Mộc mạc ‘đặc sản’ bánh dây Bồng Sơn
Nói bánh dây là món ăn đơn giản, mộc mạc, nhưng để làm ra mẻ bánh ngon thì cần rất nhiều thời gian lẫn công sức. Khi đó, bạn mới thấy hết sự tảo tần, chịu khó của người dân quê.
Nói bánh dây là món ăn đơn giản, mộc mạc, nhưng để làm ra mẻ bánh ngon thì cần rất nhiều thời gian lẫn công sức. Khi đó, bạn mới thấy hết sự tảo tần, chịu khó của người dân quê.
Bánh dây, còn được người Bình Định gọi là bún dây, là món ăn có nguồn gốc từ huyện Hoài Nhơn. Hiện nay, với sự giao thương rộng mở, di cư học tập, làm ăn, sinh sống của nhiều người, kèm theo đó nhiều món ăn đặc sản từ nhiều vùng miền được quảng bá, nên bánh dây đã có mặt ở nhiều nơi trong tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, muốn được thưởng thức dĩa bánh dây ngon chính gốc thì phải về thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn.
Món bánh dây – đặc sản Bồng Sơn là một món ăn làm từ gạo, nhưng lại mang hương vị khác hẳn.
Muốn có bánh dây ngon thì phải dùng đến gạo lúa cũ, tức là gạo xay từ lúa được thu hoạch từ nhiều tháng trước. Với loại gạo này, sợi bánh sẽ có vị dai đặc trưng mà không cần dùng đến hàn the gây hại cho sức khỏe. Gạo lúa cũ được đem vo nhẹ vài lần, sau đó ngâm với nước tro.
Video đang HOT
Loại tro ngâm gạo phải là tro củi thì bánh mới được ngon. Tro củi được sàn cho mịn, rồi cho vào thau nước, khuấy lên vài lần để tro lắng xuống và gạn bỏ tạp chất. Chắt lấy phần nước trong rồi đem ngâm gạo trong khoảng 6 tiếng đồng hồ.
Tiếp theo, gạo sau khi ngâm nước tro sẽ được đem xay thành bột và hấp chín. Trong quá trình hấp, người làm phải liên tục khuấy để bột chín đều, không bị cháy khét. Khi bột đặc lại và ráo nước thì được ngắt thành từng miếng nhỏ, cho vào khuôn ép thành những vỉ bánh gồm nhiều sợi bún nhỏ.
Những vỉ bánh này lại được đem đi hấp cách thủy cho chín đều. Lúc này, sợi bún có màu vàng nhạt tự nhiên và đẹp mắt. Những sợi bún vàng này dính với nhau, nhưng có thể tách ra được dễ dàng nên người ta gọi là bánh dây.
Bánh dây thường được bán vào buổi sáng và tối. Tuy nhiên, loại bánh này nếu ăn nhiều sẽ dễ bị đầy bụng nên người ta thường ăn sáng nhiều hơn. Khi có thực khách gọi, người bán sẽ nhanh tay xé rời từng vỉ bánh, ngắt từng đoạn ngắn, vừa ăn cho vào dĩa. Một ít dầu hẹ được thoa đều, đậu phộng rang giã nhỏ được rải lên, thêm muỗng nước mắm tỏi chanh ớt. Và trên cùng là một ít rau sống gồm giá, xà lách, diếp cá, rau thơm xanh rì.
Vị dai của sợi bánh dây hòa lẫn với mùi thơm của nước mắm ngon ngay tại địa phương, quyện với các loại rau tươi tại vùng, cùng với vị thơm thơm, béo ngậy, giòn giòn của đậu phộng, sẽ là một bữa ăn mộc mạc mà lý thú dành cho thực khách.
Bánh dây Bồng Sơn thường theo chân những người bán hàng rong gánh quang gánh đi khắp thị trấn, và cũng được bán kèm với bánh hỏi. Bánh dây rất rẻ, nên có nhiều người bụng tốt thì ăn một lần hai, ba dĩa mà chưa muốn dừng.
Tôi có người mợ sống ở thành phố Quy Nhơn, cách Hoài Nhơn khoảng 80km, thích ăn bánh dây vô cùng. Mỗi lần về Hoài Nhơn, mợ phải ăn mấy dĩa bánh cho đỡ cơn thèm. Đã vậy, khi quay trở lại thành phố, tay nải mang theo không khi nào thiếu mấy ký bánh dây. Kể vậy để thấy sức hút của món ăn mộc mạc, thuần túy này như thế nào.
