“Mổ xẻ” cách trộm thông tin thẻ tín dụng từ các hệ thống POS
Vẫn còn nhiều lỗ hổng tồn tại trong các hệ thống thanh toán POS có thể giúp tin tặc lấy trộm thông tin thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng cá nhân. Chuyên gia Symantec “mổ xẻ” khá chi tiết cách thức tin tặc tấn công POS ra sao kèm theo khuyến nghị về cách tránh rủi ro.
Đa số các hệ thống POS đều sử dụng phiên bản cũ Windows XP của hệ điều hành nhúng sẵn Windows Embedded, vốn dĩ tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật rất dễ bị tấn công. Kể từ ngày 8/4/2014, Microsoft sẽ ngừng hỗ trợ kỹ thuật cho Windows XP, bao gồm ngừng cung cấp tự động cập nhật và các gói vá bảo mật định kỳ. Những hệ thống tiếp tục sử dụng Windows XP sau kỳ hạn này sẽ phải đối mặt với hàng loạt những rủi ro về bảo mật, thậm chí sẽ trở thành mục tiêu của hàng loạt vụ tấn công có thể dẫn tới rò rỉ dữ liệu trên diện rộng.
Theo phân tích của Symantec, có nhiều phương pháp mà một kẻ tấn công có thể sử dụng để tìm những điểm yếu tồn tại trong hệ thống POS, chẳng hạn sử dụng thủ thuật SQL injection trên một máy chủ web, hoặc tìm kiếm một thiết bị ngoại vi vẫn sử dụng mật khẩu mặc định của nhà sản xuất, hoặc dùng email lừa đảo đính kèm mã độc, đường link liên kết tới trang web cho phép cài đặt một chương trình cửa hậu vào máy tính của nạn nhân,… Tuy nhiên, phương pháp đơn giản nhất và hiệu quả nhất mà tin tặc hay dùng để giành quyền truy nhập các hệ thống POS lại là sử dụng thông tin truy nhập của chính người dùng. Thông tin người dùng có thể thu được thông qua những chương trình trojan keylog (lưu giữ các thao tác của người dùng trên máy), chương trình khai thác mật khẩu, bẻ khóa, chương trình hiển thị lại nội dung người dùng truy nhập,…
Nên ứng dụng các biện pháp bảo mật đa lớp để bảo vệ hệ thống POS.
Sau khi có được quyền truy nhập tới hệ thống POS, tin tặc sẽ cài đặt mã độc để lấy cắp dữ liệu từ hệ thống bị kiểm soát. Mã độc được phát triển để lấy cắp dữ liệu từ các hệ thống POS hiện có rất nhiều trên thị trường chợ đen. Đáng chú ý, bất kỳ dữ liệu nào được thu thập bởi mã độc lọc bộ nhớ (RAM scarping malware) sẽ được gửi tới máy chủ để lưu trữ và tổng hợp cho tới thời điểm thích hợp để gửi về cho kẻ tấn công.
Không giống như những lỗ hổng về dữ liệu (hàng triệu bản ghi đều có thể được truy nhập ngay lập tức), các lỗ hổng ở hệ thống POS đòi hỏi những kẻ tấn công phải chờ đợi cho tới khi giao dịch xảy ra mới có thể thu thập dữ liệu theo thời gian thực khi mỗi thẻ tín dụng được sử dụng. Chính vì điều này, việc phát hiện tấn công từ sớm có thể hạn chế mức độ thiệt hại.
Theo ông Raymond Goh, Giám đốc cao cấp phụ trách mảng kiến trúc hệ thống của Symantec khu vực Nam Á, các nhóm tội phạm mạng thường tổ chức hàng loạt chiến dịch tấn công phức tạp nhằm lấy cắp một lượng lớn dữ liệu trước khi bán chúng ra thị trường chợ đen. Về bản chất, các hệ thống POS có lợi thế về bảo mật hơn so với máy tính bởi vì chỉ là những thiết bị đơn năng (single function), không có trình duyệt web, không có email và khả năng chia sẻ ổ cứng. Có nhiều phương pháp mà các nhà quản trị hệ thống POS có thể thực hiện để giảm thiểu rủi ro trước những cuộc tấn công vào các hệ thống của họ. Điều quan trọng nhất cần làm là ứng dụng biện pháp bảo mật đa lớp trong các hệ thống POS.
