Mối đe doạ Houthi khiến phương Tây tìm đến tuyến hàng hải phương Bắc của Nga
Các chủ hàng thương mại phương Tây ngày càng coi Tuyến đường biển phía Bắc của Nga như một giải pháp thay thế tiềm năng hấp dẫn cho các tuyến đường Trung Đông.
Tàu phá băng hiện đại chạy bằng năng lượng hạt nhân Arktika của Nga. Ảnh: Atomflot
Chi phí vận chuyển qua Biển Đỏ đã tăng hơn 250% kể từ khi lực lượng Houthi của Yemen bắt đầu phong tỏa một phần khu vực từ tháng 11/2023. Các nhà môi giới tàu ước tính trọng tải thương mại đi qua Vịnh Aden đã giảm hơn 60% trong thời gian đó, với một số mặt hàng hoá như khí thiên nhiên hoá lỏng LNG giảm xuống còn 0.
Tạp chí tin tức Mỹ Foreign Policy (FP) cho hay trong bối cảnh Mỹ và Anh chưa thể ngăn chặn Houthi tấn công các tàu hàng, tàu quân sự của các nước ủng hộ Israel tại Biển Đỏ và Biển Arab, các chủ hàng thương mại ngày càng coi Tuyến đường biển phía Bắc của Nga như một giải pháp thay thế tiềm năng hấp dẫn.
Video đang HOT
Bài báo viết: “Chi phí tăng cao và nỗi lo bị máy bay không người lái và tên lửa của Houthi tấn công đã khiến một số chủ hàng coi tuyến đường phương Bắc là một giải pháp thay thế, khi băng tan”.
Bài báo chỉ ra Tuyến đường biển phía Bắc dài khoảng 5.600 km là tuyến đường hàng hải ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á, và có thể rút ngắn tới 8.000 km và tiết kiệm 40-60% tổng thời gian di chuyển của các chuyến hàng đi các tuyến đường truyền thống Âu-Á qua các vùng biển hiện đang gặp khó khăn ở Trung Đông.
“Khả năng cắt giảm 8.000 km khỏi hành trình của một con tàu có nghĩa là thời gian di chuyển nhanh hơn nhiều”, FB giải thích.
Tuy nhiên, tạp chí cũng đề cập đến nhược điểm của tuyến đường thay thế này là 70% Bắc Cực, bao gồm gần như toàn bộ chiều dài phần Bắc Cực của tuyến đường, đi qua vùng biển Nga. “
Các tàu muốn sử dụng tuyến đường này phải được sự cho phép của Nga và phải trả phí quá cảnh. Với mối quan hệ hiện tại giữa nhiều nước phương Tây và Nga trong bối cảnh chiến tranh Ukraine, điều đó đặt ra một thách thức rõ ràng”, FP chỉ ra.
Trong những năm gần đây, Nga đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng vào tuyến đường hàng hải then chốt, bao gồm chi hàng tỷ USD vào 16 cảng nước sâu và 14 đường bay, cơ sở hạ tầng phòng không và tìm kiếm cứu nạn trong khu vực, cơ sở hạ tầng liên lạc Internet thông qua các vệ tinh mới, phát triển một đội tàu phá băng hạng nặng…
Nga có kế hoạch tăng trọng tải hàng hóa vận chuyển qua Tuyến đường biển phía Bắc lên 80 triệu tấn vào năm 2024 và khoảng 270 triệu tấn hàng năm vào năm 2035. Khi được vận hành đầy đủ, tuyến đường này sẽ mang lại cho Nga cơ hội trở thành một nước đóng vai trò lớn trong việc vận chuyển hàng nghìn tỷ USD đô la trong thương mại hàng năm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và khai thác các lãnh thổ của Nga ở vùng Viễn Bắc – bao gồm cả nguồn năng lượng khổng lồ, chưa được khai thác và trữ lượng khoáng sản quý hiếm.
Về phần mình, Mỹ tỏ ra không mấy vui vẻ trước việc Nga kiểm soát Bắc Cực, đe dọa mở rộng các sứ mệnh tự do hàng hải ở vùng biển Bắc Cực, song phải đối mặt với các vấn đề do thiếu cơ sở hạ tầng.
Houthi phóng tên lửa đạn đạo chống hạm và UAV ra Biển Đỏ, vịnh Aden
Quân đội Mỹ ngày 31/5 cho biết lực lượng Houthi ở Yemen đã phóng 2 tên lửa đạn đạo chống hạm cùng một thiết bị bay không người lái (UAV) qua vịnh Aden và 4 UAV khác trên Biển Đỏ.
Khói bốc lên từ tàu chở dầu M/V Merlin Luanda của Anh bị lực lượng Houthi tấn công khi di chuyển qua Vịnh Aden trên biển Arab. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo Bộ Chỉ huy Trung tâm của quân đội Mỹ (CENTCOM), trong số các UAV phóng qua Biển Đỏ có 3 chiếc đã bị lực lượng Mỹ bắn hạ và một chiếc rơi xuống biển. CENTCOM cũng tuyên bố đã bắn hạn UAV phóng qua vịnh Aden và không ghi nhận thiệt hại hay thương tích do tên lửa đạn đạo chống hạm gây ra.
Gần đây, lực lượng Houthi ở Yemen tăng cường các vụ tấn công trên các vùng biển khu vực, trong đó có vụ phóng tên lửa vào tàu sân bay Eisenhower của Mỹ ở Biển Đỏ hôm 31/5 để đáp trả các cuộc tấn công của Mỹ-Anh vào các khu vực Sanaa, Hodeidah và Taiz của Yemen. Trước đó nữa, lực lượng này cũng tấn công một tàu chở hàng thuộc sở hữu của Hy Lạp và một số tàu khác hôm 29/5 để đáp trả các cuộc tấn công của Israel vào thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza. Cuộc tấn công đã làm tàu chở hàng Laax treo cờ Quần đảo Marshall và do Hy Lạp vận hành bị hư hại nhưng vẫn tiếp tục hành trình.
Lực lượng Houthi tấn công 3 tàu có liên quan Israel Ngày 9/5, lực lượng Houthi tại Yemen thông báo đã tiến hành các vụ tấn công vào 3 tàu có liên quan đến Israel tại Vịnh Aden, Ấn Độ Dương và Biển Arab. Một tàu hàng bị lực lượng Houthi tấn công trên Biển Đỏ, ngày 1/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Theo người phát ngôn của Houthi, Yahya Sarea, các vụ tấn công được tiến...