‘Mổ xẻ’ lợi thế vũ khí hiện nay của Nga so với Ukraine
Nga sản xuất đạn pháo nhiều hơn gần 3 lần so với Mỹ và châu Âu sản xuất cho Ukraine, trong khi bom lượn cũng giúp Moscow giành lợi thế trên không.
Bom lượn cải tiến của Nga trong chiến dịch ở Ukraine. ẢNH CHỤP TỪ CLIP CNN
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) ngày 10.3 dẫn lời một quan chức quân sự Ukraine xác nhận rằng lực lượng Nga đang tiến hành các cuộc tấn công bằng bom lượn cải tiến.
Đại úy Dmytro Lykhovyi, phát ngôn viên nhóm quân Tavriisk của Ukraine cho hay phía Nga vừa tấn công khu vực Myrnohrad ở Donetsk bằng Đạn lượn Đa năng Hợp nhất (UMPB) D-30SN. Ban đầu, phía Ukraine cho rằng đó là các tên lửa S-300.
Nga dùng bom lượn phá hủy mọi công sự của Ukraine
Ông Lykhovyi nói rằng UMPD D-30SN về căn bản là chuyển đổi bom trọng lực không điều khiển FAB thời Liên Xô cũ thành bom lượn có điều khiển. Việc sử dụng bom lượn được cho là một trong những yếu tố giúp Nga giành lợi thế về hỏa lực trong chiến dịch ở Ukraine thời gian gần đây.
Phá hủy mọi công sự
Theo tờ The Washington Post ngày 11.3 dẫn phân tích của các chuyên gia phương Tây, Không quân Nga đã tăng cường đáng kể hiệu quả trong chiến sự với việc tăng cường sử dụng bom lượn.
Những quả bom dồi dào từ thời Liên Xô cũ mang theo nửa tấn thuốc nổ đã được gắn cánh và hệ thống dẫn đường để bay quãng đường dài với độ chính xác nhất định. Điều này cho phép các máy bay phản lực Nga thả chúng từ những nơi cách xa hệ thống phòng không của Ukraine.
Cùng với máy bay không người lái (UAV), tên lửa và đạn pháo, bom lượn bổ sung thêm hỏa lực công phá của Nga như trong trường hợp giành quyền kiểm soát thành phố Avdiivka hồi giữa tháng 2.
Ukraine cho rằng cách đối phó hiệu quả nhất trước mối đe dọa ngày càng đa dạng từ Nga này vẫn còn rất xa vời, đó là các máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất mà nước này đang kêu gọi viện trợ.
Theo phát ngôn viên Dmytro Lykhovii của nhóm tác chiến Tavria thuộc quân đội Ukraine, những quả bom lượn có sức công phá rất lớn. “Chúng đơn giản là phá hủy hoàn toàn những ngôi nhà và công trình có thể dùng làm công sự phòng thủ”, ông cho biết.
Viết trên mạng xã hội Telegram mới đây, binh sĩ Ukraine Maksym Zhorin cho hay có đến 60 đến 80 quả bom lượn của phía Nga lao đến khu vực của mình mỗi ngày.
“Những quả bom này phá hủy hoàn toàn mọi vị trí. Tất cả các tòa nhà và công trình kiến trúc chỉ đơn giản biến thành một cái hố sau khi có một quả bom xuất hiện”, anh cho biết.
Ukraine cũng sử dụng bom dẫn đường, bao gồm cả hệ thống JDAM do Mỹ sản xuất và được cho là có độ chính xác cao hơn phiên bản của Nga, nhưng nguồn cung rất hạn chế.
Ưu thế đạn pháo
Bên cạnh lợi thế trên không, Nga còn giành ưu thế trên bộ khi sản xuất đạn pháo nhiều hơn gần 3 lần so với số lượng mà Mỹ và châu Âu sản xuất cho Ukraine.
Theo CNN, đây là một lợi thế then chốt trước khả năng Nga tiến hành một đợt tấn công ồ ạt mới trong năm nay.