Bánh cuốn Thanh Hóa
Bột ngon, nhân ngon và nước chấm ngon chưa đủ để tạo nên một cái bánh ngon. Nó còn phải phụ thuộc nhiều vào người tráng bánh.
Người xứ Thanh có bí quyết riêng để làm món bánh cuốn ngon không thể lẫn với bất kỳ nơi nào khác, mà ít ai sánh kịp. Du khách có thể thưởng thức bánh cuốn ngon, rẻ ở khắp mọi nơi nhưng không có bất cứ nơi nào bánh cuốn ngon như ở Thanh Hóa.
Nhắc đến đặc sản Thanh Hóa ai cũng nghĩ ngay đến món nem chua, nhưng ít ai biết ngoài món đặc trưng này vẫn còn rất nhiều đặc sản khác. Một trong số đó phải kể đến món Bánh cuốn, nếu ai đã từng đặt chân đến vùng quê đầu miền Trung đầy nắng gió, được thưởng thức món bánh cuốn thì là điều quá tuyệt vời. Món bánh này thu hút du khách bởi hương thơm và vị bánh rất riêng, nếu đã từng một lần ăn thử thì sẽ nhớ mãi hương vị ấy và muốn trở lại quê Thanh để ăn thêm nhiều lần.
Bánh cuốn Thanh Hóa mềm, dai, bột làm bánh là bột nước, phải xay bằng cối đá. Bột xay bằng máy xay công nghiệp thô sẽ làm cho bánh dày, không ngon. Bột phải làm từ thứ gạo dẻo thơm, theo tỉ lệ thích hợp nên cả khi nguội bánh vẫn thơm ngon như thường. Nhân bánh làm từ thịt nạc vai, tôm tươi đã bóc vỏ và một chút hành, mộc nhĩ. Hành được xắt bằng tay, rang vàng rộm, không phải loại hành phi sẵn đóng trong hộp vốn có màu nâu sậm.
Dụng cụ làm bánh là một chiếc nồi đồng bịt vải màn chừa lại một khe nhỏ để thoát hơi nước, một chiếc mui múc bột, một ống nứa được thoa mỡ để chống dính, một cái nong tre nhỏ lật ngược cũng được thoa mỡ để trải và cuốn bánh. Người làm bánh múc muôi bột, dùng chính cái muôi đó dàn bột thật đều trên lớp vải rồi đậy vung lại, 30 giây sau bánh chín mở vung ra dùng ống nứa khéo léo lấy bánh ra trải rộng trên mặt nong rồi múc bột thoa lên lớp vải làm cái bánh kế tiếp, đậy vung lại. Sau đó rải nhân, cuốn bánh, xếp vào đĩa. Để thưởng thức bánh ngon không nên ăn bánh làm sẵn mà phải ăn bánh ngay khi bánh vừa làm xong thì sẽ rất ngon.
Nước mắm ngon, tốt nhất là nước mắm Tĩnh Gia, làm hoàn toàn thủ công, không có chất bảo quản, phẩm màu hay bột ngọt, một chút chanh, rắc lên mấy hạt tiêu bắc, thêm một vài miếng ớt nhỏ tươi tạo nên một bát nước chấm sóng sánh vàng nâu màu từa tựa mật ong, có vị chua chua thanh thanh. Thưởng thức món bánh cuốn với nước mắm ngon thêm vài miếng chả nướng thơm mùi hành hoa, sẽ làm cho món ăn càng trở nên hấp dẫn hơn.
Bột ngon, nhân ngon và nước chấm ngon chưa đủ để tạo nên một cái bánh ngon. Nó còn phải phụ thuộc nhiều vào người tráng bánh.
Người xứ Thanh có bí quyết riêng để làm món bánh cuốn ngon không thể lẫn với bất kỳ nơi nào khác, mà ít ai sánh kịp. Du khách có thể thưởng thức bánh cuốn ngon, rẻ ở khắp mọi nơi nhưng không có bất cứ nơi nào bánh cuốn ngon như ở Thanh Hóa.
Món bánh 'dẻo dai' làm từ nguyên liệu 'rẻ như cho', bán vài nghìn chiếc/ngày ở Phú Thọ Từ món "nhà nghèo", ăn để chống đói với cách làm dân dã, bánh sắn Phú Thọ ngày nay được biến tấu thêm nhiều loại nhân khác nhau, trở thành đặc sản "hút" khách, giá chỉ 6.000 đồng/chiếc. Trước đây, cuộc sống còn nhiều khó khăn, người dân Phú Thọ thường lấy sắn về phơi khô, xay thành bột rồi làm bánh để...