sang điện thoại thông minh 4G. Điều này nhằm mục đích sớm dừng tắt sóng 2G để triển khai các công nghệ băng rộng di động thế hệ mới.
Các tập đoàn lớn của Việt Nam như Viettel hay Vingroup đã tuyên bố tham gia chương trình phổ cập smartphone giá rẻ cho người dân. Các doanh nghiệp này đang lên kế hoạch phân phối loạt smartphone 4G với giá dưới 1,5 triệu đồng/máy và điện thoại phổ thông 4G có giá khoảng 400.000 đồng/máy.
20 triệu lượt tải ứng dụng truy vết người nghi nhiễm Covid-19 Hiệu quả của Bluezone đã được chứng minh khi ứng dụng này truy vết được 1.391 trường hợp nghi tiếp xúc gần người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Số lượng người tải và sử dụng Bluezone đã tăng mạnh trong 3 tuần gần đây, kể từ khi làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam. Theo thông tin từ...