Lực lượng pháo binh Nga tham gia chiến dịch ở Ukraine. Ảnh BỘ QUỐC PHÒNG NGA
Nga đang sản xuất khoảng 350.000 quả đạn pháo hằng tháng, tương đương khoảng 3 triệu quả mỗi năm, theo ước tính của giới tình báo NATO và các nguồn thạo thông tin về nỗ lực viện trợ Ukraine của phương Tây.
Gộp chung, Mỹ và châu Âu chỉ có khả năng sản xuất khoảng 1,2 triệu quả đạn pháo mỗi năm để gửi đến Kyiv, theo một quan chức tình báo cấp cao của châu Âu.
Quân đội Mỹ đặt mục tiêu sản xuất 100.000 viên đạn pháo mỗi tháng vào cuối năm 2025, chưa bằng một nửa số lượng hằng tháng của Nga. Thậm chí con số đó hiện nằm ngoài tầm với, khi khoản tài trợ 60 tỉ USD cho Ukraine bị đình trệ tại quốc hội, theo một quan chức cấp cao Lục quân Mỹ phát biểu với báo giới hồi tuần trước.
“Chúng ta đang trong một cuộc chiến sản xuất. Kết quả ở Ukraine phụ thuộc vào việc mỗi bên được trang bị như thế nào để tiến hành cuộc chiến này”, một quan chức cấp cao NATO nhận định.
Các quan chức phương Tây cho rằng Nga hiện đang bắn khoảng 10.000 quả đạn pháo/ngày, so với chỉ 2.000 quả/ngày từ phía Ukraine. Theo một quan chức tình báo châu Âu, tỷ lệ này còn cách biệt hơn ở một số nơi dọc theo mặt trận dài khoảng 960 km.
Mỹ, Nhật hy vọng tăng cường sản xuất quốc phòng chung
Trang The Kyiv Independent ngày 11.3 dẫn lời giới chức Nhật Bản cho hay các nhà lãnh đạo Nhật và Mỹ sẽ gặp nhau tại Washington DC (Mỹ) vào ngày 10.4 để “tăng cường hệ thống sản xuất chung” về thiết bị quốc phòng nhằm cung cấp nhiều hơn cho Ukraine. Nhật sửa luật vào tháng 12.2023, cho phép chuyển giao lại một số vũ khí về quốc gia gốc, mở đường cho việc bổ sung kho dự trữ Mỹ khi Washington cung cấp vũ khí cho Ukraine. Dự kiến Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp Thủ tướng Nhật Kishida Fumio vào ngày 10.4. Theo tờ Yomiuri Shimbun, chủ đề chính của cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới sẽ là tăng cường hợp tác quốc phòng song phương.
EU soạn thảo chiến lược quốc phòng riêng, tập trung vào sản xuất vũ khí
Liên minh châu Âu (EU) đang hoàn thiện chiến lược của mình nhằm tăng cường mua sắm quốc phòng trong khối.
Đến năm 2025, EU có kế hoạch sản xuất hơn 2 triệu viên đạn pháo hàng năm bằng cách sử dụng nguồn lực nội khối.
Ban đầu EC dự định trình bày chiến lược công nghiệp quốc phòng mới vào tháng 11/2023, nhưng một số quốc gia trong liên minh tỏ ra nghi ngờ về ý tưởng này. Ảnh: Europar.eu
Trong bối cảnh xung đột đang diễn ra ở Ukraine, EU đang tiến hành cải tổ chính sách quốc phòng của mình. Tháng tới, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ trình bày Chiến lược Công nghiệp Quốc phòng châu Âu (EDIS) mới. Tại phiên họp ngày 28/2 của Nghị viện Châu Âu, nơi được dành để thảo luận về an ninh và quốc phòng châu Âu, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết sẽ công bố tài liệu này trong những tuần tới.
Người đứng đầu EC nêu các điểm chính của tài liệu: Chi tiêu nhiều hơn, chi tiêu thông minh hơn (tăng mua sắm chung) và sử dụng kinh nghiệm từ cuộc xung đột ở Ukraine để "vượt qua Nga trên chiến trường".
