Mổ xẻ chiến hạm Nga hành quân thần tốc về phía Syria
Chiến hạm Smetlivy của Nga đã nhận lệnh rời quân cảng Sevastopol thẳng tiến tới Địa Trung Hải làm nhiệm vụ.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, chiến hạm Smetlivy của hải quân nước này vừa rời cảng Sevastopol thẳng tiến đến Địa Trung Hải làm nhiệm vụ. Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, khu trục Smetlivy sẽ gia nhập vào đội hình chiến hạm Nga đang làm nhiệm vụ ở Địa Trung Hải trong ngày 7/3.
Hiện nay, có 15 tàu chiến và các tàu hậu cần của Nga đang làm nhiệm vụ ở Địa Trung Hải. Không ít trong số này thực hiện vai trò cảnh giới, bảo vệ không phận quanh căn cứ Hmeymim – nơi các máy bay ném bom Nga xuất kích oanh tạc quân khủng bố đang lộng hành tại Syria.
Chiến hạm Smetlivy thuộc lớp tàu khu trục Project 61 (NATO định danh là Kashin) thiết kế và chế tạo dưới thời Liên Xô, được khởi đóng từ năm 1960 với tổng cộng 25 chiếc được sản xuất. Dưới thời Liên Xô, lớp tàu được xếp vào kiểu “tàu bảo vệ” hoặc tàu chống ngầm cỡ lớn” hoặc tàu tên lửa cỡ lớn”.
Tàu khu trục Smetlivy được khởi đóng năm 1967, chính thức biên chế tháng 9/1969. Nó hoạt động liên tục trong thành phần Hạm đội Biển Đen tới tận năm 1991 thì tạm dừng để sữa chữa, đại tu. Tới năm 1995, Smetlivy tái phục vụ với tổ hợp tên lửa Uran hiện đại.
Smetlivy có lượng giãn nước toàn tải 4.390 tấn, dài 144m, rộng 15,8m, trang bị hệ thống động lực kết hợp tuốc bin khí cho tốc độ tối đa 38 hải lý/h, tầm hoạt động cực đại 6.480km. Vì là thiết kế từ những năm 1960 nên không lạ khi Smetlivy rất đồ sộ với bố trí radar lớn, lộ liễu nằm chi chít trên thượng tầng tàu.
Video đang HOT
Hỏa lực của tàu chiến Nga ngoài tên lửa Uran hiện đại thì đa số là công nghệ vũ khí cũ thời Liên Xô. Ảnh: Dấu đỏ – Bệ phóng tổ hợp tên lửa phòng không M-1 Volna – biến thể trên hạm của tổ hợp phòng không lục quân S-125 Pechora.
M-1 Volna được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu trên không ở tầm ngắn với thời gian phản ứng rất nhanh. Ảnh: Bệ phóng ZIF-101 với hai ray phóng lắp đạn (cơ số 16-32 quả đạn).
Đạn tên lửa V-600 (hoặc 4K90) của tổ hợp M-1 Volna đạt tầm bắn 4-15km, độ cao bắn hạ mục tiêu 0,1-10km hoặc 4-22km và 0,1-14km với biến thể nâng cấp V-601 (4K91). Tổ hợp sử dụng kênh dẫn đường vô tuyến sau được bổ sung thêm kênh bám bắt TV và có khả năng kháng nhiễu mạnh.
Về hỏa lực chống tàu, như đã nói ở trên, Smetlivy trang bị hai bệ phóng tổ hợp tên lửa chống hạm Kh-35 Uran bố trí dọc thân tàu.
Đạn tên lửa Kh-35 biến thể phục vụ cho Hải quân Nga mang đầu đạn 145kg, đạt tầm phóng 130km, phát hiện mục tiêu với đầu dẫn chủ động 20km, pha cuối bay cách mặt nước 4m, tốc độ hành trình Mach 0,8.
Smetlivy cũng có khả năng chống ngầm tương đối mạnh với hai bệ phóng bom RBU-6000…
…và 5 ống phóng ngư lôi 533mm có thể dùng nhiều loại ngư lôi săn ngầm/chống hạm có tầm phóng vài chục km.
Ngoài ra, tàu còn có hệ thống pháo hạm AK-726 trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực Fut-B, có khả năng bắn hạ mục tiêu máy báy bay với tốc độ 350-650 m/s và ở độ cao 500-6.000m, tầm bắn 18,3km. Với mục tiêu mặt nước thì AK-726 đạt tầm bắn 8,2km.
Ở đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng săn ngầm Ka-27PS, thủy thủ đoàn vận hành tàu lên tới 300 người.
Theo_Kiến Thức
Tên lửa S -300 của Nga vô hiệu hóa lệnh trừng phạt
Phương Tây hết sức lo ngại trước tin tức Nga bắt đầu cung cấp tổ hợp phòng thủ chống tên lửa S-300 cho Iran bởi lẽ S-300 có khả năng vô hiệu hóa những đòn giáng điểm vào các cơ sở riêng biệt của Iran.
Tổ hợp S-300 đầu tiên đến Iran.
S-300 đến Iran
Sau những cuộc thương lượng kéo dài, Nga rút cuộc đã quyết định cung cấp S-300 cho Iran, một hợp đồng đã được ký kết giữa 2 nước từ năm 2007. Việc này khiến Phương Tây phẫn nộ bởi vì nó đặt dấu chấm hết cho "những phi vụ không bị trừng phạt".
