Mộc tinh và Thổ tinh tiến gần nhau nhất sau gần 400 năm
Các nhà nghiên cứu thiên văn đứng trước cơ hội được chứng kiến Thổ tinh và Mộc tinh tiến đến vị trí ở gần nhau nhất kể từ năm 1623, xuất hiện sát cạnh nhau trên bầu trời đêm.
Sự kiện “ giao hội lớn” giữa 2 hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời dự kiến diễn ra trong ngày 21/12. Theo Guardian , người dân tại Anh có thể chứng kiến nhìn thấy hiện tượng này ở đường chân trời không lâu sau hoàng hôn.
Ngày 21/12 cũng là ngày Đông Chí của năm 2020.
Tại Anh, thời điểm sự giao hội đến cực đỉnh rơi vào lúc 18h37. Đó sẽ là lúc khoảng cách giữa 2 hành tinh khí khổng lồ đạt mức ngắn nhất kể từ năm 1623.
Video đang HOT
Mộc tinh và Thổ tinh sẽ ở vị trí gần nhau nhất vào đúng ngày Đông Chí 21/12 của năm 2020. Ảnh: Alamy.
Người dân Anh có thể bắt đầu quan sát hiện tượng này từ lúc 14h30 đến khoảng 18h. Theo một số nhà nghiên cứu thiên văn, nếu thời tiết đẹp, hiện tượng có thể được nhìn thấy trong 2 ngày 20/12 và 22/12.
Cứ 20 năm thì Mộc tinh và Thổ tinh lại “gặp nhau”, nhưng sự kiện này gần như không thể nhìn thấy được bằng mắt thường vì chúng diễn ra vào ban ngày trên các phần của Trái Đất. Trong những lần rơi vào vị trí thẳng hàng với góc nhìn từ Trái Đất, các hành tinh cũng không ở gần nhau.
Các hành tinh sẽ gần nhau đến mức tại một số nơi người ta sẽ nhìn thấy chúng gần như hợp nhất thành một ngôi sao sáng đặc biệt trên bầu trời đêm. Phải đến năm 2080, Mộc tinh và Thổ tinh mới ở gần nhau đến mức tạo thành hiện tượng “giao hội lớn”.
“Sự giao hội này là cột mốc rất lớn đối với giới thiên văn, nhưng về mặt khoa học thì chúng không có tác động gì đến Trái Đất”, Matthew Bate, giáo sư ngành vật lý vũ trụ lý thuyết tại Đại học Exeter, chia sẻ.
Phát hiện hành tinh màu hồng
Hành tinh ngoài hệ Mặt Trời này hình thành 160 triệu năm trước. Đặc biệt hơn, nó lại có màu hồng.
Những năm gần đây, với sự tiến bộ của các phương thức tìm kiếm mới, nhiều hành tinh ngoài hệ Mặt Trời đã được khám phá, trong đó có GJ 504b.
GJ 504b là hành tinh khí khổng lồ. Theo NASA, nó có kích thước gần bằng Mộc tinh nhưng nặng hơn 4 lần. Tuy nhiên, đây vẫn là hành tinh có khối lượng thấp nhất quay xung quanh ngôi sao chủ tương tự Mặt Trời. Màu hồng đậm của GJ 504b chỉ mới được hình thành gần đây.
Trong thời kỳ hình thành, các hành tinh sẽ hút bất cứ vật chất nào có ở xung quanh. Do đó, chúng thường rất nóng và vẫn duy trì nhiệt độ cao một khoảng thời gian sau đó. Có thể mất hàng triệu năm để chúng nguội đi.
Dù dẹp nhưng hành tinh màu hồng này không phải là nơi con người có thể sống. Ảnh: NASA.
GJ 504b chỉ mới hình thành cách đây 160 triệu năm, vẫn còn khá nóng, cùng nhiệt độ cao đã khiến ánh sáng tỏa ra từ nó có màu hồng. NASA miêu tả màu sắc đó như "bông hoa anh đào sẫm màu".
GJ 504b có nhiệt độ hiệu dụng khoảng 237 độ C. Nó quay quanh ngôi sao loại G0 là GJ 504, nóng hơn một chút so với Mặt Trời và có thể nhìn thấy lờ mờ bằng mắt thường trong chòm sao Xử Nữ. Ngôi sao nằm cách chúng ta 57 năm ánh sáng. Các nhà nghiên cứu ước tính hệ sao này khoảng 160 triệu năm tuổi, dựa trên màu sắc và chu kỳ quay của nó.
Chỉ cách 57 năm ánh sáng, hệ sao này tương đối gần với chúng ta. Tuy nhiên, vẫn còn rất lâu để có thể khám phá nơi này ngay cả với công nghệ tiên tiến nhất.
Các nhà khoa học ngày càng phát hiện thêm nhiều hành tinh ngoại (hành tinh ngoài hệ Mặt Trời) khác, khiến bức tranh về thiên hà chúng ta và vũ trụ nói chung dần rõ ràng hơn.
Tìm hiểu về sự biến đổi đáng kinh ngạc của các hành tinh, điều kiện và cách chúng hình thành có thể cho chúng ta biết thêm về cách hệ Mặt Trời hình thành. Thậm chí, chúng còn cung cấp manh mối về những điều kiện phù hợp nhất sinh ra sự sống.
GJ 504b không phải là nơi để con người sinh sống. Những hành tinh khí khổng lồ không phù hợp với dạng sống của con người. Tuy nhiên, thật thú vị khi ở ngoài kia tồn tại một hành tinh to tròn như quả bóng bay khổng lồ màu hồng.
Chuyến thám hiểm chết chóc khi bay xuyên qua Mộc tinh Các nhà khoa học đã nghiên cứu về Mộc tinh, đó là hành tinh có khối khí quyển khổng lồ bao quanh như những đám mây. Vậy chúng ta có thể dễ dàng bay xuyên qua Mộc tinh được không?