Mộc mạc củ hũ dừa – Nét tinh hoa của ẩm thực Bến Tre
Nhắc đến dừa trong văn hóa ẩm thực người Bến Tre, ngay lập tức người ta sẽ liên tưởng đến một loạt các món ăn, từ dân dã, mộc mạc đến cầu kỳ, phức tạp. Dường như từ bất cứ bộ phận nào của cây dừa, người dân nơi đây cũng sáng tạo nên được điều tuyệt vời.
Bến Tre được coi là xứ sở của những đảo dừa xanh, là mảnh đất hiền hòa của những con người nhân ái và mộc mạc. Nhiều người vẫn biết dừa là đặc sản Bến Tre. Nhưng thực chất, dừa có vị trí cao hơn thế trong nền ẩm thực của vùng sông nước này.
Ở đây, dừa không chỉ là loại nguyên liệu thơm ngon, dồi dào, hay là món hàng xuất khẩu có giá trị cao, mà nó đã đi vào đời sống người dân Bến Tre như một điều thiết yếu hết sức tự nhiên. Không có nơi nào mà dừa chiếm vị trí độc tôn trong đời sống sinh hoạt nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng như nơi đây. Từ thân tới lá, từ hoa tới quả đều cung cấp nguyên liệu quý giá để ra đời những món ăn thơm ngon, độc đáo.
Về thăm Bến Tre, du khách đi đâu cũng thấy những rặng dừa cao vút
Du khách phương xa tới nơi đây, không phải ai cũng có cơ hội được thưởng thức món củ hũ dừa độc đáo. Thậm chí, người dân nơi đây còn cho rằng món ăn này khá xa xỉ, bởi muốn chế biến và thưởng thức, người ta phải đốn cả cây dừa để lấy củ hũ dừa- một phần rất nhỏ trên thân cây.
Củ hũ dừa là phần trên của cây dừa, nằm sâu trong thân, bao gồm chồi non chưa nhú ra bên ngoài cuống lá, có màu trắng muốt. Một củ hũ dừa được bọc bên ngoài bởi những cái mo xơ, bên trong là phần trắng, non và ngọt nhất của củ hũ dừa.
Người dân xứ dừa lấy phần này để chế biến những món ăn dân dã nhưng độc đáo, hấp dẫn, mang nét đặc trưng của nơi đây như củ hũ dừa xào lòng gà, củ hũ dừa bóp xổi, gỏi củ hũ dừa, hoặc đơn giản là ăn sống.
Củ hũ dừa là phần non nhất trên đọt cây dừa, được coi như “trái tim” của cây dừa
Trước khi chế biến thành món ăn, người ta thường đem củ hũ dừa đã cắt khúc hoặc thái lát mỏng ngâm với nước đá có hòa nước cốt chanh tươi. Làm như thế củ hũ dừa sẽ giữ được độ giòn và màu trắng khi làm món ăn.
Video đang HOT
Mọi người vẫn nói với nhau rằng, gỏi củ hũ dừa là tinh hoa của ẩm thực Bến Tre.Người ta ví món gỏi như một bức tranh với sắc trắng tinh của củ hũ dừa, kết hợp với màu đỏ đầy bắt mắt của tôm luộc, rồi màu của thịt ba chỉ, tai heo thái mỏng cùng với màu xanh của rau.
Sau khi lấy củ hũ dừa từ thân cây ra, người ta bào mỏng thành từng sợi dài để trộn với những nguyên liệu như : tôm sú bóc nõn, thịt ba chỉ, tai heo thái mỏng, hành tây, rau răm cùng đậu phộng rang thơm giòn. Món ăn cũng được nêm thêm một số gia vị như đường, chanh hoặc giấm gạo để tạo nên vị ngon đậm đà, hấp dẫn.
Gỏi củ hũ dừa được xem là món hiếm, không phải lúc nào cũng sẵn có và không phải ai cũng có dịp được thưởng thức
Gỏi củ hũ dừa cho vị chua chua ngọt ngọt, cho vị mát, giòn thơm ít chất béo lại thanh đạm nên ai cũng thích. Bên cạnh đó, món ăn này phải kèm thêm chén mắm chua ngọt cùng những chiếc bánh phồng tôm giòn béo.
Một món ăn nữa được người dân ưa chuộng là củ hũ dừa xào tôm. Củ hũ sau khi ngâm nước đá thì đem trụng sơ qua. Các nguyên liệu như cà rốt, cần cũng cần được sơ chế cẩn thận. Tôm tươi làm sạch rồi cho vào phi thơm với tỏi. Sau đó cho cà rốt, củ hũ dừa, nước dùng và nêm dầu hào, gia vị, bột nêm, đường. Khi món xào chín thì cho cần tàu thái khúc vào trộn đều, nhắc ra và rắc tiêu ăn với cơm trắng, nước tương mắm ớt.
Để thay đổi khẩu vị cho bữa ăn, người dân Bến Tre thường đem củ hũ dừa chế biến thành món canh củ hũ dừa nấu thịt viên. Món này yêu cầu sự cầu kỳ trong nguyên liệu và cách chế biến.
Nguyên liệu cho món ăn này gồm thịt xay ướp, củ hũ dừa, đậu Hà Lan, ngô bao tử, nấm đông cô, rau mùi, bột nêm, gia vị, đường, tiêu.Thịt xay sau khi ướp gia vị thì trộn đều, vo viên tròn rồi cho vào nước dùng nấu, nêm gia vị, bột nêm, đường. Củ hũ dừa thái miếng vừa ăn, nấm đông cô tươi thái đôi.
