Mớ trái cây héo của bà cụ 90 tuổi bên vỉa hè Gò Vấp: Thơm thảo như tình người Sài Gòn!
Nơi góc giao Phan Văn Trị với Nguyễn Thái Sơn, cứ độ nửa tháng một lần, có cụ già lại bày ra bán những quả xoài, quả mận.
Người ta chạy lướt qua hay ngó lại nhìn, có lẽ vì thấy đâu đó dáng dấp của bà, của mẹ, hoặc cũng có thể do thấp thoáng một kỉ niệm nào đó ngày xưa – khi chưa là một người con xa xứ.
Tuổi 90: Nhọc nhằn nắng mưa ở một góc đường
Ở quê, người ta hay gọi bà là Bà Hai bán trầu cau. Quê bà ở Long Hải, Vũng Tàu, bà vừa nói vừa chỉ tay về hướng phía sau lưng như thể nhìn được bằng mắt một căn nhà, một vùng đất ở đó. Nhưng giữa Long Hải và Sài Gòn là quãng đường dài hơn trăm cây số, mỗi lần lên xuống hơn 3 tiếng đồng hồ.
Hình ảnh bà cụ tóc bạc phơ, thi thoảng xuất hiện bên vỉa hè Phan Văn Trị khiến người qua lại không khỏi ngoái lại nhìn
Bà bán trái cây trước cửa Vincom Phan Văn Trị được khoảng 3 tháng nay. Gần đó có một người quen tốt bụng, hay phụ dẹp đồ và cho bà tá túc những ngày ở lại Sài Gòn.
Mỗi tháng bà lên xuống Sài Gòn 2 chuyến, số lần ‘đi buôn’ ít ỏi như thế vì nhiều lí do, phần sức khỏe không cho phép, phần không có xe, phần bà không gom đủ trái cây cho một lần đi xa để không lỗ…
Góc bán buôn của bà cụ này, chỉ là mấy cái bao cũ trải trên nền đất và bày biện trái cây lên đó
Một mình bà ngồi còng lưng ở góc đường này, chậm chạp và mơ màng giữa sự xô bồ, vội vàng của nhịp sống quanh đó. Hôm trời mát mẻ thì nhìn cảnh nhìn người còn ít xót xa, hôm nào mưa, bà một mình đội nước tìm bọc che lại mớ trái cây, rồi mới đi tìm một góc để trú, mới thấy tội và thương quá đỗi.
Mớ trái cây ở vườn quê được bà gói ghém trong những thùng giấy cũ, khi là chuối, khi là xoài, khi là đu đủ…
90 tuổi, bà không còn đủ minh mẫn để suy tính về chuyện làm ăn. Thay vì chọn trái xanh cho đỡ dập nát và giữ được lâu, bà lại mua những quả đã chín, đã vàng. Thế nên trong mớ trái cây nằm trên vỉa hè, ít nhiều trái chín nẫu, có trái đã thâm đen, nát vỏ.
Mớ trái cây đã hư, héo hết mấy phần
Video đang HOT
Mắt bà mờ nên không thể nhìn thấy những vết đen, những vết rách vỏ, và người mua qua đường cũng lạ, cứ bỏ lên cân, rồi trả tiền, rồi cho thêm như thể cũng chẳng quan tâm đến điều đó. Hoặc có thể người ta sợ, khi nói ‘ trái cây bị dập, bị chảy nước nè bà ơi’, cụ già ấy lại đòi ‘để tui bớt tiền cho cô, cho cậu…’.
Trái cây dòm vỏ ngoài không đẹp đẽ, lại nhỏ, nhưng bên trong thì ngọt đến mềm lòng. Có người khách quen từng mua của bà nay ghé lại bảo thế. Cắn một miếng, ngập trong miệng không chỉ là vị ngọt của trái, mà còn là vị ngọt nào đó của tuổi thơ, của những ngày còn là đứa con quê chưa lên thành phố.
Một loại hương vị mà nhiều người xa xứ vẫn hay mỏi mắt kiếm tìm ở chốn thị thành.
Đầu bạc, lưng còng nhưng lòng vẫn trĩu nặng vì gia đình
90 – cái tuổi mà lẽ ra đôi chân người ta nên quanh quần bên vườn cây, luống rau hơn là leo lên những chuyến xe và rong ruổi từ tỉnh này sang tỉnh khác. Nhưng nếu có thể được thư thả chọn ở nhà trồng rau, uống trà, thì mấy ai tự làm mình nặng nhọc với việc buôn gánh bán bưng như thế. Chỉ là, trách nhiệm làm mẹ trên vai bà vẫn còn nặng quá.
Nhà bà có hai một con trai, cũng đều trên dưới 50 tuổi. Cả hai đều không có vợ.
