MobiFone và Cục Truyền thông CAND ký hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số
Chiều 7/12, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Cục truyền thông Công an nhân nhân (CAND).
Chương trình hợp tác sẽ tăng cường phối hợp trong công tác chuyển đổi số cũng như trong nghiên cứu các giải pháp phát triển, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin – truyền thông của hai bên.
Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong và ông Tô Mạnh Cường thay mặt hai đơn vị ký kết bản ghi nhớ hợp tác.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Hồng Hiển – Chủ tịch HĐTV MobiFone chia sẻ với các giải pháp công nghệ được thị trường ghi nhận. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố, doanh nghiệp lớn và các cơ quan báo chí tin tưởng lựa chọn MobiFone là nhà tư vấn chuyển đổi số.
Chủ tịch HĐTV Nguyễn Hồng Hiển tin rằng, thông qua chương trình hợp tác, MobiFone và Cục Truyền thông CAND sẽ gặt hái nhiều kết quả tích cực, nhất là trong công tác chuyển đổi số báo chí và trong cung cấp, lan tỏa các sản phẩm báo chí CAND tới đông đảo người dùng trên hạ tầng của MobiFone.
Ông Nguyễn Hồng Hiển – Chủ tịch HĐTV MobiFone phát biểu tại buổi lễ.
” MobiFone là doanh nghiệp viễn thông nay là doanh nghiệp số, hợp tác với Cục Truyền thông CAND sẽ mang lại một khối lượng lớn nội dung số, làm giàu kho tàng nội dung số của MobiFone. Mặt khác, những kinh nghiệm của Cục Truyền thông CAND trong việc sáng tạo các nội dung số cũng là những kinh nghiệm quý giá mà MobiFone rất cần được sẻ chia và tiếp cận.
Bên cạnh đó, những giải pháp công nghệ của MobiFone góp phần đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh nhiệm vụ của Cục Truyền thông CAND trong việc thực hiện chuyển đổi số báo chí; tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông trên internet“, ông Hiển cho biết.
Tại buổi lễ ký kết, Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong đánh giá cao những nội dung phối hợp được nêu trong biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục và Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong cho biết, thời gian qua, Cục Truyền thông CAND nhận thức sâu sắc rằng, chuyển đổi số, truyền thông đa phương tiện là xu hướng tất yếu của sự phát triển trong báo chí hiện đại. Do vậy, đơn vị, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển đổi số trên từng lĩnh vực công tác và xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ trong các cơ quan báo chí của lực lượng CAND.
Video đang HOT
Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong kỳ vọng, các nền tảng giải pháp công nghệ toàn diện và đầy đủ, chuyên nghiệp của Tổng công ty Viễn thông MobiFone sẽ giúp Cục Truyền thông CAND thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, nhất là lĩnh vực thông tin, tuyên truyền trên hệ thống báo chí, xuất bản, điện ảnh của lực lượng CAND.
Đại diện Cục Truyền thông CAND bày tỏ thiện ý và mong muốn hợp tác cùng MobiFone trong lộ trình dài và hiệu quả.
Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong – Cục trưởng Cục Truyền thông CAND phát biểu tại sự kiện.
Tại sự kiện, MobiFone và Cục truyền thông Công an nhân dân ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác. Theo đó, Cục Truyền thông CAND sẽ đảm nhận thực hiện các nội dung gồm: cung cấp chương trình truyền hình, các nội dung video, audio, text để MobiFone phát triển kinh doanh trên các hạ tầng của MobiFone; truyền thông các sản phẩm, dịch vụ của MobiFone trên báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng xã hội mà Cục Truyền thông CAND quản lý; xây dựng các fomat, chương trình chuyên đề phù hợp với tiêu chí, yêu cầu của kênh theo đề xuất của MobiFone; cùng MobiFone nghiên cứu các giải pháp kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin – truyền thông.
