Mỏi chân và các dấu hiệu cảnh báo suy tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ
Suy tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng lại ở vùng chân, gây biến đổi về huyết động và làm biến dạng các tổ chức mô xung quanh.
Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.
Bệnh được xác định liên quan đến một số yếu tố gây tổn thương chức năng của các van một chiều thuộc hệ tĩnh mạch ngoại biên. Các van này bị tổn thương là do:
- Tư thế sinh hoạt, làm việc: phải đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động, phải mang vác nặng… tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu dần gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều.
- Người mang thai nhiều lần, sinh đẻ nhiều, béo phì, táo bón kinh niên, lười thể dục, hút thuốc lá, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin… cũng làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
- Thoái hoá van ở người cao tuổi.
Video đang HOT
Các dấu hiệu cảnh báo
Giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh thường mờ nhạt và thoáng qua. Người bệnh có biểu hiện đau chân, nặng chân, đôi khi có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường.
- Mỏi chân và xuất hiện phù nhẹ khi phải đứng lâu, ngồi nhiều
- Chuột rút vào buổi tối
- Cảm giác bị châm kim, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm
- Nhiều mạch máu nhỏ li ti (giai đoạn đầu chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là ở cổ chân và bàn chân). Những triệu chứng này thường không rõ ràng hoặc mất đi khi nghỉ ngơi do các tĩnh mạch ở chi chưa giãn nhiều, lúc giãn lúc không nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.
Vào giai đoạn tiến triển, chân người bệnh bắt đầu có biểu hiện phù ở mắt cá hay bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện thay đổi màu sắc da, biểu hiện của loạn dưỡng do máu tĩnh mạch ứ lâu ngày. Các tĩnh mạch căng giãn gây cảm giác đau tức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân. Hiện tượng này không mất đi khi nghỉ ngơi, trường hợp nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch nổi to rõ trên da thường xuyên, các mảng máu bầm trên da…
Phòng ngừa bệnh
- Thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt: Tránh đứng lâu hoặc ngồi bất động kéo dài.
- Khi đi ô tô, máy bay đường dài cần phải gấp duỗi chân thường xuyên cho máu lưu thông.
- Uống nhiều nước
- Mang tất dài hỗ trợ
- Giảm cân khi dư thừa
- Dùng thuốc đề phòng huyết khối tĩnh mạch sâu khi có chỉ định.
Chứng rối loạn phổ biến ở phụ nữ có thể dẫn đến ung thư buồng trứng
Chứng rối loạn này khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu nhất là vào thời điểm hành kinh. Chậm trễ chữa bệnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai, thậm chí còn có thể gây ung thư buồng trứng.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra mối quan hệ tiềm ẩn giữa bệnh lạc nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng. Mặc dù, khả năng tình trạng này phát triển thành khối ung bướu vẫn rất thấp, nhưng đây được xem là dấu mốc quan trọng tạo cơ sở để cải tiến quá trình điều trị của hai căn bệnh trên trong tương lai.
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Nội mạc tử cung chính là lớp tế bào trên bề mặt tử cung có chức năng tạo tổ cho phôi trong quá trình mang thai. Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt nếu quá trình thụ thai không diễn ra sẽ khiến lớp nội mạc này bong ra và bị đào thải khỏi cơ thể cùng máu kinh. Tuy nhiên, một số trường hợp các mảnh vụn của lớp nội mạc lại chảy ngược trở vào ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Trong quá trình đó, các mảnh vụn có thể bị ứ đọng ở bộ phận ngoài tử cung, gây ra tình trạng viêm nhiễm, chảy máu, phù nề,... Đây chính là lạc nội mạc tử cung.
Khoảng 10% nữ giới trong độ tuổi sinh sản xuất hiện chứng lạc nội mạc tử cung. Chứng bệnh này thường liên quan đến ống dẫn trứng, buồng trứng, ruột hoặc các mô vùng chậu. Đôi khi bệnh lan ra các cơ quan ngoài vùng chậu nhưng rất hiếm.
Các mô "đi lạc" này có thể phát triển, gây chảy máu tương tự như bong niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, tình trạng này còn ảnh hưởng đến những mô xung quanh, dẫn đến viêm, sưng, chảy máu. Sự phá hủy của các mô này mỗi tháng sẽ hình thành nên mô sẹo khiến người bệnh khó đậu thai, thậm chí, gây vô sinh.
Mối quan hệ giữa lạc nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng
Một nghiên cứu của Đại học Queensland (Úc) đã phát hiện ra chứng lạc nội mạc tử cung có thể di truyền một cách mạnh mẽ qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu dịch tễ học, những người mắc căn bệnh này cũng có nhiều khả năng bị ung thư buồng trứng.
Để chứng minh điều này, các nhà khoa học Đại học Queensland đã tập hợp dữ liệu của các nghiên cứu về sự liên kết gen trước đó. Cuối cùng, họ tìm thấy 19 vị trí di truyền trong ADN của nữ giới có nguy cơ hình thành nên ung thư biểu mô buồng trứng, ung thư buồng trứng dạng nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng dạng huyết thanh cao. Điều này có nghĩa là tác động của một biến thể di truyền lên lạc nội mạc tử cung có thể thúc đẩy sự phát triển các mô ung bướu ác tính. Từ đó, tìm ra được những hướng điều trị mới cho căn bệnh ung thư buồng trứng hiệu quả và an toàn hơn.
Nhà sinh học phân tử Sally Mortlock, trường Đại học Queensland chia sẻ: "Chúng tôi không muốn bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung lo lắng, mà muốn họ biết rằng mục đích của nghiên cứu này là tăng cường hiểu biết của mọi người về hai căn bệnh bằng cách tìm hiểu mối liên hệ di truyền giữa chúng".
Không chỉ có liên quan đến ung thư buồng trứng, một số dấu hiệu di truyền của lạc nội mạc tử cung còn có khả năng gây ra hội chứng buồng trứng đa nang và u xơ tử cung ở phụ nữ.
Tại sao phụ nữ không hút thuốc mà vẫn có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao? Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư phổi những năm gần đây tăng nhanh hơn so với nam giới, ngay cả khi họ không hút thuốc. Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Stanford và Đại học California (Mỹ) đã công bố về các yếu tố tiềm ẩn gây ra ung thư phổi ở nữ giới....