Mới đầu 2021, Mỹ đã đạt mức thâm hụt kỷ lục hơn 735 tỷ USD
Chỉ trong 4 tháng gần đây, thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ đã đạt mức kỷ lục 735,7 tỷ USD.
Hôm 10/2, Bộ Tài chính Mỹ báo cáo mức thâm hụt ngân sách tính từ ngày 1/10 đến nay cao hơn 89% so với mức 389,2 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do suy thoái kinh tế vì đại dịch COVID-19, nguồn thu từ thuế bị cắt giảm trong khi các khoản chi cho việc cứu trợ trong đại dịch ngày càng nhiều.
Chỉ trong 4 tháng gần đây, mức thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ đã đạt mức kỷ lục 735,7 tỷ USD. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Báo cáo cho thấy chi tiêu trong 4 tháng gần đây là 1,92 nghìn tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nguồn thu từ thuế của chính phủ Mỹ giảm 0,8% xuống còn 1,19 nghìn tỷ USD.
Trong tháng 1/2021, tổng mức thâm hụt trong tháng đạt kỷ lục là 182,8 tỷ USD. Một trong những hạng mục chi tiêu lớn gây ra thâm hụt bao gồm 139 tỷ USD để cứu trợ kinh tế cá nhân, khoản chi này nằm trong 900 tỷ USD tiền cứu trợ COVID-19 mà quốc hội Mỹ thông qua vào cuối tháng 12/2020.
Hiện Tổng thống Joe Biden đang thúc đẩy quốc hội Mỹ thông qua gói cứu trợ mới trị giá 1,9 nghìn tỷ USD.
Các đảng viên Cộng hòa phản đối đề xuất của Tổng thống. Họ cho rằng số tiền này quá lớn trong khi kinh tế Mỹ đang dần phục hồi. Trong một diễn biến khác, đảng Dân chủ dự định thông qua gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ USD mà không cần sự ủng hộ của đảng Cộng hòa.
Tất cả các khoản chi cho việc cứu trợ COVID-19 đã đưa mức thâm hụt ngân sách tính đến ngày 30/9/2020 lên mức kỷ lục 3,1 nghìn tỷ USD. Con số này nhiều gấp ba lần mức thâm hụt ghi nhận vào năm 2019 là 984,4 tỷ USD. Nguyên nhân là do mức chi tiêu cho các chương trình trong nước và chi phí quân sự ngày càng tăng, cũng như quyết địng cắt giảm thuế năm 2017 của cựu Tổng thống Donald Trump.
Nancy Vanden Houten, nhà kinh tế cấp cao tại Oxford Economics, cho biết bà dự đoán thâm hụt trong năm nay của Mỹ sẽ đạt mức kỷ lục 3,3 nghìn tỷ USD.
Mỹ tốn gần nửa tỷ USD điều lính bảo vệ lễ nhậm chức Biden
Quan chức quốc phòng Mỹ cho biết chi phí triển khai 26.000 Vệ binh Quốc gia tới Washington bảo vệ lễ nhậm chức của Biden là gần 500 triệu USD.
Vệ binh Quốc gia Mỹ triển khai hàng chục nghìn binh sĩ từ 50 bang và 4 vùng lãnh thổ tới thủ đô Washington để đảm bảo an ninh cho Đồi Capitol và lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden, sau vụ người biểu tình gây bạo loạn tại tòa nhà quốc hội hôm 6/1. Các binh sĩ này đóng quân khắp thành phố để phối hợp cùng lực lượng thực thi pháp luật điều tiết giao thông, bảo vệ các nghị sĩ và nhiều địa điểm quan trọng.
Các quan chức quốc phòng Mỹ ngày 4/2 cho biết chi phí để điều chuyển binh sĩ từ địa phương tới thủ đô Washington, tiền lương và phúc lợi của họ, chi phí cho nơi cư trú và những nhu yếu phẩm khác lên tới 500 triệu USD. Tuy nhiên, chi tiết của những khoản ngân sách này không được tiết lộ.
Vệ binh Quốc gia Mỹ tại lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden ở thủ đô Washington, ngày 20/1. Ảnh: USAF .
Chính phủ Mỹ quyết định triển khai binh sĩ tại thủ đô trong hơn 30 ngày, do đó phải chi thêm tiền phúc lợi sức khỏe trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp và làm tăng chi phí. Các quan chức cho biết khoản tiền gần 500 triệu USD đủ trang trải chi phí cho đợt triển khai quân tới giữa tháng sau, khi 5.000-7.000 binh sĩ Vệ binh Quốc gia dự kiến tiếp tục bám trụ thủ đô đến hết 14/3.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ ngày 27/1 phát cảnh báo khủng bố do lo ngại mối đe dọa tiềm tàng từ các phần tử cực đoan phản đối Biden làm tổng thống. Các quan chức Mỹ lo ngại mối đe dọa tấn công có thể tồn tại nhiều tuần sau khi Biden nhậm chức hôm 20/1 và khi cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối mặt với phiên tòa luận tội tại Thượng viện với cáo buộc kích động bạo loạn.
Cảnh báo được đưa ra sau khi giới chức California cáo buộc một người ủng hộ Trump, thành viên một nhóm dân quân cực hữu, sở hữu 5 quả bom ống tự chế với ý định tấn công các đảng viên Dân chủ.
Đội giải cứu kinh tế của Biden Đội ngũ giúp Tổng thống Biden hiện thực hóa các mục tiêu kinh tế đều là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, từng làm việc trong chính quyền. Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố sẽ vực dậy nền kinh tế Mỹ từ đại dịch bằng hàng loạt biện pháp kích thích, bao gồm cứu trợ khẩn cấp cũng như đầu tư vào...