MobiFone sẽ cung cấp các giải pháp công nghệ phục vụ chuyên môn của Cục và các ứng dụng trong công việc khác như: giải pháp truyền thông nội bộ Mobibeat; giải pháp quản lý tòa soạn cho tòa soạn báo; ứng dụng tổng hợp thông tin cho Báo; bộ giải pháp Big Data tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Cùng với đó, MobiFone cũng cung cấp đường truyền phục vụ chuyên môn, giải pháp truyền dẫn của MobiFone cung cấp cho khách hàng kết nối trên đường truyền công nghệ mới nhất với chất lượng, độ an toàn và tính bảo mật cao, chi phí hợp lý với độ phủ mạng metro khắp cả nước với tốc độ cao.
Chế độ chăm sóc khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật 24/7/365; triển khai cloud hóa dữ liệu của Cục trên hạ tầng Cloud của MobiFone; cung cấp các Bộ giải pháp chuyển đổi số trong công tác quản trị, điều hành của Cục như giải pháp văn phòng điện tử eOffice, công cụ họp trực tuyến – MobiFone Meeting, giải pháp quản lý công việc eWork, giải pháp Hợp đồng điện tử eContract và chữ ký số mobiCA,…
Toàn cảnh buổi lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác MobiFone – Cục Truyền thông CAND.
Chương trình hợp tác này sẽ góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của hai bên thông qua việc kết hợp thế mạnh và cơ hội của mỗi bên nhằm cung cấp hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ đa dạng tới khách hàng, góp phần tới khách hàng những dịch vụ, trải nghiệm tốt nhất.
Internet Thành tố thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam
'Nếu như trước đây các nhà và quản trị xã hội tìm cách quản lý Internet thì ngày nay các nhà quản trị xã hội sử dụng Internet để quản trị xã hội'.
Phát biểu tại sự kiện Internet Day 2022 diễn ra ngày 7/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phạm Đức Long cho biết, quyết định mở cửa, kết nối Internet toàn cầu của Việt Nam năm 1997 là một quyết định dũng cảm, thể hiện tầm nhìn xa, sự hội nhập, góp phần thay đổi toàn diện cuộc sống kinh tế, xã hội đất nước của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo ngành TT&TT.
Ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ TT&TT phát biểu tại sự kiện (Ảnh: M.Hưng)
Việt Nam vươn lên bắt kịp nhịp thế giới nhờ Internet
Theo ông Phạm Đức Long, Việt Nam bắt đầu chậm hơn so với thế giới 7 năm, tuy nhiên sau 25 năm, Việt Nam đã vươn lên bắt kịp và đi cùng các nước trong khu vực và trên thế giới, trở thành một nước mạnh về viễn thông - Internet với công nghệ hiện đại, mức phổ cập Internet cao.
Internet đã trở thành yếu tố thiết yếu trong cuộc sống người dân, trở thành hạ tầng của nền kinh thế, thành nhân tố quan trọng trong thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thành tựu đạt được của 25 năm Internet Việt Nam là kết tinh từ sự chỉ đạo, định hướng phát triển chiến lược của Đảng, Chính phủ và sự đồng lòng, hưởng ứng, chung tay xây dựng của các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp và toàn xã hội.
Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết trải qua 25 năm phát triển, Internet Việt Nam đã chuyển đổi từ hạ tầng thông tin liên lạc thành hạ tầng số của nền kinh tế số, là hạ tầng của mọi ngành nghề, mọi doanh nghiệp. Từ vai trò của Intetnet là công cụ để phát triển kinh tế xã hội, thì đến nay và giai đoạn tiếp theo, Internet sẽ tạo ra phương thức mới để phát triển kinh tế xã hội.
Toàn cảnh hội nghị
Qua 25 năm phát triển kinh tế, Internet không chỉ là phương thức để kết nối con người với con người mà Internet đã thông minh hóa, là phương thức kết nối thế giới đồ vật, để con người hiểu được thế giới đồ vật, để đồ vật hiểu đồ vật hơn và trên môi trường số con người và thế giới đồ vật sẽ hòa quyện với nhau.
