Mobile Money thúc đẩy tài chính toàn diện cho người dân
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, cả nước hiện có 2,2 triệu tài khoản mobile money. Hiện người dân đã có thể chuyển tiền qua lại giữa tài khoản Mobile Money và tài khoản ngân hàng.
Về cơ bản, Mobile Money là tài khoản được cấp cùng với số thuê bao di động, cho phép người dùng chuyển/nạp/rút tiền, thanh toán dịch vụ, mua sắm hàng hóa dù ở bất cứ nơi đâu, từ thành thị tới nông thôn, từ miền núi đến hải đảo xa xôi mà không yêu cầu phải có kết nối Internet hay điện thoại thông minh.
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, 6 tháng đầu năm 2022, số thuê bao di động sử dụng dịch vụ Mobile Money đã gấp 4 lần so với tháng đầu tiên triển khai (tháng 1/2022), có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng tháng đạt khoảng 20%. Tổng số tài khoản có phát sinh ít nhất 1 giao dịch trong 6 tháng đạt 1,7 triệu tài khoản, chiếm 97,3% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ.
Trải qua hơn 2 năm đại dịch Covid-19, nhu cầu tiêu dùng các dịch vụ trực tuyến gắn với thanh toán điện tử trực tuyến đã tăng cao. Việc mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động đã mang lại tiện ích cho người sử dụng, đáp ứng nhu cầu thực thế của người dân và xã hội.
Video đang HOT
Thanh toán không tiền mặt không còn xa lạ với nhiều người. Ảnh: Thế Vinh
Người dân ngày càng quen thuộc với việc sử dụng các dịch vụ trực tuyến gắn với thanh toán không dùng tiền mặt như gọi xe công nghệ, gọi đồ ăn/ giao hàng qua app, mua hàng hóa, dịch vụ trên các nền tảng thương mại điện tử lớn, thanh toán không tiếp xúc tại các điểm bán lẻ, cửa hiệu tạp hóa. Bởi vậy, việc sử dụng tiền mặt trong hoạt động chi tiêu thường nhật đã giảm đáng kể.
VNPT, một trong ba nhà mạng được cấp phép thí điểm dịch vụ Mobile Money cho biết, sau 6 tháng đã có hơn nửa triệu tài khoản tiền di động được mở, cùng 2.400 điểm nạp tiền, 2.100 điểm chấp nhận thanh toán dịch vụ, đáp ứng thanh toán chủ yếu là các dịch vụ thiết yếu như tiền điện, nước, học phí…
Viettel Money cũng đang có hơn 22 triệu người dùng, trong đó gần 1,4 triệu người dùng Viettel Money kích hoạt và sử dụng tài khoản Mobile Money với 74% lượng khách hàng đang sinh sống ở các khu vực nông thôn, miền núi hay vùng sâu vùng xa.
Thanh toán không tiền mặt phát triển mạnh
Bà Winnie Wong, Chủ tịch Amcham Việt Nam, Giám đốc Mastercard phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào cho hay, hành vi tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á đã có sự thay đổi đáng kể khi ngày từ trước đại dịch, thanh toán không tiền mặt, thanh toán điện tử tại đây đã phát triển mạnh do có lượng dân số trẻ, am hiểu và yêu thích công nghệ.
Cùng chung nhận định, bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc quốc gia Visa Việt Nam và Lào cho biết tỷ lệ người dân ở khu vực sử dụng cùng lúc nhiều hoặc một trong các phương thức thanh toán không tiền mặt như thẻ hay ví mobile những năm gần đây đạt mức cao. Tại Việt Nam là 95%, Singapore khoảng 97%, Malaysia là 96%.
Việt Nam có tỉ lệ tiếp cận Internet và sở hữu smartphone cao là lợi thế, tác động đến hành vi người dùng chuyển sang thanh toán không tiền mặt.
Tại Hội thảo chuyển đổi số hướng tới xã hội không dùng tiền mặt 2022, ông Nguyễn Đăng Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho biết công ty đang phối hợp với các Ngân hàng thương mại phát triển thẻ tín dụng nội địa để người dân dễ dàng tiếp cận vốn ngân hàng thay vì tín dụng đen. Ông Hùng cũng nhận định, điện thoại thông minh là chất xúc tác đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt như mở tài khoản ngân hàng và tài khoản Mobile Money.
Tính đến hết tháng 6 năm 2022, hoạt động thanh toán tại Việt Nam đã đạt được một số kết quả nổi bật, khi tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 66%, với hơn 3,4 triệu tài khoản và 1,3 triệu thẻ ngân hàng được mở mới trực tuyến, qua phương thức xác thực điện tử (eKYC).
Số liệu đến tháng 4/2022 cũng cho thấy, giao dịch không tiền mặt đã tăng trưởng 69,7%, tăng 27,5% giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%. Trên điện thoại di động, con số này là 97,65% và 86,68%; còn trên QR Code tăng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm trước đó. Về ví điện tử, số lượng kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.
Chỉ số dịch vụ trực tuyến của Việt Nam tăng 5 bậc
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử của 193 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu; trong đó, chỉ số dịch vụ trực tuyến (OSI - Online Service Index) của Việt Nam xếp thứ 76, tăng 5 bậc so với năm 2020.
Chỉ số dịch vụ trực tuyến của Việt Nam tăng 5 bậc. Ảnh minh họa.
Năm 2022, Liên hợp quốc đã thay đổi phương pháp đánh giá chỉ số dịch vụ trực tuyến, đánh giá theo 5 nhóm tiêu chí: Khung thể chế, cung cấp nội dung, cung cấp dịch vụ, công nghệ và tham gia điện tử. Liên hợp quốc cũng lần đầu tiên đánh giá về mức độ hoàn thành dịch vụ trực tuyến thay vì chỉ đánh giá có cung cấp dịch vụ trực tuyến.
Trong đó, mức độ hoàn thành dịch vụ trực tuyến là khả năng thực hiện toàn bộ giao dịch của dịch vụ trên môi trường mạng hay chỉ thực hiện trực tuyến một phần và người dân vẫn phải hiện diện để hoàn thành hầu hết các giao dịch. Đây cũng là nội dung quy định mới về mức độ dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần trong Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Chỉ số dịch vụ trực tuyến của Việt Nam được xếp loại ở mức cao và cao hơn so với mức trung bình của thế giới, khu vực châu Á và Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam được đánh giá là một trong số 9 quốc gia có thu nhập dưới trung bình nhưng có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử và chỉ số dịch vụ trực tuyến cao trên mức trung bình của thế giới.
Nhiều ưu đãi khi sử dụng dịch vụ VNPT Pay, Mobile Money Để khuyến khích khách hàng sử dụng ví VNPT Pay, dịch vụ Mobile Money thanh toán các dịch vụ, Trung tâm Kinh doanh VNPT Khánh Hòa đang triển khai nhiều tiện ích, ưu đãi dành cho khách hàng trên địa bàn tỉnh. Theo giới thiệu của đại diện Trung tâm Kinh doanh VNPT Khánh Hòa, chương trình "VNPT Money x Lazada: ưu đãi...