Mối đe dọa ngang khủng bố
Tội phạm có tổ chức đã phát triển trên quy mô toàn cầu và đang trở thành mối thách thức, đe dọa ngày càng lớn với sự phát triển bền vững và luật pháp cũng như an ninh thế giới.
Một nhóm tội phạm có tổ chức cùng vũ khí bị lực lượng an ninh Mexico bắt giữ
Đó là lý do khiến Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của LHQ (UNODC) ngày 16-7 phải phát động chiến dịch truyền thông mới nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về mối đe dọa của các nhóm tội phạm có tổ chức. Không chỉ là hoạt động tội phạm đơn thuần, nguồn lợi nhuận khổng lồ cùng bộ máy tổ chức chặt chẽ xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức đã thật sự trở thành những thách thức đối với sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế và an ninh tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Video đang HOT
Theo UNODC, các hoạt động buôn bán ma túy và vũ khí, hàng giả, tội phạm internet, buôn người và di cư trái phép… đã mang lại những khoản tiền khổng lồ cho các nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trên khắp thế giới. Ước tính số tiền mà các tổ chức tội phạm quốc tế thu được thông qua các hoạt động nói trên mỗi năm lên tới 870 tỷ USD, tương đương 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, hay cao gấp 6 lần tổng chi phí dành cho viện trợ phát triển chính thức trên thế giới.
Trong đó, buôn bán ma túy là hoạt động sinh lợi nhất cho hoạt động tội phạm có tổ chức trên thế giới với lợi nhuận tới 320 tỷ USD mỗi năm. Buôn bán và kinh doanh hàng giả đứng hàng thứ hai với lợi nhuận 250 tỷ USD/năm, trong đó theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có khoảng 1% số tân dược trên thế giới là giả và tỷ lệ này tăng lên tới 30% ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.
Tệ nạn buôn người và di cư trái phép với khoảng 2,4 triệu người trên thế giới bị buôn bán mỗi năm đã mang lại nguồn lợi 39 tỷ USD mỗi năm. Chỉ riêng nạn buôn người để bóc lột tình dục ở châu Âu đã có đến 140.000 nạn nhân và đã đem lại cho bọn tội phạm nguồn lợi bất chính 3 tỷ USD/năm.
Tại lễ phát động chiến dịch ngày 16-7, Giám đốc điều hành UNODC Yury Fedotov cho rằng, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đã vươn tới mọi nơi trên thế giới. Hoạt động của các nhóm này có thể gây bất ổn định cho nhiều nước, thậm chí nhiều khu vực; phá hoại các chương trình hỗ trợ phát triển và làm gia tăng tình trạng tham nhũng, cướp bóc và bạo lực.
Đáng lo ngại, theo cảnh báo của ông Fedotov, nguy cơ cấu kết ngày càng tăng giữa tội phạm hình sự, như buôn bán ma tuý, rửa tiền… với chủ nghĩa khủng bố thông qua hình thức tài trợ cho hoạt động khủng bố. Người đứng đầu UNODC đánh giá, buôn bán ma tuý và vũ khí bất hợp pháp, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, rửa tiền đã trở thành bộ phận không thể tách rời của tội phạm khủng bố, đơn cử như Afghanistan, nơi sản xuất thuốc phiện từ lâu đã trở thành nguồn tài trợ cho hoạt động khủng bố của Taliban.
Trước mối đe doạ của tội phạm có tổ chức, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã yêu cầu các nước đoàn kết và quyết tâm đấu tranh với mối đe doạ này như đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố. Nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả chống tội phạm có tổ chức, chiến dịch của LHQ đã được khởi động trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook và Google , cũng như trên trang Web riêng www.unodc.org/toc của UNODC.
Theo ANTD
Kêu gọi hành động mạnh chống chủ nghĩa khủng bố
Ngày 28/6, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Abdulaziz Al-Nasser nhấn mạnh, các nước thành viên Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế cần quyết tâm đi đôi với hành động để thực hiện thắng lợi "Chiến lược chống khủng bố toàn cầu" của tổ chức đa phương này.
Diễn tập chống khủng bố. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu trước hội nghị kéo dài hai ngày của các nước thành viên Liên hợp quốc nhằm đánh giá lại "Chiến lược chống khủng bố toàn cầu," ông Al-Nasser khẳng định chỉ có bằng quyết tâm chính trị mạnh mẽ và tăng cường thực hiện Chiến lược, cộng đồng quốc tế mới đạt được mục tiêu thế giới không còn chủ nghĩa khủng bố.Theo Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc, "Chiến lược chống khủng bố toàn cầu" là tài liệu quan trọng của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Đây là một chiến lược toàn diện về phạm vi, có tính ngăn chặn về bản chất và thống nhất về biện pháp.
Ông hy vọng việc đánh giá lại chiến lược sẽ tạo động lực cần thiết để thực hiện toàn bộ Chiến lược, đồng thời đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác khu vực giữa các nước trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố ở cấp quốc gia và quốc tế.
"Chiến lược chống khủng bố toàn cầu" được Liên hợp quốc chính thức thông qua hồi tháng 9/2006.
Chiến lược này dựa trên cơ sở bốn trụ cột gồm triệt tiêu các điều kiện để chủ nghĩa khủng bố phát triển; phòng và chống chủ nghĩa khủng bố; xây dựng khả năng của các nước ngăn chặn và chống chủ nghĩa khủng bố, đồng thời đẩy mạnh vai trò của hệ thống Liên hợp quốc trên lĩnh vực này; tất cả các nước cần bảo đảm tôn trọng nhân quyền và quy định luật pháp và coi đây là cơ sở cho cuộc chiến chống mối đe dọa toàn cầu này.
Khung hoạt động chống khủng bố của Liên hợp quốc cũng bao gồm Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố, nhằm tạo thuận lợi cho việc phối hợp các nỗ lực chống mối đe dọa này với các tổ chức quốc tế, khu vực và tiểu khu vực, đồng thời đẩy mạnh thực hiện Chiến lược ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu./.
Theo TTXVN
Khoan dung để chống khủng bố Thế giới cần một đường lối mới chống khủng bố để loại bỏ tận gốc rễ của thứ nạn vẫn đang hàng ngày hàng giờ đe doạ cuộc sống bình yên của người dân cũng như an ninh trên khắp thế giới. Kỳ thị và áp bức bất công là nguyên nhân dễ nảy sinh khủng bố Phát biểu ngày 27-6 tại Diễn...