Người em út bị mất trí, ngẩn ngơ, người anh cả dùng cả tuổi thanh xuân để chăm sóc. Ngày mẹ đã 90, người em út kia vẫn cứ quấn lấy anh như thế. Bà trở thành người đảm đương việc mưu sinh cho gia đình nhỏ không trọn vẹn của mình. Lúc ở quê, bà bán trầu cau, rồi vài tháng nay, nhận thêm trái cây để lên Sài Gòn bán.
Ở xứ Long Hải trái cây dư dả, nhà ai cũng có cây chuối, cây xoài, nên mâm trái cây của bà đặt ở đầu chợ, ngày qua ngày vẫn cứ đầy ứ nguyên như thế. Và vì bữa cơm có thêm con cá, cọng rau, bà lặn lội lên Sài Gòn để kiếm tiền lo cho hai đứa con đầu đã hai thứ tóc.
Ảnh mắt bà bỗng xa xăm đi khi nhắc về hai người con, thoáng buồn nhưng không trách móc. Người ta không dám hỏi về việc bà có sợ một ngày bà không còn, căn nhà nhỏ bỏ lại liệu có quạnh hiu, vì sợ, đôi mắt mờ mờ kia sẽ chảy ra nước mắt mất.
Cụ già này và những trái xoài, trái na của mình, hiền lành và lặng im quá đỗi trước tiếng xe, tiềng người ào ạt bên đường phố Sài Gòn mỗi đêm
Mỗi cuốc xe bà lên đây phải trả 200 nghìn đồng. Tiền lời từ việc buôn bán này có dư, nhưng không nhiều. Nhưng bà bảo nhiêu đó vẫn sống đủ, ‘ở quê mà, dĩa rau luộc, dĩa cá kho cũng thành bữa’, cách miêu tả cuộc sống giản đơn như thế, nghe thật lạ khi được thốt lên trên cái đất Sài Gòn bon chen thế này.
Mấy dạo trước, bà bán từ 18 giờ chiều đến 22 giờ đêm thì dẹp, nhưng ít khi bán hết. Sau một lần có cô gái tốt bụng đăng hình bà lên mạng, người ta tìm đến gặp, mua giúp với số lượng lớn cho mau hết, bà mừng và cảm ơn vị khách không nhớ mặt ấy.
Có người mua xong cho thêm, cụ không nhận, bảo có lấy thêm trái cây gì thì lấy. Rồi họ đi, cụ bảo lần sau đến đây, muốn ăn trái gì thì gói đem về, không cần đưa thêm tiền nữa
Người đàn ông tốt bụng cho cụ tá túc ở nhà mình mỗi tháng vài hôm bà ghé Sài Gòn
Góc đường này níu chân người mua vì ’sự rẻ sự ngon’ của trái cây quê, và cũng níu luôn cụ già này lại với những chuyến xe dài nối giữa Vũng Tàu – TPHCM. Lòng thơm thảo của người Sài Gòn, cũng mộc mạc, cũng chân chất, cũng đáng quý như vị ngọt của những loại quả quê được bày ra trên cung đường này vậy.
Theo tiin.vn
2 chàng trai lập startup giải cứu 18 tấn rau quả xấu, giảm giá thu hút 200.000 người đăng ký và 47 triệu USD tiền đầu tư
Sản phẩm của Imperfect Produce rất độc đáo: Trái cây và rau củ quả có vẻ ngoài xấu xí nhưng vẫn còn tốt ở bên trong.
Ben Simon suy nghĩ về thực phẩm lãng phí rất nhiều. Năm 2011, khi là sinh viên năm nhất tại Đại học Maryland, anh đã bị choáng ngợp bởi lượng thức ăn bị vứt đi trong canteen của trường.
Anh chia sẻ: 'Tôi đã rất sốc khi thấy người ta mua một chiếc bánh sandwich đầy đủ, ăn một nửa rồi vứt nửa còn lại vào thùng rác. Đó không phải là giá trị mà tôi được dạy từ khi còn nhỏ'. Đối với Simon, đồ ăn thừa là một 'mỏ vàng tự nhiên' mà anh có thể khai thác để làm điều tốt đẹp cho xã hội.
4 năm sau, Simon đồng sáng lập Imperfect Produce, một startup cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà cho người dùng đăng ký. Sản phẩm của họ rất độc đáo: Trái cây và rau củ quả có vẻ ngoài xấu xí nhưng vẫn còn tốt ở bên trong. Đây là những loại thực phẩm sử dụng được nhưng lại bị các chuỗi cung ứng từ chối chỉ vì vỏ ngoài kém thu hút.
Rau củ quả có vẻ ngoài xấu xí được Imperfect Produce bán với giá rẻ hơn 30%.
Simon cho biết hàng năm, có tới 31 tỷ tấn thực phẩm bị lãng phí ở Mỹ. Phần lớn đến từ các hộ gia đình, quán ăn tự phục vụ, trang trại, nhà hàng, cửa hàng tạp hóa và sân vận động. Điều quan trọng là hầu như tất cả đều có chất lượng tốt. Chính vì vậy, anh đã thành lập Imperfect Produce để chống lãng phí thực phẩm và tạo ra hệ thống bền vững hơn.
