Mobile fintech: tăng trưởng và app marketing
Năm 2021, công nghệ di động toàn cầu lại lần nữa chuyển mình, đánh dấu thêm một năm đầy biến động đối với app marketing, đặc biệt là app marketing trong lĩnh vực fintech.
Trong Báo cáo Xu hướng Ứng dụng, Adjust đã phân tích hiệu suất gần đây của các ứng dụng fintech. Kết quả cho thấy, doanh thu của ứng dụng ngân hàng đạt 6,8 tỷ USD vào năm 2021 tăng 88% so với năm 2020, hơn một nửa lượt giao dịch (52%) được thực hiện thông qua ví điện tử, và việc thanh toán bằng tiền mặt giảm 42% so với năm 2019. Dữ liệu của Adjust ghi nhận, số lượt tải ứng dụng tài chính tăng 19% so với năm 2020.
Ngành fintech đang trên đà phát triển mạnh, do đó cơ hội dành cho các nhà quảng cáo và nhà phát triển ứng dụng fintech là rất lớn.
Đón nhận các quy định về quyền riêng tư
Sự ra đời của iOS 14.5 và mô hình AppTracking Transparency (ATT) đã làm thay đổi đáng kể cách nhìn nhận và đánh giá quyền riêng tư dữ liệu của người dùng. Theo dự đoán ban đầu của nhiều chuyên gia, tỷ lệ opt-in (tỷ lệ người dùng cho phép ứng dụng truy cập thông tin) sẽ chỉ đạt khoảng 5%. Nhưng dữ liệu mới nhất của Adjust cho thấy, tỷ lệ thực tế cao khoảng 25% thậm chí đang không ngừng tăng lên.
Hiện tỷ lệ opt-in của ứng dụng fintech thấp hơn tỷ lệ trung bình (11%), và các quy định mới về quyền riêng tư đã làm các nhà quảng cáo fintech phải chuyển sang thu thập dữ liệu chính ngạch (first-party data). Nhưng dù vậy, chúng ta có thể kỳ vọng rằng, tỷ lệ opt-in của fintech sẽ sớm tăng mạnh, bởi vì nhiều người dùng đã bắt đầu nhận ra lợi ích của việc opt-in và quảng cáo cá nhân hóa.
Video đang HOT
Do đó, các nhà quảng cáo fintech cần xây dựng các chiến lược opt-in thật chỉn chu và truyền tải được lợi ích của quảng cáo cá nhân hóa đến người dùng. Đây cũng là lý do mà game hyper-casual đạt tỷ lệ opt-in cao đến 40%, vì loại ứng dụng này đã làm rất tốt việc truyền tải thông điệp trong nhiều năm qua.
Giữ vững đà tăng về số lượt cài đặt
Báo cáo của Adjust cho thấy, số lượt tải của ứng dụng fintech tăng 35% trong giai đoạn 2020 – 2021. Hãy cùng xem xét số lượt cài đặt của các phân khúc phụ. Tỷ trọng của ứng dụng thanh toán là khoảng 57%, ngân hàng là 34%, giao dịch chứng khoán là 7% và tiền điện tử là 2%.
Khi xét trên quy mô toàn cầu, tỷ lệ kênh cài đặt trả phí trên lượt cài đặt tự nhiên (paid install/organic install) tăng từ đầu năm 2020 đến giữa năm 2021. Tỷ lệ ban đầu là 0,11, sau đó tăng lên 0,15 và dừng ở mức 0,14 vào cuối năm 2021. Tỷ lệ của ứng dụng ngân hàng thì giảm liên tục, từ 0,12 vào đầu năm 2020 xuống còn 0,07 vào cuối năm 2021 – cho thấy chính vì nhu cầu sử dụng ngân hàng của người dân ngày càng lớn, nên họ đã tự tìm và tải ứng dụng về mà không cần sự tác động của quảng cáo.
Khi ngày càng có nhiều người quan tâm đến các ứng dụng fintech, thì các nhà quảng cáo và nhà phát triển cần phải tăng số lượng kênh quảng cáo để nhanh chóng thu hút những người dùng mới. Điều này cũng được phản ánh qua dữ liệu của Adjust số lượng đối tác của từng ứng dụng fintech đang tăng dần, cùng nhịp với sức ép của cuộc chiến giành người dùng. Số lượng đối tác trung bình của mỗi ứng dụng fintech (xét toàn ngành) tăng từ 3 lên 4 trong năm 2021. Về phân khúc phụ, ứng dụng tiền điện tử có mức tăng đáng kể nhất, từ trung bình 2,5 đối tác trên mỗi ứng dụng hồi đầu năm 2020 đến trung bình 4,5 đối tác vào cuối năm 2021.