Trên bình diện kỹ thuật, Iran sẽ không thể sử dụng S-300 để tấn công các nước láng giềng bởi vì đây là loại vũ khí phòng thủ. Tên lửa Nga với tầm hoạt động gần 200 km có khả năng bắn hạ máy bay, tên lửa, tên lửa có cánh và máy bay lên thẳng để bảo vệ Iran khỏi những vụ xâm nhập từ trên không. Vì vậy, chỉ cần một hoặc 2 tổ hợp S-300 đặt tại Iran là đã có thể ngăn chặn những đòn giáng vào các cơ sở riêng biệt của nước này.
Iran còn đặt mua của Nga những tổ hợp S-300 thế hệ mới như S-300 PMU và S-300 VM. Đây là những tổ hợp có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở độ cao gần 200 km, kể cả bắn hạ các tên lửa tầm trung. Vì vậy nếu trong tương lai, Mỹ quyết định tấn công các cơ sở quân sự và các cơ sở chiến lược của Iran thì trước hết Mỹ sẽ phải loại bỏ các tổ hợp S-300, tức là sẽ không thể thực hiện được các đòn giáng điểm như mong muốn mà sẽ phải triển khai một chiến dịch có quy mô lớn hơn nhiều.
Ngoài ra, Iran còn muốn mua của Nga các loại vũ khí siêu hiện đại khác như tổ hợp pháo -tên lửa phòng không Pantsir S-1 (để tổ chức phòng không tầm thấp), máy bay tiêm kích Su-30M và tổ hợp tên lửa phòng vệ bờ biển Bastion. Khi ấy, sẽ xuất hiện những "vùng cấm" đối với máy bay và tên lửa đối phương mầ ngay vả một siêu cường quân sự như Mỹ cũng sẽ rất khó khắc chế.
Nguy cơ xuất hiện nhiều "vùng cấm"
Giới quân sự Phương Tây cũng hết sức lo ngại khi biết rằng những hệ thống phòng thủ tương tự không chỉ được triển khai tại Iran và như vậy đồng nghĩa với việc trên bản đồ thế giới sẽ xuất hiện ngày càng nhiều những "vùng cấm" đối với máy bay và tên lửa.
Bản thân Nga hiện đang sử dụng tổ hợp tên lửa S-400 (hiện đại hơn S-300) tại các căn cứ quân sự ở tỉnh Kaliningrad và ở Crimea. Tầm hoạt động của những tổ hợp S-400 này bao trùm phần lớn biển Đen và biển Baltic. Và sau khi triển khai tại Syria những tổ hợp tên lửa phòng không S-400 và tổ hợp Pansir trên đất liền và trên biển, Nga sẽ có thể tuyên bố thành lập những "vùng cấm bay" vào bất kỳ lúc nào.
Hơn thế nữa, nhờ chính sách xuất khẩu vũ khí mang tính tấn công, các hệ thống phòng không hiện đại của Nga sẽ có thể xuất hiện tại những khu vực không trực tiếp liên quan đến lợi ích an ninh của Nga, chẳng hạn tại Ấn Độ. Hiện nay, Nga chưa quyết định "chia sẻ" với Ấn Độ tổ hợp S-400, nhưng đây chỉ là vấn đề thời gian bởi lẽ Ấn Độ gắn liền hợp đồng này với những hợp đồng khác trị giá nhiều tỷ USD giữa lúc Nga đang rất cần tiền để tăng thêm ngân sách.
Ngoài ra, một số nước khác như Trung Quốc, Algeria cũng rất quan tâm đến các loại S-300.
Kết quả là trên bản đồ thế giới đang xuất hiện ngày càng nhiều "vùng cấm" đối với máy bay và tên lửa và điều này gây bất an cho những cường quốc có khả năng triển khai sức mạnh quân sự trên khắp thế giới, trước hết là Mỹ. Mỹ hiện đang kiểm soát các vùng biển nhờ 11 nhóm tầu sân bay. Nhưng nếu trong tương lai, các bờ biển và eo biển của nhiều nước được các hệ thống S-300 và S-400 của Nga bảo vệ thì Mỹ sẽ gặp khó khăn hơn nhiều. Thời đại Mỹ có thể tha hồ huy động các tầu sân bay và máy bay sẽ dần dần lui vào quá khứ. Các phi vụ đánh vào những cơ sở chiến lược của đối thủ sẽ biến thành những chiến dịch thật sự với những hậu quả không thể lường trước được. Chắc chắn Mỹ sẽ phải hành động thận trọng hơn rất nhiều.
S-300 của Nga làm bản đồ thế giới đang xuất hiện ngày càng nhiều "vùng cấm" đối với máy bay và tên lửa. Điều này gây bất an cho những cường quốc có khả năng triển khai sức mạnh quân sự trên khắp thế giới, trước hết là Mỹ.
TheoTiền phong
Trung Quốc giăng 'thiên la địa võng' quây tàu Mỹ ở Biển Đông Tình hình Biển Đông mới nhất cho hay, số lượng tàu Trung Quốc bao quanh nhóm tàu Mỹ làm nhiệm vụ tuần tra Biển Đông đang ở mức cao chưa từng thấy. Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Thanh Niên, bản tin của Hạm đội 7 Mỹ ngày 4/3/2016 cho biết nhóm tàu sân...