Mở thùng hải sản ship, khách sốc vì chỉ có 1 con tôm, vội nhìn lại đơn đặt hàng thì liền phải thốt lên: Shop quá tuyệt vời!
Đáng khen cho thái độ làm việc của shop này, xứng đáng 5 sao.
Chuyện mua hàng online, rồi thủ tục giao nhận, hành xử của shipper – chủ shop – khách hàng… mở ra một “vũ trụ” content trên MXH những năm gần đây, đem đến cho người dùng mạng nhiều pha dở khóc dở cười, nhiều pha phải tấm tắc.
Tiếp tục góp vào “vũ trụ” nội dung mua đồ online là một vụ việc ở Hàn Quốc gần đây, đang được một số diễn đàn Việt Nam chia sẻ lại. Theo đó một người mua hải sản nọ khi mở thùng hàng ra chỉ thấy đúng 1 con tôm, vội vàng kiểm tra lại đơn hàng. Những tưởng là một màn “lừa lọc” từ shop nhưng hoá ra câu chuyện lại thế này: Người đặt hàng đã nhập nhầm 10 con tôm, còn xuống 1 con tôm…
Đến đây mới thấy, dù đơn hàng chỉ có 1 con tôm nhưng shop vẫn ship cẩn thận, đóng thùng, túi khí đầy đủ. Đặc biệt là không thu thêm phí đóng gói hay phí dịch vụ. Người mua hàng quá cảm kích liền có ngay feedback 5 sao:
“Bán hàng có tâm… Chúc shop làm ăn phát đạt”
Netizen dành nhiều lời khen ngợi cho shop hải sản này, đồng thời cũng có một số nhận định liên quan đến việc bán hàng online ở Hàn Quốc. Được biết ở xứ sở kim chi, việc có nhận xét/đánh giá trên các nền tảng thương mại điện tử rất quan trọng với các shop, và được kiểm duyệt nghiêm ngặt. Những lời khen từ các vụ việc thực tế như câu chuyện này vô cùng quý giá với các shop.
Nguồn: Thông tin Hàn Quốc
Video đang HOT
Nhiều người choáng váng khi nghe báo giá một tô phở cả trăm nghìn
Sau thời gian dài, các shipper ở một số "vùng xanh" đã chính thức được phép giao hàng liên quận tại TP.HCM.
Nhiều siêu thị, hàng quán tại một số khu vực có nguy cơ thấp cũng được mở cửa trở lại.
Tuy nhiên, hiện nay do chỉ có hình thức "bán mang về" là được hoạt động nên chi phí vận chuyển và giá hàng hoá cũng bị đội lên khá cao. Nhiều khách hàng tỏ rõ sự chán nản sau khi biết được số tiền mình phải trả nếu muốn gọi đồ ăn bên ngoài.
Shipper một số khu vực tất bật làm việc, kiếm thêm thu nhập giữa những ngày thành phố nới lỏng hoạt động. (Ảnh: VOV)
"Nhìn món ăn quen thuộc nhưng đành thở dài, cố nhịn vì giá cao"
Báo Thanh Niên đăng tải, kể từ ngày 16/9 trở đi, nhiều quận huyện trên địa bàn TP.HCM đã bắt đầu nới lỏng hoạt động, ví như tại quận 7, 4, 5... Tuy các hàng quán bắt đầu trở nên nhộn nhịp hơn, thế nhưng giá bán và phí giao hàng vẫn ở mức khá cao, không hề có dấu hiệu "hạ nhiệt". Như một quán ở quận 7, chỉ đặt tô hủ tiếu nam vang thôi đã mất hơn 90 nghìn đồng, trong đó 66 nghìn đồng tiền món ăn, 25 nghìn đồng phí giao hàng. Ở quận 4 cũng chẳng khá hơn, nếu đặt một tô hoành thánh đầy đủ cũng có thể mất cả trăm nghìn đồng.