Tăng số phiên truy cập và hiểu hành vi của người dùng
Xét trên quy mô toàn cầu, số phiên của ứng dụng fintech tăng rất ấn tượng – đến 53%. Báo cáo cho thấy, chỉ số tương tác của ứng dụng fintech tăng mạnh, khi cả người dùng hiện tại và người dùng mới đều sử dụng ứng dụng thường xuyên và tích cực. Biểu đồ phiên truy cập tăng ổn định trong cả năm, và đạt đỉnh vào tháng 4, cao hơn trung bình năm 2020 đến 94% và cao hơn các tháng còn lại năm 2021 đến 27%.
Khi xem xét fintech theo phân khúc phụ, thì số phiên truy cập khác nhiều so với số lượt cài đặt. Vị trí đầu thuộc về ứng dụng ngân hàng (46%), theo sau là ứng dụng thanh toán (31%). Còn đối với ứng dụng giao dịch chứng khoán và tiền điện tử, tỷ trọng của hai loại ứng dụng này trên tổng số phiên truy cập (17% và 6%) cao hơn tỷ trọng của chúng trên tổng số lượt cài đặt. Điều này cho thấy số phiên truy cập của ứng dụng ngân hàng và thanh toán cao là do số lượt cài đặt cao, còn số phiên truy cập của ứng dụng giao dịch chứng khoán và tiền điện tử cao là do người dùng tương tác thường xuyên.
Chúng tôi nhận thấy, mức độ tương tác cao còn được phản ánh qua thời lượng phiên của từng phân khúc phụ, trong đó thời lượng phiên của ứng dụng tiền điện tử là dài nhất. Thời lượng phiên của ứng dụng giao dịch chứng khoán và tiền điện tử đều dài hơn thời lượng phiên của ứng dụng ngân hàng và thanh toán. Việc này có thể được giải thích bằng đặc trưng của từng phân khúc. Ví dụ, người dùng chỉ mất vài giây để hoàn tất một thao tác trên ứng dụng thanh toán, nhưng có thể cần nhiều thời gian để mua bán chứng khoán và tiền điện tử.
Báo cáo của Adjust còn cho thấy, doanh thu in-app của ứng dụng fintech tăng ổn định từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021. Hai kênh chính thường được fintech sử dụng để tạo doanh thu là quảng cáo và bên thứ ba. Nhưng gần đây có một kênh khác đang rất được ưa chuộng mô hình đăng ký trả phí (subscription). Nhiều ứng dụng fintech đã qua giai đoạn tăng trưởng và bước vào giai đoạn sinh lời, nên mô hình này được tin tưởng sẽ góp phần tăng mạnh doanh thu.
Điều gì đang chờ đón mobile fintech?
Năm 2021, chúng tôi nhận thấy số lượng người dùng ưa chuộng điện thoại di động ngày một nhiều, và số lượng người dùng chuyển sang sử dụng ứng dụng để quản lý tài chính còn nhiều hơn thế. Số lượt cài đặt và số phiên truy cập của ứng dụng fintech tăng ở tất cả khu vực và phân khúc phụ, điều này cho thấy hệ sinh thái fintech toàn cầu đang tăng trưởng mạnh mẽ, và có thể còn tăng trưởng hơn nữa từ đây đến hết năm.
Đối với nhà quảng cáo fintech, trước hết cần tập trung vào tăng tỷ lệ opt-in. Mặc dù tỷ lệ opt-in hiện tương đối thấp, nhưng nếu bạn có thể tăng tỷ lệ này lên một vài điểm phần trăm, thì bạn có thể cải thiện đáng kể mô hình giá trị chuyển đổi và chiến lược dự đoán dựa trên bộ dữ liệu tổng hợp SKAdNetwork. Nhà quảng cáo cũng cần tập trung tìm kiếm người dùng có giá trị cao, đồng thời xây dựng các chiến lược giữ chân người dùng. Phương án tối ưu nhất để vừa thu hút người dùng mới vừa giữ chân người dùng hiện tại, là cải thiện chiến dịch marketing và mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng. Để triển khai phương án trên, hãy phân tích dữ liệu và tìm điểm chạm quan trọng trên hành trình của người dùng dữ liệu tốt thì sẽ cho insight tốt.