Cũ hũ dừa có thể chế biến thành nhiều món ăn độc đáo
Sau các công đoạn đó, người ta cho đậu Hà Lan, nấm, và củ hũ dừa vào nấu chín, nêm nếm lại cho vừa ăn. Không nên để canh sôi lâu sẽ làm củ hũ dừa bị nhũn và mất đi độ giòn.
Củ hũ dừa ngọt, mát dịu, là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa và có nhiều khoáng chất. Nếu có dịp đến xứ dừa Bến Tre, du khách đừng quên tìm kiếm cơ hội để thưởng thức những món ăn đặc sản từ củ hũ dừa này.
Tép rang dừa Bến Tre
Tép rang dừa là món ăn đặc sản của đất Bến Tre. Món ăn thường được ăn cùng với cơm trắng hoặc biến tấu với xôi.
Món ăn dân dã này có mặt ở hầu hết các quán ăn ở Bến Tre và trong thực đơn những nhà hàng, điểm du lịch trong tỉnh. Du khách đến Bến Tre, tham quan những điểm đến nổi tiếng sông nước như Cồn Phụng, Cồn Quy, khu du lịch Lan Vương, các khu vườn cây trái như Cái Mơn, Chợ Lách... chỉ cần hỏi có món tép rang dừa, sẽ ngay lập tức được đáp ứng.
Con tép rang dừa đỏ au trên nền trắng của cơm nóng sẽ mang lại cho thực khách một bữa ăn đơn giản nhưng đậm chất vùng sông nước.
"Làm dâu xứ dừa 6 năm là chừng ấy thời gian mình được biết và thưởng thức món tép rang dừa. Với mình, món tép rang dừa không ai làm ngon hơn mẹ chồng. Là người xứ dừa nên mẹ chồng mình đã nấu không biết bao nhiêu lần món này. Trăm lần như một, lần nào cũng rất ngon", chị Thanh, quê gốc Sài Gòn, chia sẻ.
Tép rang dừa tuy đơn giản nhưng không phải muốn ăn lúc nào cũng được, bởi phải chờ có con nước tép mới ngon. Lúc này, phải mua được con tép bạc thật tươi, còn búng tanh tách trong rổ. Tùy sở thích mà chọn con tép to hay nhỏ, nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người thì con tép bạc non, vỏ mềm sẽ làm món ăn ngon hơn.
Món tép rang dừa chế biến nhanh, không kỳ công như các món ăn khác. Ngoài nguyên liệu chính là tép bạc người nấu chỉ cần chuẩn bị thêm nước cốt dừa là có thể chế biến món ăn.
Chọn dừa phải là dừa khô, rám vỏ. Nạo dừa vắt lấy nước cốt đầu tiên. Muốn con tép béo và thơm chỉ lấy nước cốt đầu, không lấy nước vắt lần thứ hai. Bắt chảo lên bếp, sau đó cho nước cốt dừa vào. Nêm chút đường và muối cho vừa ăn. Khi nấu phải để lửa thật lớn cho nước cốt dừa sôi bùng lên rồi thả tép vào ngay, đảo cho thật đều.
Nước cốt dừa là "linh hồn" của món ăn này. Chính vị beo béo và mùi thơm của nước cốt dừa làm cho món ăn ngon thêm vài phần.
Khi thấy tép chuyển sang màu đỏ, chín đều nên hạ lửa liu riu để tép thấm gia vị. Đây là khâu quyết định thành bại của món ăn, con tép có giòn, có tươi hay không là lúc này, nếu hạ lửa sớm, lúc tép chưa chín đỏ sẽ làm cho tép bị bở, món ăn không còn ngon nữa.
Khi gần cạn nước, dừa sẽ tiết ra dầu hơi ngã màu xám và có mùi rất thơm. Lúc này, trong bếp đã sực nức mùi thơm của dừa và tép, chỉ còn chờ dọn ra mâm để mọi người cùng thưởng thức.
Con tép đỏ au, thấm đẫm vị nước cốt dừa. Cho vào miệng, cắn một miếng sẽ cảm nhận ngay cái giòn, độ ngọt của con tép bạc còn tươi, cộng với vị béo ngậy của nước cốt dừa ngập nơi đầu lưỡi. Đặc biệt, tép rang dừa còn được biến tấu ăn với xôi rất hợp khẩu vị.
Con tép chín đỏ au được bao bọc bởi dầu dừa, ăn cùng cơm trắng trở thành món ngon khó cưỡng. Món tép rang dừa còn nóng ăn rất hao cơm.
Chị Thanh cho biết thêm: "Những lúc nhà có tiệc, lễ tết ba chồng thường nói mẹ làm món này. Lúc đó, mẹ mình sẽ nấu sẵn một nồi xôi to, làm một chảo tép rang dừa vài ký là đủ cho ba đãi khách. Thậm chí, năm nào không có món này là khách lại 'khiếu nại' vì thương mùi nhớ vị".
Nếu các món ăn khác sau khi nấu dễ bị hư thì món tép rang dừa lại khác, ăn xong chỉ cần đậy lại cẩn thận là để được vài hôm, khi ăn không cần hâm, chỉ cần ăn với cơm nóng vẫn ngon. Đi đâu xa, tép rang dừa lại là cứu cánh của chị em nội trợ vì món ăn dễ mang theo, lại hợp khẩu vị nhiều người.
Món ăn đậm chất đậm tình Bến Tre: Mộc mạc củ hũ dừa Cu hu dưa môc mac nhưng chê biên đươc nhiêu mon đôc đao. Tôi có cảm giác người dân Bến Tre từ đời nay sang đời khác vẫn kiên cường bám vào cây dừa để ăn, để ở. Bởi có món ăn nào ở cái xứ này mà không dính dáng tới dừa, sơ sài là hàng chục món xôi chè, quà bánh,...