Mối đe dọa từ virus như WannaCry vẫn còn
Cơ quan an ninh cơ sở hạ tầng và an ninh mạng quốc gia Mỹ cho biết, khó có thể ngăn chặn một cuộc tấn công mạng toàn cầu khác như WannaCry.
Sau mã độc tống tiền WannaCry xuất hiện năm 2017, xuất hiện thêm các mã độc khác tương tự.
Jeanette Manfra, Trợ lý Giám đốc an ninh mạng cho Cơ quan an ninh cơ sở hạ tầng và an ninh mạng quốc gia ( CISA) cho biết cuộc tấn công mạng WannaCry năm 2017 đã chứng kiến hàng trăm ngàn máy tính trên thế giới bị nhiễm ransomware, vì nó lây lan rất nhanh.
“Tôi không chắc chúng tôi có thể ngăn chặn một đợt phát tán virus tương tự như mã độc WannaCry hay không. Tôi nghĩ rằng bản thân kẻ phát tán mã độc WannaCry cũng không ngờ tới sự tác động toàn cầu của nó” – Jeanette Manfra nói.
Vụ tấn công mạng WannaCry là sự cố an ninh toàn cầu nghiêm trọng trong nhiều năm. Ngày 15 tháng 5, sau 3 ngày xảy ra, cuộc tấn công không gian mạng quy mô lớn sử dụng WannaCry đã gây lây nhiễm trên 230.000 máy tính ở 150 quốc gia, yêu cầu thanh toán tiền chuộc bằng bitcoin.
Microsoft đã từng phát hành bản sửa lỗi bảo mật vài tuần trước đó, nhưng nhiều người đã không chịu cài đặt các bản vá. WannaCry được lập trình để lan truyền mạnh, gây khó khăn cho việc ngăn chặn và nó vẫn còn hoạt động cho đến nay.
Manfra cho biết, việc cập nhật các bản vá lỗi trên hệ điều hành sẽ khiến hạn chế số nạn nhân. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy hai năm sau các cuộc tấn công, hơn một triệu máy tính vẫn dễ bị tấn công bởi ransomware.
Quý 2/2019 chứng kiến số lượng lớn các trường hợp nhiễm mã độc. Theo dữ liệu từ Kaspersky, 232.292 người dùng đã bị tấn công bởi ransomware – tăng hơn 46% so với Quý 2/2018 (158.921 người dùng). Các quốc gia có tỷ lệ người dùng bị tấn công nhiều nhất là Bangladesh (9%), Uzbekistan (6%) và Mozambique (4%).
Cũng theo báo cáo, tại Việt Nam, số người dùng bị ransomware tấn công trong quý 2/2019 giảm nhẹ so với quý 2/2018 với tỷ lệ lần lượt là 0,94% và 1,21%.
Video đang HOT
Họ ransomware tấn công người dùng thường xuyên nhất trong quý 2/2019 (23,4% trường hợp) vẫn là WannaCry. Một ransomware khác là Gandcrab vẫn chiếm 13,8% dẫu cho nhóm hacker tạo ra ransomware này đã thông báo sẽ không phát tán Gandcrab kể từ nửa sau Q2 2019.
Manfra cho biết thêm nhờ những nỗ lực huy động chính phủ và khu vực tư nhân có thể giúp chống lại các cuộc tấn công mạng khi chúng xuất hiện.
May mắn thay, có một cá nhân dám nghĩ dám làm, Marcus Hutchins (25 tuổi) hay còn có biệt danh MalwareTech là một nhà nghiên cứu an ninh mạng, đã trở nên nổi tiếng toàn cầu khi tìm ra cách ngăn chặn, tiêu diệt mã độc WannaCry, giúp giảm thiểu thiệt hại.
