Mới chỉ cắt bỏ được 12,5% số điều kiện kinh doanh
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, còn tới 2.690 điều kiện kinh doanh cần phải cắt giảm, thuộc trách nhiệm của 14 bộ, ngành
Mặc dù ngày 15/8 là hạn cuối cùng để các bộ ngành thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, cắt bỏ 50% điều kiện kinh doanh, tuy nhiên đến nay số thủ tục được cắt bỏ mới chỉ đạt 12,5%. Như vậy, còn tới 2.690 điều kiện kinh doanh cần phải cắt giảm, thuộc trách nhiệm của 14 bộ ngành.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI),
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), cần phải có một cơ chế kiểm soát độc lập về việc đặt ra những điều kiện kinh doanh mới, những giấy phép kinh doanh mới, không để tình trạng các Bộ, ngành đặt ra các điều kiện kinh doanh, mà không cân nhắc đến lợi ích chung, quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
“Việc đặt ra các giấy phép kinh doanh mà nhiều trong số đó không hợp lý, gây phiền hà tốn kém cho hoạt động kinh doanh. Trước hết là do thói quen quản lý, rất nhiều cơ quan quản lý muốn đặt ra giấy phép để dễ dàng trong quản lý của mình, mặc dù nó có thể gây hậu quả rất lớn cho những người kinh doanh. Thứ hai là có bóng dáng của lợi ích và nhiều điều kiện kinh doanh được xử dụng như là một công cụ để gạt những doanh nghiệp nhỏ ra khỏi thị trường”, ông Đậu Anh Tuấn nói
Đình Hiếu/VOV1
Thủ tướng: Việt Nam sẽ tìm hướng đi mới ứng phó với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Trả lời phỏng vấn trên Bloomberg, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam sẽ sử dụng kết hợp các thoả thuận thương mại và cải cách trong nước để có thể vượt qua những ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam"
Nhiều nhà máy Trung Quốc bắt đầu 'nếm mùi' chiến tranh thương mạiTrung Quốc kêu gọi Mỹ không áp thuế lên 200 tỷ USD hàng hóaTổng thống Trump 'phát ngấy với chính sách của Trung Quốc'
"Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Chúng tôi đang tìm kiếm những cách thứ mới để phát triển", Thủ tướng cho biết và khẳng định Việt Nam muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với cả Mỹ và Trung Quốc.
Bloomberg nhận định, nền kinh tế Việt Nam đặc biệt nhạy cảm với bất cứ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng toàn cầu bởi đây là nước có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn gấp đôi GDP, tỷ lệ cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Á trừ Singapore. Trong khi đó, khoảng 25% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam là với Trung Quốc, quốc gia đang có nguy cơ bị đánh thuế toàn bộ các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang.
Thủ tướng cho biết, điều quan trọng với Việt Nam là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xuất khẩu và giữ ổn định đời sống cho 96 triệu người dân trong nước. Ông liên tục nói Việt Nam "tự cường" khi đối mặt với những thách thức toàn cầu và sẽ tìm kiếm nhiều hơn nữa các hợp tác thương mại với các nước ngoài 12 FTA đã hoàn thành.
"Chúng tôi phải dựa vào sức mạnh nội tại, giải quyết những vấn đề bên trong để vượt qua mọi trở ngại và duy trì đà tăng trưởng", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng nói rằng, Việt Nam sẽ phải cố gắng để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế và "theo dõi chặt chẽ các diễn biến của thị trường quốc tế để quản lý đồng nội tệ với các chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt kết hợp với các chính sách tài khóa nghiêm khắc".
Bài viết trích dẫn thông tin cho hay, GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,1% trong 6 tháng đầu năm, cao thứ hai ở châu Á và chỉ đứng sau Ấn Độ. Chính phủ dự báo tăng trưởng sẽ chậm lại trong 6 tháng cuối năm và đang cố gắng kiềm chế lạm phát bằng các biện pháp như hạn chế tăng giá xăng dầu và giữ nguyên giá điện.
Hồi tháng trước, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's cũng nâng mức xếp hạng của Việt Nam dựa trên các yếu tố như tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, hệ thống ngân hàng tốt hơn, mức nợ công ổn định và nguồn vốn được sử dụng hiệu quả hơn. Trong khi các đồng tiền khác mất giá lớn như đồng rupee của Ấn Độ và rupiah của Indonesia đã lao dốc mạnh thì VND là một trong những đồng tiền ổn định nhất ở châu Á từ đầu năm đến nay.
Tuy nhiên, theo bài viết, kinh tế Việt Nam cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ bị bị ảnh hưởng do thặng dư thương mại với Mỹ lớn. Năm ngoái con số thặng dư lên tới 39 tỷ USD và Việt Nam xếp thứ 6 trong danh sách các nước có thặng dư thương mại nhiều nhất với Mỹ, đứng sau Nhật Bản, Canada, Đức, Mexico và Trung Quốc.
"Tôi đã nói với Tổng thống Trump rằng tôi nhất trí hai bên cần cân bằng thương mại, nhưng thực tế thì những gì Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thực sự mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Mỹ và dòng vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam cũng rất tích cực", Thủ tướng nói.
Theo Dân Trí
Giá vàng hôm nay 22/9: Dồn dập tăng mạnh Giá vàng hôm nay 22/9 tiếp tục tăng mạnh là do đồng USD suy yếu, trước những lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang trên toàn cầu sau khi Mỹ áp đợt thuế mới lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. ảnh minh họa Hợp đồng vàng giao tháng 12 trên sàn Comex của New York Mercantile Exchange tăng nhẹ...