Mở văn phòng ‘chui’, tuyển sinh du học bằng… văn bản giả
Không chỉ mở văn phòng ‘chui’, nhân viên văn phòng đại diện tại Tây Nguyên của Công ty cổ phần Việt TN tại địa chỉ số 217/19 Ngô Quyền (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) còn dùng văn bản giả mạo của Văn phòng Chính phủ để tuyển sinh.
Đại diện văn phòng vi phạm làm việc với công an và thừa nhận dùng văn bản giả để tuyển sinh – Ảnh: TX
Sáng 3-3, đại tá Nguyễn Hữu Lương – trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Đắk Lắk – cho biết đã có báo cáo về việc một văn phòng tư vấn, tuyển sinh đưa người đi lao động Hàn Quốc bằng văn bản giả mạo.
Theo ông Lương, trong quá trình phối hợp kiểm tra văn phòng đại diện tại Tây Nguyên của Công ty cổ phần Việt TN (trụ sở Hà Nội), đơn vị phát hiện nhiều vi phạm trong việc chọn lựa người đưa đi lao động nước ngoài nên yêu cầu đình chỉ, báo cáo các cấp có thẩm quyền để xử lý.
Theo đó, văn phòng đặt tại địa chỉ số 217/19 Ngô Quyền (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) chưa có giấy phép hoạt động. Văn phòng này còn không có chức năng tư vấn, tuyển chọn người lao động Việt Nam đi du học và làm việc ở nước ngoài nhưng bảng quảng cáo vẫn ghi “Tư vấn xuất khẩu lao động và du học”.
Để tuyển sinh, văn phòng này dùng một văn bản của Văn phòng Chính phủ về việc tư vấn, đưa người đi nước ngoài lao động để người dân, học viên tin tưởng.
“Nội dung văn bản này hoàn toàn giả mạo. Văn phòng Chính phủ không ban hành văn bản này mà đối tượng nào đó đã chỉnh sửa rồi đưa lên mạng. Hiện chưa phát hiện được ai là người chỉnh sửa, đăng tải văn bản giả mạo của Văn phòng Chính phủ. Tuy nhiên, có thể xác định văn phòng này dùng tài liệu giả để làm căn cứ tuyển sinh, thu lợi bất chính”, ông Lương nói.
Video đang HOT
Bằng thủ đoạn trên, văn phòng này đã tư vấn, tuyển chọn trái phép 47 người ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông để đưa đi lao động tại Hàn Quốc, chi phí phải đóng 30 triệu đồng/người. Đến nay mỗi người đã trả trước 7 triệu đồng nhưng chưa người nào được đi xuất khẩu lao động.
Theo ông Lương, vụ việc do chưa xác định được người chỉnh sửa, giả mạo văn bản nên chưa xem xét dấu hiệu hình sự. Tuy nhiên, các hành vi mở văn phòng ‘chui’, đăng tải văn bản giả lên các trang mạng và dùng để tư vấn, tuyển sinh là vi phạm các quy định, phải bị xử lý hành chính.
“Đơn vị đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Đắk Lắk để chỉ đạo các đơn vị liên quan xử lý các hành vi vi phạm của văn phòng này. Hiện đã yêu cầu văn phòng này dừng tuyển sinh, trả lại tiền cho người dân và chờ xử lý”, ông Lương nói.
Chủ nhật Đỏ Tây Nguyên: Hàng nghìn người dân sẵn sàng hiến máu
Khi biết tin Chủ nhật Đỏ sắp diễn ra tại huyện nhà, hàng nghìn người dân ở huyện vùng sâu Ea Kar (Đắk Lắk) sẵn sàng đến sẻ chia giọt máu để cứu người.
Đông đảo người dân huyện Ea Kar xếp hàng chờ hiến máu tại Chủ nhật Đỏ năm 2018
Huyện Ea Kar là điểm chính, điểm cuối trong chuỗi 5 đơn vị đăng cai tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật Đỏ năm 2021, tại Đắk Lắk. Công tác vận động, chuẩn bị phần lễ hội mang đậm chất Tây Nguyên (thông qua phần biểu diễn văn nghệ, cồng chiêng, trang phục dân tộc...) được ban tổ chức chuẩn bị chu đáo.
Tuy nhiên, diễn biến COVID-19 phức tạp nên ban tổ chức hủy phần lễ hội thay vào đó là các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch. Ngày 1/2, bà Trần Thị Châu, Phó chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ phụ trách (Phó Ban vận động hiến máu tình nguyện của huyện Ea Kar) thông tin, công tác chuẩn bị cho sự kiện Chủ nhật Đỏ ngày 2/2 đã sẵn sàng với hơn 2.200 người đăng ký hiến máu.
"Những ngày qua, chúng tôi tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia hiến máu. Dù dịp Tết, nhưng bà con ai cũng hồ hởi tham gia sự kiện Chủ nhật Đỏ do Báo Tiền Phong phối hợp các cơ quan của tỉnh tổ chức", bà Châu nói.
Ngoài nhiệm vụ chính hiến máu, ban vận động hiến máu tình nguyện huyện còn phối hợp với các đơn vị khác thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 như: Tăng cường đội ngũ y bác sĩ; phun hóa chất khử trùng; đoàn thanh niên sẽ bố trí tình nguyện viên đo thân nhiệt, dung dịch sát khuẩn, phát khẩu trang; lịch phân bổ thời gian cho các đơn vị, thôn buôn đến hiến máu kéo dài hết ngày 2/2.
Ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk cho biết, đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham gia công tác phòng chống COVID-19 để sự kiện Chủ nhật Đỏ diễn ra an toàn, thành công. "Đắk Lắk chưa ghi nhận có ca nhiễm COVID-19, nhưng chúng tôi đã chỉ đạo Phòng Y tế huyện Ea Kar phải thực hiện nghiêm công tác phòng dịch, đảm bảo việc hiến máu", ông Nay Phi La nói.
Những gia đình hiến máu cứu người
"Không có tiền, mình giúp đồng bào bằng giọt máu, đó cũng là việc thiện. Dịch dã lại cận Tết, ta càng phải hiến máu dự trữ. Tôi sẽ đeo khẩu trang, chấp hành theo đúng quy định của ngành y tế để đi hiến", ông Võ Ngọc Báu (60 tuổi, thôn 3, xã Ea Kmút, huyện Ea Kar, Đắk Lắk) 22 lần cho máu, nói.
Ông Báu hiến máu lần đầu vào năm 2010. Khi ấy, ông định đi thử, ai ngờ hiến được nên duy trì 1-3 lần/năm (mỗi lần hiến 350 đơn vị máu). Từ vài người, nay thôn 3-nơi ông sống đã có hơn 50 người đi hiến. Ông Báu còn vận động vợ chồng con trai hiến máu.
Ông nhớ nhất đợt cả 3 cha con cho máu cấp cứu tại BV Đa khoa Đắk Lắk (nay BV Đa khoa Vùng Tây Nguyên) vào năm 2016. "Lúc ấy tầm trưa, tôi nhận được cuộc gọi của người nhà nạn nhân (cùng xã Ea Kmút) bị tai nạn, cần máu mổ gấp. Tôi chạy từ rẫy về nhà, gọi cả con trai, con dâu đi. Tôi cho nạn nhân, 2 người con hiến tặng nguồn máu dự trữ tại bệnh viện. Nạn nhân được cứu sống, gia đình có thêm 1 người thân", ông Báu nhớ lại.
Mười năm trôi qua, anh Phạm Minh Thể, Bí thư chi bộ thôn An Cư (xã Cư Huê, huyện Ea Kar), vẫn chưa quên chuyện hiến máu trực tiếp cho 1 người em kết nghĩa bị xuất huyết dạ dày nằm ở bệnh viện tỉnh. Nhận tin cần máu, anh và 7 người chạy bằng xe máy hơn 60 cây số. Cả 7 người cùng cho máu (vừa cứu bệnh nhân, vừa hiến vào nguồn dự trữ của bệnh viện).
Thế nhưng, bệnh nhân không qua khỏi. "Giá như tôi đến và cho máu sớm hơn. Người bệnh không thể đợi máu quá lâu. Mỗi khi vận động người dân hiến máu, tôi đều chia sẻ câu chuyện này. Bản thân tôi cũng hơn 8 lần cho máu", anh Thể tâm sự.
Chương trình Chủ nhật Đỏ tại huyện Ea Kar diễn ra ngày 2/2, dự kiến tiếp nhận 1.200 đơn vị máu. Trước đó, chương trình diễn ra tại Trường Đại học Tây Nguyên (9/1), Công an tỉnh Đắk Lắk (15/1), huyện M'đrắk (20/1), huyện Cư M'gar (24/1), tổng thu về khoảng 2.000 đơn vị máu.
Kỷ lục người M'nông hiến máu nhiều nhất xã Cư Huê thuộc về thầy giáo Y Đhok Du (giáo viên Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, ở buôn M'Hăng, hiến 18 lần). Anh Y Đhok cho máu lần đầu vào năm 2013. Thời điểm đó, ít người đi hiến, đồng bào thiểu số càng hiếm, anh Y Đhok là người tiên phong. "Tôi phải vượt qua nhiều lời không hay như hiến máu sẽ bị bệnh...
Về sau, tôi trở thành nhân chứng sống về hiến máu. Tôi vận động vợ- Nguyễn Thị Hương M'lô (hiến trên 10 lần), con trai Y Nhị Thần Du (hiến từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nay đã 6 lần), con gái H' Nhật Linh Du (đang là sinh viên cũng hiến máu nhiều lần), anh Y Đhok kể.
Ông Phan Văn Sỹ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Cư Huê thông tin, toàn xã có 18 thôn, buôn với gần 10 dân tộc anh em. Nhiều năm qua, Cư Huê là 1 trong những đơn vị dẫn đầu phong trào hiến máu. Ngoài tuyên truyền qua văn bản, cuộc họp, loa đài, cán bộ còn đến tận nhà vận động. Đặc biệt, xã này có những gương hiến máu truyền cảm hứng như anh Thể, gia đình anh Y Đhok Du...
Ông Y Nhuân Byă, Bí thư Huyện ủy Ea Kar (Đắk Lắk) cho biết, toàn huyện có hơn 20 nhóm đồng bào dân tộc anh em rất đoàn kết, nhiệt tình đi hiến máu. Nhiều năm qua Ea Kar luôn vượt chỉ tiêu số máu thu về, dẫn đầu tỉnh về phong trào hiến máu.
Tại chương trình Chủ nhật Đỏ sắp tới, Ban thường vụ Huyện ủy thống nhất rất cao và chỉ đạo cụ thể: Cấp ủy đảng địa phương phải có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm, vận động người dân tham gia; UBND huyện lo phần tổ chức, đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19.
Cô giáo dạy giỏi mượn bằng THPT: Vì sao phạt 4 triệu? Bà Nga bị xử phạt hành chính số tiền 4 triệu đồng do "thành khẩn khai báo, thành khẩn hối lỗi". Theo thông tin mới nhất liên quan đến vụ cô giáo mượn bằng THPT để đi học, đi dạy suốt 25 năm, sáng ngày 14/1, trao đổi với báo Đất Việt, lãnh đạo phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk...