Mới 32 tuổi nhưng diễn viên điển trai Hàn Quốc đã chết vì ung thư dạ dày: Nhiều người trẻ cũng có nguy cơ nếu tiếp tục giữ thói quen này
Cái chết trẻ của nghệ sĩ Hàn Quốc này dấy lên báo động đỏ về tình trạng bệnh ung thư dạ dày đang ngày càng có xu hướng “trẻ hóa”.
Ngày 11/5 vừa qua, truyền thông giải trí Hàn Quốc xôn xao khi ca sĩ, diễn viên Park Ji Hoon qua đời ở tuổi 32 vì căn bệnh ung thư dạ dày. Anh được khán giả Việt biết tới qua những bộ phim như “Máy đánh chữ Chicago”, “Vũ khí nhà văn”… Tin tức về cái chết của anh khiến cho người hâm mộ không khỏi bàng hoàng.
Park Ji Hoon qua đời ở tuổi 32 vì ung thư dạ dày.
Điều đáng nói nhất là Park Ji Hoon còn rất trẻ đã mắc ung thư dạ dày, tại sao căn bệnh này lại ngày càng có xu hướng “trẻ hóa” như vậy? Quý Gia Phúc, bác sĩ tại Bệnh viện Ung thư Đại học Bắc Kinh cho biết: “ Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hiện nay có mối quan hệ chặt chẽ với hầu h ế t những người trẻ hiện đại. Những thói quen ăn uống và lối sống của họ tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển nhanh“.
Thói quen tai hại nào có thể khiến bạn phải đối mặt với ung thư dạ dày?
Một số thói quen hằng ngày cũng có thể góp phần vào sự tiến triển của ung thư dạ dày. Sau đây là 4 thói quen phổ biến nhất:
Dạ dày hoạt động tốt khi bạn tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và cố định. Việc thay đổi chế độ ăn theo nhu cầu giảm cân có thể khiến dạ dày tiêu hóa thức ăn không đúng cách, gây ra những tổn thương không mong muốn.
- Ăn đồ quá nóng
Thực phẩm nóng có thể gây nguy hiểm cho dạ dày vì màng nhầy của đường tiêu hóa không được “thiết kế” để xử lý thực phẩm có nhiệt độ từ 50 đến 60 độ. Điều này sẽ gây bỏng dạ dày và tổn thương niêm mạc, từ đó gây ra ung thư dạ dày.
- Ăn nhiều trái cây có tính axit
Khi đói bụng, axit trong dạ dày tăng cao, nếu lúc này tiêu thụ những thực phẩm như nước chanh, quả việt quất… sẽ khiến cho dạ dày bị tổn thương. Theo thời gian, điều này sẽ dẫn tới việc hình thành một khối u, nó sẽ làm tăng áp suất trong dạ dày và một số triệu chứng khác cũng xuất hiện
- Sử dụng thuốc lá
Sử dụng thuốc lá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày. Nếu bạn là một người nghiện thuốc lá trong thời gian dài thì tốt nhất nên bỏ từ bây giờ.
Những dấu hiệu của ung thư dạ dày
Video đang HOT
Hầu hết các triệu chứng của bệnh dạ dày đều có thể nhận biết được bằng mắt thường. Trong đó, ung thư dạ dày là căn bệnh có mức độ ác tính cao nhất, nếu nhận thấy cơ thể đang có những dấu hiệu bất thường sau, bạn cần phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Đau bụng trên và khó chịu
Hơn 80% bệnh nhân bị ung thư dạ dày sẽ có triệu chứng này. Ngoài ra, một số dấu hiệu dễ nhận biết ban đầu có thể xuất hiện như khó tiêu, đau bụng nhẹ sau bữa ăn. Khi tình trạng bệnh nặng hơn, cơn đau bụng sẽ ngày càng dữ dội. Nếu nó là một khối u trên hang vị dạ dày, cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên, nhưng có thể giảm sau khi ăn hoặc uống thuốc.
- Chán ăn
1/3 số bệnh nhân bị ung thư dạ dày nói rằng họ chán ăn, mất cảm giác ngon miệng trước khi phát hiện ra bệnh. Trong thời gian ngắn, họ thường cảm thấy no lâu kèm theo ợ hơi. Dù là món ăn yêu thích thì họ vẫn không thèm ăn.
- Sụt cân
Các tế bào ung thư trong quá trình phát triển sẽ cần một lượng lớn các chất dinh dưỡng và năng lượng. Điều này có thể khiến các mô bình thường khác trong cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn tới tình trạng sụt cân rõ rệt. Nếu bạn đang có vấn đề về dạ dày, sụt 10kg trong 1 tháng mà không giảm cân thì cần xem xét liệu đó có phải do ung thư gây ra hay không.
- Vùng bụng cứng bất thường
Một số bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể cảm thấy vùng bụng phía bên phải khi chạm vào có tình trạng cứng bất thường, đôi khi bị đau nếu ấn vào.
Nếu khối u dạ dày nằm trong môn vị, những cơn buồn nôn sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
- Buồn nôn, trào ngược axit, nôn
Những triệu chứng này cũng sẽ xuất hiện khi có bệnh về đường tiêu hóa và rõ ràng hơn ở bệnh nhân bị ung thư dạ dày. Nếu khối u dạ dày nằm trong môn vị, những cơn buồn nôn sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Nếu khối u phát triển trong ổ dạ dày, nó sẽ tạo ra mùi chua hoặc mùi trứng thối. Thỉnh thoảng bệnh nhân cũng sẽ nôn ra thức ăn hoặc dịch tiết dạ dày.
- Phân đen
Khi khối u phát triển, nó sẽ phá hủy các mạch máu nhỏ trong dạ dày, gây ra xuất huyết dẫn tới có máu trong phân, phân sẽ có màu đen bất thường.
Những căn bệnh dạ dày có nguy cơ phát triển cao thành ung thư
Những người trẻ tuổi bị ung thư dạ dày bệnh tình thường phát triển nhanh, quá trình ủ bệnh ngắn và có mức độ tử vong cao.
Linh Hồ Ân Cường, trưởng khoa Tiêu học tại Bệnh viện Đa khoa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nói: “ Những người trẻ tuổi nên chú ý hơn đến việc sàng lọc sớm ung thư dạ dày. Đối với những người sau tuổi 40 thì điều này càng đặc biệt chú ý. Nội soi dạ dày không nên thực hiện hàng năm, nếu năm đầu tiên không có gì bất thường, bạn có thể kiểm tra lại sau 2 – 3 năm“.
Những người trẻ tuổi bị ung thư dạ dày bệnh tình thường phát triển nhanh, quá trình ủ bệnh ngắn và có mức độ tử vong cao.
Không phải tất cả các bệnh dạ dày đều phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, các chuyên gia nhắc nhở có 4 loại sau cần phải hết sức cẩn trọng.
- Viêm dạ dày teo
Kết quả cuối cùng của hầu hết viêm dạ dày teo là ung thư dạ dày. Một số người thậm chí nghĩ rằng viêm dạ dày teo chính là triệu chứng của tiền ung thư. Bác sĩ khuyến cáo những người này nên đi nội soi dạ dày 2 năm một lần để phát hiện ung thư sớm hơn.
- Loét dạ dày
Loét dạ dày đề cập đến tình trạng xuất hiện một vết loét có đường kính lớn hơn 2cm. Khi một vết loét được tìm thấy trong dạ dày, cần phải điều trị ngay lập tức trong ít nhất 6 tuần. Sau khi vết thương đã lành, bạn cần phải đi tái khám 6 tháng hoặc 1 năm.
- Polyp dạ dày
Một khi polyp trong dạ dày được phát hiện, nó phải được loại bỏ dù bất kể kích thước nào.
- Phẫu thuật cắt dạ dày
Trong trường hợp một phần của dạ dày bị cắt bỏ do nguyên nhân nào đó, nó cũng có nguy cơ cao phát triển thành ung thư dạ dày. Một số nghiên cứu tin rằng, những người đã từng phẫu thuật cắt dạ dày hơn 5 năm, họ sẽ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Chính vì thế những bệnh nhân này cần phải đi nội soi mỗi năm 1 lần.
Các bác sĩ tiêu hóa cho biết, những người thực hiện nội soi dạ dày mỗi năm 1 lần sẽ có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp hơn. Chẩn đoán sớm ung thư dạ dày thường bao gồm vi khuẩn Helicobacter Pylori, xét nghiệm Pepsinogen và nội soi dạ dày. Trong khi đó, người trẻ tuổi lại thường chủ quan với căn bệnh này, dẫn tới việc phát hiện ung thư muộn, khiến tỷ lệ chữa trị không cao.