Tình trạng này đã khiến cho rất nhiều người tiêu dùng ngán ngẩm. Bởi nếu muốn ăn ngon, họ phải trả gấp đôi, thậm chí gấp ba so với thông thường. Chị A.N (quận 7) bày tỏ: " Nhìn món ăn quen thuộc nhưng đành phải cố nhịn vì giá còn quá cao. Thôi thì chờ khi nào hạ tí nữa mới dám mua". Hay như M.Đ (quận 4) nói: "Tưởng đâu ngày đầu shipper giao liên quận thì cước sẽ giảm, ai dè vẫn vậy, chán chẳng muốn đặt gì".
Không chỉ giá thành cao, việc đặt đồ ăn bên ngoài cũng gặp nhiều khó khăn, bởi không phải shipper nào cũng chịu nhận đơn. Vì vậy, không phải đơn hàng nào cứ đặt, có tiền là được giao đến liền. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến phí ship cả tháng nay luôn ở mức cao ngất ngưởng.
Nhiều đơn hàng, phí ship còn cao hơn giá đồ ăn, thức uống. (Ảnh: Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)
Cũng trong ngày 16/9 vừa qua, nhiều siêu thị tại các quận, huyện đã đồng loạt mở cửa, đón khách đến mua trực tiếp. Tuy nhiên, những siêu thị này lại chỉ bán cho ai có phiếu đi chợ, thế nên bà con cũng bị hạn chế hơn khi đi mua đồ ăn. Còn nếu gọi shipper giao thực phẩm từ bên ngoài siêu thị về thì mức giá cũng chẳng hề nhỏ tí nào, ví như hành ngò sẽ là 80 nghìn đồng - 100 nghìn đồng/kg, các loại rau muống, bầu, rau cải từ 25 nghìn đồng - 30 nghìn đồng/kg...
Như vậy, đã gần 2 tháng trôi qua nhưng giá hàng hoá và phí ship vẫn luôn ở mức cao. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con, nhất là trong những ngày thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Đặc biệt, đối tượng phải chịu gánh nặng lớn hơn cả có lẽ là người nghèo. Do dịch bệnh bùng phát nên họ đã rơi vào cảnh thất nghiệp, nguồn thu nhập bị giảm mạnh, thậm chí là cắt đứt hoàn toàn. Khả năng mua thực phẩm cũng vì thế mà bị suy giảm không nhỏ.
Bà con đi chợ giữa mùa dịch. (Ảnh: Người Lao Động)
Nhiều quán nâng mức giá
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, nhiều chủ quán cho biết, nếu so với trước mùa dịch, giá bán của các mặt hàng đều có sự tăng lên. Riêng một tô phở thôi cũng đã có giá tăng khoảng 20 - 25% (ở mức 40 nghìn - 50 nghìn đồng/tô). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì giá của các nguyên liệu như thịt bò, rau xanh, củ quả... đều tăng mạnh. Cụ thể, giá thịt tăng 10 - 15%, giá rau ăn kèm các loại tăng 50 - 70%, chưa kể còn phải trả tiền thực hiện "3 tại chỗ" cho nhân công, chi phí an toàn chống dịch tại cửa hàng. Vì vậy, mọi chủ quán đều phải tính toán rất kĩ lưỡng mới có thể giữ được mức giá gần với trước dịch, sao cho vừa hài lòng khách vừa thu được lợi nhuận.
Theo nhận định của anh Đ - một chủ quán phở tại quận Bình Thạnh - cho biết hầu hết khách hàng trong mùa dịch này đều là những người sống tại các khu chung cư gần quán. Ở những cửa hàng có quy mô nhỏ, giá nguyên liệu và mặt bằng chung dù tăng nhưng vẫn trong giới hạn có thể tính toán để giữ giá như cũ. Còn ở những quán đạt số lượng trên 300 tô/ngày, tuy có thể tiếp cận được nguồn nguyên liệu giá tốt dễ dàng hơn, nhưng chi phí đầu vào vẫn cao do tiền nhân công, tiền thực hiện các biện pháp phòng dịch lớn.