Video đang HOT
Theo ICTnews
Tội phạm mạng phát động chiến dịch tấn công người dùng
Tội phạm lừa đảo mạng đã phát động các chiến dịch tấn công người dùng hướng tới sự kiện FIFA World Cup 2014. Symantec đã phát hiện và chỉ ra hàng loạt những email lừa đảo có nội dung liên quan tới sự kiện này.
Những kẻ lừa đảo sẽ tìm cách khai thác sự hứng khởi của người dùng đối với FIFA World Cup diễn ra vào tháng 6 này tại Brazil và những tổn hại mà người dùng sẽ phải hứng chịu khi trở thành nạn nhân có thể sẽ rất nghiêm trọng. Symantec đã phát hiện và chỉ ra hàng loạt những email lừa đảo có nội dung liên quan tới FIFA World Cup 2014. Dưới đây là một số mẫu email lừa đảo mà Symantec đã phát hiện có chứa đường liên kết tới mã độc:
Gửi từ: Parabens Voce foi o ganhador de um Par de ingressos atendimento.promo5885631@Domain.com
Tiêu đề: Copa do Mundo FIFA 2014
Tiêu đề của email này có thể được dịch lại là:
Tiêu đề: Chúc mừng, bạn đã giành chiến thắng một cặp vé atendimento.promo5885631@Domain.com
Gửi từ: FIFA World Cup 2014
Email chứa mã độc có nội dung liên quan tới FIFA World Cup
Nội dung email có thể dịch như sau:
Bạn đã giành chiến thắng một cặp vé xem FIFA World cup 2014 tại Brazil!
Hãy in cặp vé điện tử này và tới nhận vé xem World Cup thật tại trung tâm bán vé ở thành phố của bạn
In vé
Kiểm tra địa chỉ của trung tâm bán vé ở thành phố của bạn tại đây
Sau đó người dùng sẽ bị dụ dỗ nhấn vào liên kết và in vé trận đấu. Tuy nhiên, liên kết này sẽ dẫn tới một URL độc hại để tải về tệp tin eTicker.rar - có chứa một tệp tin có khả năng thực thi là eTicket.exe.
Nhấn vào liên kết khiến người dùng tải về tệp tin độc hại.
Tiếp sau đó, một tệp tin có tên là thanks.exe (có chứa trojan Infostealer.Bancos) sẽ được đặt tại thư mục sau trên máy tính của người dùng (để nó có thể được chạy mỗi khi Windows khởi động): Programs/Startup/thanks.exe
Trojan sau đó sẽ tiếp tục chạy ngầm định và tìm mọi cách tránh né các phần mềm bảo mật, ăn cắp thông tin tài chính quan trọng, lưu các dữ liệu được lấy cắp và gửi tới kẻ tấn công từ xa vào một thời điểm thích hợp sau đó.
Khách hàng của Symantec được bảo vệ chặt chẽ trước những tấn công kiểu này nhờ công nghệ "theo dõi liên kết", kiểm tra tất cả những trang web liên kết được đính kèm trong email nhằm phát hiện virus và các mối đe dọa bảo mật khác, cho phép xác định chính xác loại mã độc trên mỗi đường liên kết URL. Việc phát hiện sau đó sẽ được lưu lại để những email khác gửi tới trong tương lai có chứa những liên kết tới cùng loại mã độc này sẽ bị coi là "đã bị lây nhiễm" và sau đó được cách ly.
Mặc dù mẫu email ở trên được soạn thảo bằng tiếng Bố Đào Nha và nhắm tới những người dùng ở Brazil, nhưng có thể được sử dụng để thay đổi nội dung cho phù hợp với các khu vực khác, các nước khác và dưới ngôn ngữ khác. Symantec dự đoán những trò lừa đảo liên quan tới World Cup 2014 sẽ tăng dần khi ngày hội bóng đá này càng tới gần.
ymantec khuyến cáo người dùng nên cảnh giác khi nhận được những email không rõ nguồn gốc, email không mong muốn hoặc email đáng ngờ; không kích chuột vào các đường link trong email cũng như các tệp tin đính kèm trong email này; sử dụng phần mềm bảo mật cập nhật mới nhất, thường xuyên cập nhật chữ ký chống thư rác.
Theo PCW
Các thiết bị kết nối Internet đều có thể theo dõi bạn? Hãng bảo mật Symantec vừa đưa ra cảnh báo về những mối đe dọa bảo mật mới mà tin tặc có thể lợi dụng các thiết bị kết nối Internet của người dùng để theo dõi chính họ. Ngay như mới đây thôi, nhà sản xuất thiết bị điện tử LG khẳng định rằng, một số mẫu tivi của hãng theo dõi những...