"Hiện nay thế giới chúng ta đã thực hiện cuộc di chuyển từ thế giới thực vào thế giới số. Internet sẽ là hạ tầng thiết yếu quan trọng để thực hiện cuộc di chuyển vĩ đại này và là thành tố quan trọng của chuyển đổi số. Nếu như trước đây các nhà và quản trị xã hội tìm cách quản lý Internet thì ngày nay các nhà quản trị xã hội sử dụng Internet để quản trị xã hội", Thứ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh.
Về định hướng phát triển lĩnh vực Internet trong thời gian tới, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, các doanh nghiệp viễn thông cùng với các doanh nghiệp công nghệ số trong thời gian tới sẽ phải chuyển đổi nguồn lực, khai phá các thị trường mới, không gian mới để phát triển hạ tầng viễn thông và hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt là hạ tầng điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu.
"Chúng ta cùng chung tay xây dựng hạ tầng Internet tự chủ về công nghệ, rộng khắp, hiện đại và an toàn. Chúng ta phải cùng chung tay thúc đẩy và bảo vệ sự an toàn và dòng chảy dữ liệu, dữ liệu là tài nguyên quan trọng do vậy cần phải được bảo vệ an toàn", ông Phạm Đức Long nêu rõ.
Thứ trưởng Phạm Đức Long cũng kêu gọi cần phải chung tay dẫn dắt quá trình tích hợp Internet vào mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội.
"Chúng ta cần chủ động, tích cực, chủ động dẫn dắt quá trình hội tụ giữa Internet với tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội", ông Long cho hay.
Internet mang đến sự thay đổi thần tốc trong phát triển kinh tế, xã hội
Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết, hiện Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Người dùng Việt Nam dành trung bình tới gần 7 giờ mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới Internet và tỉ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày lên tới 94%.
Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam
"Trong 25 năm qua, sự phát triển Internet lành mạnh ở Việt Nam là không thể phủ nhận. Với những tính năng ưu việt của Internet, Việt Nam đã phát triển một cách khá toàn diện. Có thể thấy, Internet đã mang đến cho Việt Nam những cơ hội và sự đổi mới. Điều nhận thấy rõ nét nhất đó là sự chuyển hóa của xã hội, các mô hình dịch vụ, ứng dụng trên Internet đem lại những sự thay đổi có thể coi là thần tốc trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như tri thức cho Việt Nam", ông Liên khẳng định.
Theo thống kê của Bộ TT&TT, hiện có 72,1 triệu người Việt (tương đương 73,2% dân số) sử dụng Internet trong cuộc sống hàng ngày, đứng thứ 13 trên thế giới.
- Hạ tầng băng rộng di động đã phủ sóng 99,73% số thôn trên toàn quốc; 19,79 triệu hộ gia đình có cáp quang, đạt 72,4%. Hệ thống cáp quang đã triển khai tới 100% các xã, phường, thị trấn, 91% thôn bản, 100% trường học.
- Số thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone là 94,2 triệu; số thuê bao băng rộng di động là 82,2 triệu đạt tỉ lệ 74,3% dân số.
- Có hơn 564.000 tên miền ".vn" đứng thứ 2 ASEAN, top 10 khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Mức độ sử dụng IP (IPv4, IPv6) thuộc top 20-30 quốc gia trên toàn cầu. Tỉ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt 53% với hơn 50 triệu người dùng. Việt Nam cũng đạt Top 10 nước dẫn đầu thế giới về chuyển đổi IPv6./.
Thanh tra đột xuất việc cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng di động Bộ TT&TT sẽ thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về an toàn thông tin mạng và cung cấp dịch vụ nội dung của 3 nhà mạng Viettel, MobiFone, Vietnamobile. Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa có quyết định về việc thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật đối với an toàn thông tin mạng và cung...