Theo nhiều chủ quán nhận định, nếu thời gian tới có thể tự chủ được việc giao hàng thay vì phải phụ thuộc vào ứng dụng, rất có thể giá món ăn sẽ về lại như cũ.
Nhiều hàng quán tại TP.HCM đã bắt đầu hoạt động trở lại với hình thức "bán mang về". (Ảnh: Báo Tin Tức)
Phí ship tăng, các hãng giao hàng nói gì?
Một phần nguyên nhân khiến cho nhiều người chọn "tắt app", không đặt hàng là do phí ship quá cao. Bởi theo quy định của thành phố, shipper nếu muốn hoạt động liên quận, huyện phải đảm bảo đủ điều kiện phòng dịch, tức là xét nghiệm gộp 3 người, tần suất 2 ngày/lần. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, sau khi đã đến nơi thì kết quả tra cứu thông tin lại trả về kết quả "không tìm thấy thông tin nhân viên", dù trước đó đã điền đầy đủ mọi thủ tục cần thiết.
Chị H.T.X, một shipper giao hàng liên quận cho biết, từ 5 giờ sáng ngày 16/9, chị đã đến trạm y tế lưu động trên đường Bùi Đình Túy (quận Bình Thạnh) để xét nghiệm. Tuy nhiên, sau một đêm, thông tin trên ứng dụng "Tra cứu shipper" của Sở Công thương lại trống trơn, thế nên không thể xét nghiệm được. Chia sẻ với Tuổi Trẻ, chị nói: "Liên hệ với công ty mới biết là do lỗi hệ thống đang chờ khắc phục. Không được xét nghiệm, không có tên trong danh sách, đồng nghĩa cả nội quận tôi cũng không chạy được".
Đáng nói, có đến hàng trăm shipper cũng rơi vào trường hợp tương tự. Vì vậy, số lượng shipper hoạt động trong những ngày này rất ít, từ đó làm tăng giá vận chuyển.
Các shipper xếp hàng dài chờ lấy mẫu xét nghiệm. (Ảnh: Lao Động)
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, ông Lê Huỳnh Minh Tú - phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM - cho biết, sắp tới, thành phố sẽ tăng số lượng shipper đăng ký chạy liên quận. Ông cũng nhấn mạnh: "Quan điểm của TP là không giới hạn số lượng shipper hoạt động, nhưng muốn hoạt động thì lực lượng này phải đáp ứng tiêu chí về tiêm phòng vaccine, xét nghiệm theo quy định để an toàn cho người dân" .
Còn về vấn đề tăng giá cước giao hàng, một ứng dụng shipper thừa nhận, họ buộc phải làm vậy để khuyến khích nhân viên làm việc và hạn chế tình trạng bị shipper huỷ đơn. Một số hãng còn nói rằng việc điều chỉnh giá bán là lỗi thuật toán của ứng dụng nhằm cân bằng cung cầu. Tuy nhiên, theo người tiêu dùng, đây là một cách lập luận khó chấp nhận, thậm chí có dấu hiệu "đục nước béo cò".
Hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, dù đời sống còn đang gặp nhiều bất cập, nhưng bà con vẫn nên cố gắng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định phòng Covid-19, để có thể bảo vệ chính bản thân và cộng đồng.
Cảnh phơi tôm trên nền đất mất vệ sinh khiến nhiều người bức xúc, một số dân mạng lại chỉ ra lý do hết sức hợp lý Tôm khô mà chúng ta hay ăn được phơi theo cách này sao? Mới đây, một đoạn clip ghi lại cảnh phơi tôm trên nền đất trông có vẻ rất mất vệ sinh đã khiến cho nhiều người xem cảm thấy bức xúc. Cụ thể, trong đoạn đầu clip này, một người đàn ông đang dùng dụng cụ để đẩy những con tôm...