MobiFone ra mắt dịch vụ Call Busy
Từ 25/02/2014, MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ Call Busy cho các thuê bao đang hoạt động hai chiều.
Với Call Busy, khách hàng dễ dàng và chủ động từ chối tiếp nhận các cuộc gọi đến trong một khoảng thời gian nhất định mà vẫn không bỏ lỡ các cuộc gọi đến quan trọng và thông tin về các cuộc gọi đến trong thời gian từ chối nhận cuộc gọi.
Khi sử dụng Call Busy, điện thoại của khách hàng vẫn có thể thực hiện cuộc gọi, gửi/nhận tin nhắn và sử dụng các dịch vụ/tính năng khác.
Để đăng ký Call Busy, khách hàng có thể sử dụng một trong các cách sau đây: Soạn tin DK B1 gửi 9036 (Giá cước: 500 đồng/ngày);Truy cập website http://callbusy.mobifone.com.vn và làm theo hướng dẫn của dịch vụ.
Video đang HOT
Cước gửi tin đến 9036: Miễn phí. Cước gửi tin nhắn thông báo đến thuê bao nội mạng: Miên phi. Cước gửi tin nhắn thông báo đến thuê bao ngoại mạng: 350 đồng/tin nhắn.
Theo Vnmedia
Cái giá của Zalo
OTT (Over-The-Top), các ứng dụng nhắn tin miễn phí trên nền internet có thể thay thế cho những dịch vụ tính phí truyền thống của các công ty viễn thông. Hệ quả tất yếu khi các ứng dụng OTT lên ngôi chính là sự sụt giảm doanh số của công ty viễn thông. Trên quy mô toàn cầu, hãng nghiên cứu thị trường Ovum (Anh) ước tính ngành viễn thông đã mất gần 13,9 tỉ USD trong năm 2011 chỉ vì các ứng dụng OTT.
Tại Việt Nam, 3 ứng dụng OTT thu hút được lượng người dùng đông đảo nhất là Viber, Zalo và Line. Trong số đó, chỉ có Zalo là do Việt Nam phát triển và được cho là phù hợp với địa phương hóa phù hợp với người Việt.
Sự lên ngôi của các ứng dụng OTT tại Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc các công ty viễn thông bị thất thu. Mobifone từng cho biết chỉ riêng Viber không thôi đã khiến cho 3 nhà mạng lớn Mobifone, Vinaphone và Viettel thiệt hại gần 1.500 tỉ đồng mỗi năm. Thậm chí, Viettel còn tính rằng nếu 40 triệu thuê bao của nhà mạng này đều dùng 3G và sử dụng Viber để gọi điện và nhắn tin thì doanh thu của họ sẽ giảm 40-50%.
Nhằm đối phó với nguy cơ thất thu, nhiều biện pháp đã được các công ty viễn thông tung ra. Trong đó có việc tăng cước kết nối 3G và cả bắt buộc người dùng OTT phải đóng thêm phí dịch vụ OTT, điều chưa từng có tiền lệ ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Và trong khi tranh cãi xung quanh cách làm này còn chưa lắng xuống thì Viettel có dự tính mua lại hoặc liên doanh với một trong các ứng dụng OTT đứng đầu thị trường.
Nếu thành hiện thực, Viettel sẽ hưởng được một số lợi ích. Các ứng dụng OTT đều có nhân lực để phát triển các dịch vụ gia tăng như trò chơi, nhạc hay mạng xã hội. Khi đó, Viettel sẽ không tốn quá nhiều chi phí cho việc hợp tác mà vẫn có thêm lợi nhuận. Ngoài ra, sở hữu một ứng dụng OTT sẽ cho phép Viettel quảng bá dịch vụ của họ đến đông đảo người dùng hơn mà không phải chi nhiều tiền cho các kênh truyền thông.
Với tiềm lực tài chính mạnh, Viettel hoàn toàn có thể mua lại và Việt hóa một ứng dụng OTT của nước ngoài. Không những thế, Viettel cũng có thể tự sản xuất một ứng dụng OTT. Tuy nhiên, theo nhà mạng này, họ muốn mua lại ứng dụng OTT có sẵn bởi đây là cách nhanh nhất để tham gia thị trường.