Nhận xét của Manfra, được đưa ra chỉ vài tuần sau khi bộ phận của cô cảnh báo về một mối đe dọa mới, đang nổi lên do BlueKeep, một lỗ hổng được tìm thấy trong Windows 7 và trước đó, mà các chuyên gia cho rằng có khả năng kích hoạt một sự cố toàn cầu khác tương tự như vụ tấn công WannaCry.
BlueKeep có thể bị khai thác để chạy mã độc – như phần mềm độc hại hoặc ransomware – trên một hệ thống bị ảnh hưởng.
Giống như WannaCry, BlueKeep cũng có các thuộc tính cho phép nó lây lan sang các máy tính có lỗ hổng bảo mật khác trên cùng một mạng.
Ước tính rằng một triệu thiết bị kết nối internet dễ bị tấn công bởi BlueKeep. Các nhà nghiên cứu bảo mật cho biết đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi các hacker phát triển và sử dụng khai thác BlueKeep để thực hiện một cuộc tấn công mạng theo phong cách tương tự như WannaCry.
Còn tại Việt Nam, theo Đại tá PGS.TS Đỗ Anh Tuấn, Phó Cục trưởng, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) khi nói về thực trạng an toàn an ninh mạng tại Việt Nam, ông nhận định Việt Nam đang trở thành bàn đạp cho các hacker.
Thực trạng chung cho thấy, công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng của Việt Nam vẫn còn ở vị trí thấp trong khu vực và trên thế giới. Theo báo cáo đánh giá xếp hạng An toàn, an ninh thông tin toàn cầu GCI 2018, Việt Nam chỉ đứng ở hạng 50/175 trong 194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng. Đứng thứ 11 trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á.
Lý giải về thực trạng mất an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam, đại diện Bộ Công an chỉ ra rằng hiện nay việc đầu tư thiết bị đảm bảo an toàn, an ninh mạng chưa tương xứng với thực tại và tương lai. Sự phát triển như vũ bão về KHCN đã khiến cho vòng đời của sản phẩm an ninh mạng ngắn lại, yêu cầu đầu tư để theo kịp sự phát triển, không bị lạc hậu trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn là một trong những thách thức đặt ra.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực, chuyên gia an ninh mạng chưa theo kịp yêu cầu về số lượng và chất lượng. Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực viễn thông, internet, an ninh mạng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Theo enter news
Việt Nam thiệt hại 14.900 tỷ đồng do virus máy tính
Những con số thống kê giật mình này vừa được chia sẻ tại Hội nghị Sơ kết công tác giám sát An toàn thông tin trên mạng CNTT trọng yếu của Đảng và Chính phủ giai đoạn 2013 - 2019.
Theo Spamhaus Project - tổ chức thống kê về mối đe dọa tấn công mạng có trụ sở chính tại Anh và Thụy Sĩ, Việt Nam hiện đứng thứ 3 trong các quốc gia có số lượng máy tính bị nhiễm mã độc cao nhất thế giới. Bản báo cáo cũng cho thấy, tính đến tháng 5/2019, có hơn 905.000 máy tính bị tin tặc điều khiển tại Việt Nam.
Báo cáo cuối năm 2018 của Kaspersky Lab cũng cho thấy, với hơn 100 triệu trường hợp nhiễm mã độc trực tuyến và hơn 400 triệu trường hợp nhiễm mã độc ngoại tuyến được ngăn chặn, Việt Nam là quốc gia có số lượng mối đe dọa trực tuyến và ngoại tuyến đứng đầu Đông Nam Á.
Hội nghị Sơ kết công tác giám sát An toàn thông tin trên mạng CNTT trọng yếu của Đảng và Chính phủ giai đoạn 2013 - 2019.
Ở Việt Nam, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng đã lên mức kỷ lục 14.900 tỷ đồng (khoảng 642 triệu USD), nhiều hơn 21% so với mức thiệt hại của năm 2017. Trong đó, có tới hơn 60% cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị nhiễm mã độc đào tiền ảo (theo thống kê của Bkav).