Apple chuyển hướng thành công ty fintech?
Apple cung cấp nhiều dịch vụ công nghệ tài chính (fintech) trong hệ điều hành iOS 16 phát hành mùa thu năm nay.
Apple đã công bố một số tính năng mới cho ứng dụng Wallet trên iPhone tại sự kiện WWDC 2022, cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm từ những công ty fintech như Affirm, PayPal. Đáng chú ý có dịch vụ mua trước, trả tiền sau Apple Pay Later. Thông tin này khiến cổ phiếu Affirm giảm hơn 5% trong ngày 6/6 và giảm tiếp 4% vào phiên giao dịch sáng 7/6.
Apple cũng ra mắt hệ thống thanh toán mới vào cuối tháng này, cho phép trả tiền bằng cách chạm iPhone vào nhau. Đây là tính năng đối đầu với Square của Block. Ví Wallet trên iOS 16 còn theo dõi đơn hàng trực tuyến mua qua Apple Pay.
Tất cả những điều nói trên cho thấy một trong những góc khuất thú vị nhất trong hệ sinh thái Apple: bộ sản phẩm tài chính ngày một mở rộng trong Wallet. Nhiều tính năng chưa mang về doanh thu trực tiếp cho "táo khuyết" song lại giúp Apple Pay hấp dẫn hơn với những người chưa từng dùng thử. Apple tính phí hoa hồng trên mỗi giao dịch Apple Pay, vì thế càng nhiều người sử dụng, hãng càng có lợi. Như hầu hết các tính năng iOS mới khác, nó giúp giữ chân khách hàng trong hệ sinh thái Apple và nâng cấp iPhone mới khi sẵn sàng.
Song, tính năng mới của Wallet cũng xuất hiện trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn. Lạm phát đang tăng mạnh. Giá xăng tiếp tục đạt kỷ lục. Nhiều người lo lắng về cuộc suy thoái sắp tới. Đây có thể là thời điểm khó khăn cho Apple khi trình làng một sản phẩm có mục tiêu khuyến khích mọi người mua sắm nhiều hơn. Những đối thủ của hãng trong lĩnh vực mua trước, trả sau gặp khó khăn trong những tháng gần đây do thói quen chi tiêu của khách hàng thay đổi. Những công ty tiền mã hóa và fintech khác như Robinhood, PayPal, Coinbase cũng không thoát khỏi cảnh này.
Apple đặt ra tầm nhìn dài hạn với Wallet. Khi giới thiệu những tính năng mới nhất vào 6/6, các lãnh đạo cho biết mục tiêu cuối cùng là ứng dụng Wallet có thể thay thế mọi thứ trong chiếc ví tiền của người dùng. Dù vậy, một vài tính năng đang được triển khai chậm chạp, chẳng hạn tính năng cho phép bổ sung bằng lái xe chỉ áp dụng tại một số bang ở Mỹ. Ngay cả như vậy, họ cũng chỉ có thể dùng tại các điểm kiểm tra TSA tại một sân bay ở Phoenix. Các nhà sản xuất xe hơi tỏ ra "lề mề" khi ứng dụng tính năng lưu phiên bản chìa khóa số trên iPhone.
Tuy nhiên, Apple không quá lo lắng về tốc độ. Công ty hi vọng nhu cầu của người tiêu dùng sẽ khiến bên thứ ba ứng dụng nhanh hơn. Về khía cạnh fintech, Apple đang xây dựng nền tảng nhằm thúc đẩy mảng thanh toán khi đưa thêm nhiều chức năng vào Apple Pay, Wallet để dùng iPhone thanh toán cho mọi thứ, thay vì dùng thẻ tín dụng. Với quy mô hơn 1 tỷ thiết bị Apple đang kích hoạt, nhiều người sẽ được tiếp xúc với những dịch vụ này.
Fintech 'khát' nhân lực ngành CNTT Nhu cầu chuyển đổi số, phát triển công nghệ trong các Fintech tăng cao khiến những doanh nghiệp này phải tìm đủ cách mà vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về nhân lực. Fintech (công ty trong lĩnh vực công nghệ tài chính) đang trong giai đoạn bùng nổ, do đó nhu cầu về nguồn lực làm công nghệ thông tin (CNTT)...