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times, người đứng đầu EC cũng nêu rõ sự cần thiết phải tăng cường sản xuất vũ khí dựa trên kinh nghiệm củng cố quỹ để sản xuất vaccin ngừa COVID-19 và mua chung khí đốt.
Theo dự thảo của tài liệu mà Bloomberg thu thập được, EU sẽ đặt mục tiêu thực hiện một nửa số hợp đồng mua sắm quốc phòng trong khối vào năm 2035, điều này sẽ đảo ngược xu hướng gần đây là mua phần lớn thiết bị quân sự của mình từ các nước thứ ba. Bloomberg cho biết, chiến lược mới sẽ định hướng việc thực hiện các khoản đầu tư chung của EU vào lĩnh vực quốc phòng, đảm bảo các nguồn cung cấp quan trọng và điều chỉnh chính sách cho vay của Ngân hàng Đầu tư châu Âu.
Bloomberg lưu ý, EU sẽ cần sản xuất hàng loạt đạn dược, máy bay không người lái và các vũ khí phòng thủ quan trọng khác trong bối cảnh các quốc gia thành viên đang phải đối mặt với các mối đe dọa hỗn hợp, bao gồm các cuộc tấn công mạng, phá hoại và xâm nhập cơ sở hạ tầng quan trọng. Châu Âu cũng sẽ cần bảo vệ quyền tiếp cận của mình vào lĩnh vực hàng hải, hàng không, mạng và không gian.
Tài liệu nêu rõ: "Những diễn biến địa chính trị nêu bật nhu cầu cấp thiết đối với châu Âu trong việc chịu trách nhiệm lớn hơn về an ninh của chính mình và chuẩn bị để đối phó một cách hiệu quả với các mối đe dọa mà khu vực này phải đối mặt".
Ban đầu EC dự định trình bày chiến lược công nghiệp quốc phòng mới vào tháng 11/2023, nhưng một số quốc gia trong liên minh tỏ ra nghi ngờ về ý tưởng này. Như mạng tin Euractiv đã chỉ ra, các câu hỏi đã được đặt ra về tính hiệu quả của chiến lược trong trường hợp không có nguồn vốn đáng kể để thực hiện và khuyến khích tài chính để các quốc gia thành viên hợp tác mua sắm chung. Ngoài ra, EC vẫn chưa đề xuất một khung pháp lý đảm bảo an ninh cho việc cung cấp các sản phẩm quốc phòng.
Ủy viên Thị trường Nội bộ EU Thierry Breton, người chịu trách nhiệm về ngành công nghiệp quốc phòng của EU, cho biết vào tháng 1 rằng liên minh sẽ cần 100 tỷ euro cho EDIS, nhưng khối không có nguồn lực như vậy trong ngân sách của mình. Về vấn đề này, Brussels hy vọng sẽ có sự tham gia của Ngân hàng Đầu tư châu Âu vào việc tài trợ, vốn cho đến nay vẫn chưa đồng ý tham gia vào việc này.
Sergey Oznobishchev, người đứng đầu Ban Dự án Nghiên cứu và Phân tích Quân sự-Chính trị thuộc Trung tâm An ninh Quốc tế tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO RAS) của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận định tất cả các nước châu Âu đều có động cơ để mở rộng sản xuất quốc phòng trong bối cảnh quân sự và chính trị gần đây. Chuyên gia này dự báo: "Tuy nhiên, mọi người sẽ thấy rằng cách tiếp cận như vậy sẽ đi vào ngõ cụt ở đâu đó trong tương lai gần và họ sẽ phải xem xét lại nhu cầu cùng nhau hạn chế vũ khí, kể cả ở châu Âu, theo các thỏa thuận mới".
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc: Triều Tiên đã gửi 6.700 container đạn dược cho Nga Theo hãng thông tấn Yonhap, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik nói rằng Triều Tiên đã vận chuyển khoảng 6.700 container chở hàng triệu quả đạn dược tới Nga kể từ tháng 7/2023 để hỗ trợ cuộc chiến với Ukraine. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Vladivostok,...