Anh đã hợp tác với Ben Chesler, một người bạn có cùng niềm đam mê vì lợi ích xã hội để khởi nghiệp. Họ tìm đến các trang trại như điểm khởi đầu của dịch vụ giao hàng. Theo Simon, khoảng 20% trái cây và rau quả trồng tại trang trại ở Mỹ bị loại bỏ vì không đáp ứng tiêu chuẩn thẩm mỹ của các cửa hàng như có vết trầy hay kích thước nhỏ hơn thông thường.
Simon, 29 tuổi và Chesler, 27 tuổi đã quyết định lấy nguồn sản phẩm 'xấu xí' này trực tiếp từ các trang trại và giao cho khách hàng với giá thấp hơn khoảng 30% so với giá của cửa hàng tạp hóa.
Simon nói: 'Lý do chúng tôi tạo ra Imperfect Produce như một doanh nghiệp bán trực tiếp đến khách hàng là vì các cửa hàng tạp hóa không muốn hợp tác với chúng tôi'.
Dịch vụ của Imperfect Produce ra mắt tại San Francisco vào tháng 8/2015. Đến nay, họ đã có hơn 200.000 người đăng ký tại 22 thành phố của Mỹ. Công ty lấy nguồn sản phẩm từ 250 đơn vị trồng nông sản trên toàn quốc và hơn một nửa trong số đó là sản phẩm hữu cơ.
Simon cho biết dịch vụ này đã giúp giải cứu 18 tấn thực phẩm khỏi việc bị lãng phí. Chỉ riêng trong năm nay, Imperfect Produce sẽ cứu khoảng 22 tấn rau củ quả đồng thời quyên góp 1 tấn cho các ngân hàng thực phẩm.
Đội ngũ vận chuyển thực phẩm của Imperfect Produce.
Hai nhà đồng sáng lập khởi nghiệp với 20.000 USD tiền cá nhân và 38.000 USD huy động từ nền tảng gây quỹ cộng đồng Indiegogo. Kể từ đó, họ đã nhận được tổng cộng 47 triệu USD tiền tài trợ từ các nhà đầu tư bao gồm Maveron và Norwest Venture Partners.
Trong 4 năm, công ty đã tăng số lượng nhân viên lên 1.000 người và vận hành 400 xe tải giao hàng của riêng mình. Tuy không tiết lộ doanh thu cụ thể nhưng Simon nói rằng doanh thu năm nay dự kiến sẽ tăng gấp đôi năm ngoái và công việc kinh doanh của họ vẫn chưa có lãi. Chàng trai trẻ hy vọng sẽ mở rộng dịch vụ tới 40 thành phố vào cuối năm nay và có thể sẽ IPO vào một thời điểm thích hợp nào đó.
Khách hàng của Imperfect Produce cần trả từ 12 USD đến 40 USD cho mỗi hộp gồm nhiều loại rau củ khác nhau. Tanya Achmetov đã đăng ký dịch vụ từ cách đây ba năm sau khi ghé thăm gian hàng của Imperfect Produce tại một hội chợ ở trường của con cô tại San Jose, California.
Cô chia sẻ: ' Họ bán táo, cà chua, ớt chuông và nhiều loại nông sản khác với giá phải chăng. Tôi đã đăng ký ngay lập tức vì quá ấn tượng bởi sự tiết kiệm chi phí và tiện lợi mà họ mang lại'.
Người dùng có thể lựa chọn giao hàng hàng tuần hoặc 2 ngày/lần (công ty tính phí 4,99 USD cho mỗi lần như vậy). Nếu đang đi vắng, khách hàng có thể thông báo để dừng nhận hàng trong thời gian đó.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên Simon hành động để chống lãng phí thực phẩm.
Khi còn là sinh viên, anh từng thành lập Food Recovery Network tại Đại học Maryland để thu thập thực phẩm còn sót lại từ các quán ăn tự phục vụ của trường rồi trao chúng cho những người có nhu cầu. Tổ chức phi lợi nhuận này hiện có mặt tại 230 trường đại học trên khắp nước Mỹ. Simon đã điều hành Food Recovery Network trong 4 năm với sự trợ giúp của Chesler trước khi họ thành lập Imperfect Produce.
Simon giãi bày: 'Chúng tôi hy vọng sẽ nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề lãng phí thực phẩm, biến đổi khí hậu và tạo ra một hệ thống phân phối thực phẩm hiệu quả hơn'.
Theo baodatviet
Người yêu cũ có người yêu mới, girl Sài Gòn tức tốc giảm luôn 20kg: Không chỉ xinh lên mà còn trở thành tiếp viên hàng không! Đúng là chỉ cần muốn, cô gái nào cũng có thể trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Con gái thường phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, trong số đó, vấn đề cân nặng chính là vấn đề nhức nhối và đáng để đau đầu nhất. Không phải con gái lười hay không muốn giảm cân mà vì giảm...