Mối đe dọa mạng xã hội truyền thống
TikTok làm mưa làm gió trong những năm gần đây, khiến một số mạng xã hội đang phải từ bỏ “ tế bào gốc”, cái cốt lõi của mình và chạy theo kiểu thuật toán, mô hình như TikTok.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu các mạng xã hội truyền thống không kịp thời thay đổi, có nguy cơ bị đánh sập bất kỳ lúc nào.
Sức ảnh hưởng
Trong một buổi phỏng vấn, ông Blake Chandlee, Chủ tịch giải pháp kinh doanh toàn cầu của TikTok, được hỏi rằng liệu ông có lo sợ những đối thủ, ông lớn mạng xã hội như Facebook? Vốn là một người từng làm việc 12 năm ở Facebook, ông nhún vai phớt lờ.
“Facebook là một nền tảng xã hội. Họ xây dựng tất cả thuật toán dựa trên mạng lưới quan hệ cá nhân. Đó là dạng mạng lưới liên kết giữa bạn bè, người thân, các mối quan hệ mà người dùng Facebook tích lũy được qua thời gian. Trong khi đó TikTok là một nền tảng giải trí”, ông Blake Chandlee chia sẻ.
Những lời phát biểu này có lẽ cũng phần nào đó đụng chạm đến Facebook. Bởi năm trước, Facebook vừa ra mắt tính năng Reels ngay trên ứng dụng chính, là một hình thức video ngắn giống TikTok. Sau đó, Facebook còn có kế hoạch điều chỉnh Bảng tin (newsfeed), tập trung hơn vào những video ngắn, đổi thuật toán để hiển thị những nội dung hấp dẫn nhất, dù cho nội dung này đến từ một người nào đó “không có kết nối” với chủ tài khoản.
Video đang HOT
Người dùng TikTok dành trung bình khoảng 19,6 giờ mỗi tháng để sử dụng ứng dụng này trên điện thoại. (Nguồn: Thống kê của App Annie 2021, hiện đã tăng thêm 6 giờ 20 phút mỗi tháng)
Nói cách khác, Facebook dường như đang rời xa điều cốt lõi vốn có của mình, đó là nội dung và hình ảnh giữa những người quen biết (hoặc có thể quen biết) nhau. Thay vào đó, họ cố gắng học theo TikTok. Sự điều chỉnh này là dấu hiệu cho thấy những nền tảng mạng xã hội như Facebook có thể lụi tàn nếu họ không thể duy trì social graph, thứ mà họ dùng để dựng nên đế chế của mình.
“Tế bào gốc”
Để hiểu hơn về mối nguy mà Facebook đang đối mặt, cần nhìn lại quá trình Facebook thành công.
Năm 2004, người dùng dần dần đăng ký dùng Facebook vì bạn bè của họ đã dùng. Vậy nên đến năm 2006, khi Facebook mở rộng ra công chúng, họ đã có khoảng 12 triệu người dùng hoạt động. Ở thời điểm đó, lợi thế về mạng lưới kết nối khiến Facebook chẳng cần e dè những đối thủ khác. Hai năm sau, Facebook đạt mốc 100 triệu người dùng. Lúc này, việc đối đầu với Facebook là bất khả thi. Bởi vì ai cũng đã dùng Facebook rồi, còn cần gì đăng ký thêm mạng xã hội nào khác?
Cú nổ thứ hai dựa trên social graph là Twitter. Ra mắt năm 2006 nhưng đến năm 2009 Twitter mới nhận được sự chú ý. Điều thực sự khiến Twitter nổi như cồn trong năm 2009 là họ cho ra mắt nút Retweet. Nút này vốn dĩ để đơn giản hóa việc chia sẻ một tin tức, nội dung nào đó. Thay vì phải ngồi copy rồi dán lại rồi đăng, người dùng giờ chỉ cần bấm retweet là được. Nút retweet trở thành một động lực lan truyền dữ dội, có thể khiến một tweet ngắn ngủi được gửi đến lượng lớn người xem chỉ trong một thời gian ngắn.
Cả Facebook và Twitter đều xây dựng dựa trên mô hình giống nhau, đó là tận dụng social graph để tạo nên dòng nội dung tương tác vô hạn, và khiến những đối thủ không có chỗ chen chân.
Mạng xã hội sẽ thoái trào?
TikTok là một thứ khác hoàn toàn. Người dùng được liên tục xem những video ngắn, thường chỉ dưới 1 phút. Khi muốn xem video khác, chỉ cần vuốt lên là có. Và video mới liên tiếp tràn đầy trên màn hình, dựa trên thuật toán gợi ý của TikTok.
Không giống Twitter, TikTok không cần lượng lớn người dùng nổi tiếng hoặc có tầm ảnh hưởng để chứng minh nội dung có sức hấp dẫn. Định dạng video ngắn của TikTok thu hút người dùng ở cấp độ cơ bản hơn, thường dựa vào sự mới lạ về hình ảnh, hoặc cách kết hợp khéo léo giữa âm nhạc và hành động trong video.
TikTok cũng không giống Facebook, không cần người dùng yêu cầu bạn bè sử dụng để thấy được nội dung. Mặc dù TikTok cũng có một số tính năng xã hội, nhưng đó không phải là điểm chính. Ngoài ra, TikTok không cần người dùng chia sẻ nội dung với bạn bè hoặc người theo dõi, mà họ gán nhiệm vụ này cho thuật toán gợi ý của mình. Nhiều người thường nói thuật toán gợi ý của TikTok là đáng sợ, vì gợi ý quá chuẩn.
Việc không cần dùng mô hình social graph cho phép TikTok vượt khỏi rào cản mạng lưới xã hội và có thể vững vàng trước những ông lớn như Facebook hay Twitter. Hay nói cách khác, họ không cần xây dựng mạng lưới kết nối cơ bản mà vẫn có thể thu hút người dùng. Các nhà phân tích xác định rằng TikTok là nhân tố quan trọng khiến Facebook thoái trào.
Tuy nhiên, nguy hiểm về lâu về dài là Facebook đang dần rời xa mô hình dựa vào social graph, thứ đã đem đến cho họ thành công. Tại thời điểm này, khó có đối thủ social graph nào địch lại nổi Facebook và Twitter, vì đơn giản mạng lưới xã hội của hai ông lớn này quá mạnh, quá rộng.
Vậy nên nếu Facebook dần rời bỏ di sản social graph, họ sẽ bước vào một vùng đất lạ lẫm hơn, cạnh tranh hơn, có nhiều đối thủ hơn. Họ phải tiếp tục theo đuổi những mô hình tương tác mới, bỏ lại phía sau di sản social graph của mình.
Lượt xem độc hại tăng mạnh, Facebook đổ cho lỗi hệ thống
Một nhóm kỹ sư Facebook phát hiện sự cố lớn trong thuật toán xếp hạng, khiến người dùng mạng xã hội này thấy nhiều nội dung độc hại hơn trên News Feed 6 tháng qua.
Facebook dùng kỹ thuật "giáng cấp" để hạn chế nội dung có vấn đề trên nền tảng của mình, song sẽ ra sao nếu hệ thống này bị hỏng?
Theo The Verge, các kỹ sư của công ty lần đầu phát hiện sự cố vào tháng 10/2021 khi tin sai sự thật đột nhiên tăng mạnh trên News Feed. Thay vì đàn áp các bài viết từ những người chuyên đăng tin giả, News Feed lại phát tán mạnh hơn, khiến lượt xem tăng 30% trên toàn cầu. Do không thể tìm thấy gốc rễ vấn đề, kỹ sư tiếp tục đứng ngoài chứng kiến sự việc cho tới khi sự cố được khắc phục vào ngày 11/3.
Ngoài các bài viết được xác thực bằng bên thứ ba, cuộc điều tra nội bộ của Facebook còn cho thấy, trong quá trình gặp lỗi, các hệ thống của Facebook không thể giáng cấp các nội dung khỏa thân, bạo lực. Nội bộ Facebook gắn nhãn SEV cấp độ một cho sự cố - nhãn chỉ dành cho các khủng hoảng kỹ thuật được ưu tiên, chẳng hạn việc Nga chặn Facebook và Instagram thời gian gần đây.
Phát ngôn viên Facebook Joe Osborne xác nhận sự cố với The Verge. Theo tài liệu, sự cố kỹ thuật xuất hiện từ năm 2019 nhưng không gây tác động thấy rõ cho đến tháng 10/2021. "Chúng tôi truy vết được lỗi phần mềm và áp dụng bản vá cần thiết", ông Osborne nói, đồng thời cho biết nó không gây ảnh hưởng về lâu dài đến các phép đo của mạng xã hội.
Trong nhiều năm, Facebook dùng biện pháp giáng cấp để cải thiện chất lượng News Feed. Nó được dùng trong các tình huống như chiến tranh, tranh cãi chính trị. Tuy nhiên, công ty không công khai về tác động của nó tới những gì mà người dùng nhìn thấy trên News Feed của họ.
Lãnh đạo Facebook thường xuyên "khoe" hệ thống AI tốt lên theo thời gian khi chủ động phát hiện những nội dung như phát ngôn thù địch, nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ trong quản trị nội dung quy mô lớn. Năm 2021, Facebook cho biết, bắt đầu giáng cấp tất cả nội dung chính trị trên bảng tin. Đây là một phần trong kế hoạch của CEO Mark Zuckerberg nhằm đưa ứng dụng Facebook trở lại như lúc ban đầu.
Tứ bề là địch, Mark Zuckerberg thì mải mê với Metaverse, tương lai Facebook mờ mịt hơn bao giờ hết Facebook bị TikTok cướp người dùng, Apple thi thoảng đổi thuật toán, Google ăn mòn thị phần quảng cáo Tờ New York Times đưa tin, Meta, công ty trước đây được gọi là Facebook, đã phải chịu đợt giảm vốn hóa lớn nhất trong một ngày từ trước đến nay vào thứ năm khi cổ phiếu giảm mạnh tới 26% và giá trị...