Giữa tháng 2.2014, Viber, ứng dụng OTT với 280 triệu người dùng khắp thế giới, đã được Rakuten (Nhật) mua lại với giá 900 triệu USD. Tại Việt Nam, Viber đang dẫn đầu thị trường OTT về số lượng người sử dụng với 8 triệu tài khoản. Còn Line, ứng dụng OTT của Nhật với 340 triệu người dùng trên toàn cầu (bao gồm 4 triệu tài khoản tại Việt Nam) cũng không phải là lựa chọn hợp lý, vì phải đầu tư một số tiền quá lớn nhưng chưa thể tận dụng hiệu quả.
Như vậy, trong 3 ứng dụng OTT có lượng người đông đảo nhất Việt Nam, chỉ Zalo được xem là lựa chọn khả dĩ nhất. Cuối năm 2013, VNG cho biết Zalo đã thu hút được hơn 7 triệu người dùng và vươn lên đứng vị trí thứ hai Việt Nam chỉ sau Viber và trên cả Line.
Hãy thử làm phép tính vui, nếu Viber với 280 triệu người dùng được định giá 900 triệu USD, thì Zalo với 7 triệu tài khoản cũng sẽ có giá trị 22,5 triệu USD (hơn 470 tỉ đồng). Tuy nhiên, chắc chắn Zalo đáng giá nhiều hơn thế bởi đây là một ứng dụng hướng đến người dùng Việt và đã được tối ưu để hoạt động trơn tru trên nền kết nối internet chưa ổn định như Việt Nam. Từ chối đưa ra con số cụ thể, nhưng ông Vương Quang Khải, Phó Tổng Giám đốc VNG đồng thời là người phụ trách chính dự án Zalo, cho biết sản phẩm OTT này có nhiều ý nghĩa đối với VNG.
"Chúng tôi khá ngỡ ngàng khi nhận được đề nghị mua lại Zalo của Viettel. Zalo được phát triển như một khát vọng của những kỹ sư Việt Nam muốn xây dựng các sản phẩm tốt phục vụ hàng triệu người dùng. Vì thế, nếu chỉ xét tới khía cạnh kinh doanh, VNG sẽ không đầu tư làm những sản phẩm công nghệ cao như Zalo", vị đại diện VNG chia sẻ.
Như vậy, khả năng VNG chấp nhận trao đứa con tinh thần Zalo cho Viettel là thấp. Trong bối cảnh đó, Viettel được cho là đang đánh tiếng để mua lại Kakao Talk, một ứng dụng OTT không thành công tại Việt Nam. Là sản phẩm của Hàn Quốc, Kakao Talk hiện có khoảng 110 triệu người dùng trên khắp thế giới với 60% trong số đó là ở thị trường Hàn Quốc. Tại Việt Nam, ứng dụng này công bố có khoảng 1 triệu người dùng hồi đầu năm ngoái và từ đó đến nay đã im hơi lặng tiếng.
Tuy nhiên, chuyện Viettel mua đứt Kakao Talk cũng khó khả thi. Không mạnh tại Việt Nam, nhưng ứng dụng OTT này lại rất thành công ở quê nhà. Theo Công ty Nghiên cứu Thị trường Nielsen, 93% lượng người dùng điện thoại thông minh ở Hàn Quốc đã sử dụng Kakao Talk. Tháng 10.2013, Kakao Talk từng được định giá đến 5 tỉ USD. Còn một số công ty phân tích nước ngoài thì tin rằng Kakao Talk đáng giá ít nhất 1,5-2 tỉ USD.
Cuối cùng, chỉ có Zalo là lựa chọn hợp lý và hiệu quả nhất về mặt đầu tư cho tham vọng OTT của Viettel. Liệu Viettel sẽ làm gì để thuyết phục VNG.
Theo NCĐT
Nhà mạng cam kết "trảm" đối tác phát tán tin nhắn lừa đảo Việc các doanh nghiệp phát tán tin nhắn lừa đảo quy mô lớn cần bị xử phạt nghiêm để răn đe và phải hoàn trả cước phí cho người dùng bị lừa. Đại diện các nhà mạng lớn đã đưa ra lời cam kết. Trong bài viết "Bùng phát tin nhắn điện thoại lừa đảo" đăng trên Báo Đầu tư số 19 ra...