Ăn ít rau, nhiều muối thúc đẩy nguy cơ ung thư
Ăn ít rau xanh không chỉ khiến bạn táo bón mà còn là nguyên nhân gây ung cơ ung thư ruột. Hay việc ăn nhiều muối không chỉ là yếu tố gây tăng huyết áp, suy thận mà cũng là nhân tố gây ung thư dạ dày.
Ung thư ruột, ung thư đại trực tràng vì ăn ít rau xanh
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, dinh dưỡng không hợp lý là yếu tố quan trọng làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh ung thư.
Nhiều người Việt ăn lượng rau không đủ với nhu cầu khuyến cáo, chỉ đơn giản nghĩ ăn ít rau gây táo bón. Trên thực tế, ăn ít rau và trái cây được quy cho là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp tử vong, chiếm 2,8% tổng số tử vong trên thế giới.
Ăn ít rau và trái cây ước tính là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày ruột, 31% các bệnh thiếu máu tim cục bộ, và 11% số trường hợp đột quỵ.
Ăn ít nhất 400 gam rau và trái cây (tương đương với 5 đơn vị chuẩn) mỗi ngày giúp phòng chống các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như các bệnh tim mạch, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.
Tuy nhiên, mức tiêu thụ rau của người Việt rất thấp. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, sau 30 năm, mức tiêu thụ rau không hề đổi thay (nếu không nói giảm đi 10%), với khoảng 200 gram/người/ngày.
Bên cạnh đó, mức tiêu thụ quả chín năm 2000 có tăng so với năm 1985, nhưng đến nay vẫn không đổi thay, 65 gram/người/ngày.
Ngoài việc ăn rau xanh mới chỉ đạt một nửa so với khuyến cáo của WHO, khẩu phần ăn của người Việt gia tăng thức ăn từ động vật trong khi dinh dưỡng từ các loại hạt được khuyến khích tốt nhưng lại chưa được coi trọng.
Trong khi đó theo công bố, đến nay có đến hơn một số dân số trưởng thành (57,2%) ăn thiếu rau, trái cây so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO. Trong đó nam lại càng lười ăn rau xanh hơn nữ giới, với 61,3% nam giới và 51,4% nữ giới chưa ăn đủ lượng rau xanh so với khuyến cáo.
Đây là các yếu tố thúc đẩy nguy cơ gây ung thư, trong đó có ung thư ruột, ung thư đại trực tràng.
Các bằng chứng khoa học cho thấy ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng, ví dụ như thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo và đường, làm tăng nguy cơ béo phì và tác hại cũng giống như ăn ít rau và trái cây. Ăn thực phẩm có nhiều chất béo no (có nhiều trong mỡ động vật) và chất béo chuyển hóa (Trans fatty acid - có thể có trong thực phẩm chế biến sẵn) làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và bệnh ĐTĐ và cả nguy cơ ung thư. Những người béo phì có nguy cơ ung thư cao hơn người khác.
Ung thư dạ dày liên quan đến thói quen ăn mặn
Lượng muối tiêu thụ hàng ngày là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức huyết áp cũng như nguy cơ các bệnh tim mạch.
Với bệnh ung thư, việc ăn mặn cũng là yếu tố thúc đẩy nguy cơ ung thư dạ dày. WHO khuyến cáo không nên ăn quá 5 gam muối/ngày để phòng chống các bệnh tim mạch và phòng nguy cơ các bệnh không lây nhiễm.
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở cả hai giới. Ung thư dạ dày đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp sau ung thư gan, ung thư phổi. Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, nhưng điều đáng tiếc là các bệnh nhân thường đến viện ở giai đoạn muộn, việc phẫu thuật, điều trị khó khăn và rất tốn kém, thời gian sống thêm không được nhiều.
Để giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa và ung thư dạ dày, cần thay đổi lối sống như tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều trái cây và rau củ, ăn đều hằng ngày. Chọn nhiều loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc. Cố gắng giảm lượng thức ăn mặn và hun khói. Nên bỏ thuốc lá nếu đang hút. Nội soi định kỳ để phát hiện sớm ung thư.
Tự đánh giá nguy cơ mắc ung thư từ chính cách ăn uống của bản thân Thức uống quá nóng được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Trong khi đó, thực phẩm được bảo quản bằng muối lại có thể khiến rủi ro phát triển ung thư dạ dày trở nên cao hơn. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, ngành y học thế giới đã bắt đầu có những nghiên cứu...