Theo thống kê của Ban Cơ yếu Chính phủ, hệ thống mạng của các cơ quan Chính phủ tại Việt Nam có trên 10.000 lỗ hổng được tìm thấy. Đáng chú ý khi 6% trong số đó ở cấp độ nghiêm trọng và 23% là có nguy cơ cao.
Kết quả thống kê còn chỉ ra rằng, trong hệ thống mạng của các cơ quan Chính phủ tại Việt Nam, có trên 2.400 dịch vụ mạng không cần thiết được bật trên hệ thống, trên 100 mẫu phần mềm độc hại chứa chuỗi URL có tên miền gov.vn, 10 mẫu phần mềm độc hại được tải xuống từ các tên miền .gov.vn và trên 2100 tài khoản bị xâm nhập với địa chỉ email thuộc các cơ quan chính phủ.
Đánh giá về công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam, đại diện Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết, tình hình an ninh mạng trong thời gian tới sẽ có nhiều biến động.
Các nguy cơ gây mất ATTT phổ biến trong thời gian tới sẽ là tấn công lây nhiễm mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), tấn công mạng vào các hệ thống thương mại điện tử, tài chính - ngân hàng... với mục tiêu đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng.
Thiếu tướng Nguyễn Đăng Đào - Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ chia sẻ nhận định về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
Các tin tặc sẽ tấn công trực tiếp vào hạ tầng thiết bị IoT, đô thị thông minh, đồng thời lợi dụng các hạ tầng, thiết bị này để thực hiện tấn công mạng có chủ đích vào các cơ quan, tổ chức nhà nước nhằm lấy cắp thông tin, dữ liệu.
Không chỉ vậy, sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn cã vụ giả mạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân để bôi nhọ, nói xấu và phát tán thông tin độc hại trên mạng.
Theo đại diện Ban Cơ yếu Chính phủ, một vấn đề không nhỏ đối với công tác đảm bảo ATTT mạng Việt Nam hiện nay là tình trạng nhiều cơ quan, đơn vị vẫn dùng phần mềm hết bản quyền hoặc không có bản quyền. Tại nhiều cơ quan, đơn vị, hệ thống mạng kết nối ngang hàng, thiếu các trang thiết bị bảo đảm ATTT mạng.
Các hệ thống thông tin còn tồn tại lỗ hổng bảo mật, tiềm ẩn nguy cơ gây mất dữ liệu, lây nhiễm các phần mềm độc hại. Đa số các cơ quan tổ chức chỉ mới dừng lại ở mức trang bị các phần mềm diệt virus có bản quyền cho các máy tính, chưa có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin đồng bộ, do vậy khả năng đảm bảo ATTT và phòng chống virus, bảo mật không cao.
Trước bối cảnh đó, giám sát ATTT được coi là một trong những giải pháp quan trọng và cần thiết trong việc phát hiện, phòng chống, đối phó và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.
Trong khoảng thời gian từ năm 2013- 2019, Ban Cơ yếu Chính phủ đã triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ mạng CNTT và việc chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước trên các mạng liên lạc cơ yếu.
Hoạt động giám sát này giúp Ban Cơ yếu Chính phủ và các cơ quan chủ quản mạng CNTT kịp thời phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công có mục đích đánh cắp, sửa đổi, giả mạo thông tin, khai thác bí mật Nhà nước.
Theo viet nam net
Các nhà khoa học vừa "crack" được mã code một virus đặc biệt, từ đó họ sẽ tạo ra vắc-xin chống ung thư Nghiên cứu cung cấp phân tích chi tiết đầu tiên về cấu trúc của virus Ad26 trong phức hợp với thụ thể mới được phát hiện của nó. Lần đầu tiên, cơ chế lây nhiễm tế bào người của một loại virus có tên là Adenovirus type 26 (Ad26) đã được các nhà khoa học tại Trường Y khoa Đại học Cardiff giải...