Mổ thành công cho bé sơ sinh có khối thoát vị não chẩm lớn
Theo thông tin từ Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, sau ca mổ thoát vị não chẩm gần 3 tuần, bé S.H (22 ngay tuoi, ngu xa Xuan Bao, huyen Cam Mỹ) đang dần ổn định sức khoẻ: vết mổ khô, ăn tốt, thở tốt). Bé H. co khoi thoat vi nao cham to gan bang 2/3 đau cua bé.
Bé S.H. đang dần ổn định sức khoẻ sau phau thuat
Truoc đo, ngay 9-9, be trai S.H. nhap vien trong tinh trang tinh tao, da hong va co khoi u lon vung cham, be khong the nam ngua đuoc. Do be moi sinh, suc khoe con yeu nen cac bac si quyet đinh cho suc khoe cua benh nhi on đinh mới thuc hien phau thuat.
Tuy nhien, chi 1 ngay sau khi nhap vien, benh nhi S.H. bat đau co trieu chung kho tho, met va xuat hien nhung con ngung tho, nên các bác sĩ quyết định phải phau thuat ngay cho bé.
Bác sĩ Nguyễn Văn Toàn, Khoa Chấn thương chỉnh hình – bỏng, Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho hay, cac bac si dung kinh vi phau đe thuc hien cat khoi thoat vi nao cham, cam mau sau đo tien hanh phau thuat tao hinh mang cung cho benh nhi. Việc khó nhat cua ca bệnh này la qua trinh gay me cho benh nhi. Them vao đo, đe benh nhi nam voi tu the nam sap nghieng cũng khong thuan loi cho cac bac si thuc hien phau thuat (thông thường bé phải nằm sấp khi phẫu thuật).
Bac si Toan cho biet thêm, voi benh ly nay, mac du đuoc phau thuat thanh cong nhưng benh nhi se thuong gap phai nhung con ngung tho do ton thuong nao, tuoi đoi bi rut ngan va nguy co xuat hien đau nuoc (đau bi u nuoc).
Theo BS. Toàn, benh ly nay co the phat hien trong qua trinh mang thai bang phuong phap sieu am.
Ngay sau khi được bố bế lên lắc lắc chơi đùa, bé trai bị nôn ói phải đi viện cấp cứu gấp vì lồng ruột
Hành động chơi đùa quen thuộc này của không ít phụ huynh lại có thể khiến trẻ đối mặt với nguy hiểm.
Một số vụ việc đáng tiếc xảy ra khiến bố mẹ đã cảnh giác cao độ với hội chứng rung lắc ở trẻ. Tuy nhiên, ngoài việc rung lắc làm tổn thương não trẻ thì trò chơi này của người lớn còn khiến con trẻ có thể gặp phải tổn thương sức khỏe khác.
Mới đây, bà mẹ Nguyễn Thị Bình (Đông Anh, Hà Nội) - mẹ bé trai Trương Tiến Kiệt (tên gọi ở nhà là bé Boom, 6 tháng tuổi) đã chia sẻ câu chuyện con mình gặp phải, làm bài học cảnh giác cho các bố mẹ đang nuôi con nhỏ.
Bé Boom đang ăn ngon, chơi ngoan thì đột nhiên nôn trớ, không ăn uống được gì. Ban đầu, chị Bình nghĩ con bị viêm họng, viêm phế quản vì những biểu hiện này cũng rất phổ biến. Từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, Boom không ăn uống được 1 chút gì, cứ mẹ cho ăn là nôn luôn, hoặc nằm 1 lát lại nôn hết ra.
Sau khi chơi với bố thì Boom bị nôn ói, không ăn uống gì.
Theo dõi con cảm thấy không ổn, chị Bình liền đưa con đi bệnh viện huyện khám thì tại đây, bác sĩ cho biết bé có khối lồng ruột và chuyển ngay đến Bệnh viện Xanh Pôn để các bác sĩ có chuyên môn hơn xử lý.
" Lúc ấy mình sợ quá, cứ khóc thương con thôi. Mình không hiểu khối lồng là như thế nào, cũng không biết vì sao con bị thế. Mình làm thủ tục nhập viện cho con luôn bởi bác sĩ nói cần đưa con lên phòng phẫu thuật làm thủ thuật sớm.
Bác sĩ nói nếu thủ thuật không thành công, ruột bị lồng chặt quá có thể sẽ vỡ ruột và phải mổ gấp. Mình sợ quá! Nhưng rất may là em Boom mới chỉ bị cuốn 1 vòng , trộm vía em truyền nước và lúc làm thủ thuật hơi đau 1 chút nhưng đã thông được ruột", chị Bình kể lại.
Khi tìm hiểu nguyên nhân từ phía các bác sĩ, chị Bình mới bàng hoàng nhớ lại hành động của bố Boom lúc sáng. Thì ra trước khi bị nôn ói không ăn uống được gì, bố Boom có chơi và bế bé lên để đùa nghịch, kiểu nhấc người bé lên cao lắc lắc cho bé cười. Thêm vào đó, Boom cũng là em bé khá hiếu động, bé thường hay lăn liên tục mấy vòng quanh giường liền. Ngay sau khi chơi với bố, khoảng 9 giờ là con bắt đầu có biểu hiện nôn.
Phiếu siêu âm kết luận khối lồng vùng mạng sườn phải của bé Boom.
" Bác sĩ giải thích là ruột của trẻ em rất di động, chưa bám vào khung xương kể cả não cũng vậy. Di chuyển, vận động quá khích cũng có thể khiến trẻ bị lồng ruột. Lồng ruột là khi một đoạn ruột chui vào lòng một đoạn ruột bên cạnh. Khiến các mạch máu không thể đi nuôi đoạn ruột bị tắc, dẫn đến hoại tử", chị Bình vẫn chưa hết hoàn hồn kể lại.
Rất may là bà mẹ này đã đưa con đi khám kịp thời. Theo bác sĩ, nếu để qua 24 giờ là đoạn ruột bị tắc sẽ bắt đầu hoại tử và sau 72 giờ là gần như hoại tử hoàn toàn.
Chia sẻ thêm về ngày bé Boom phải nằm viện điều trị, chị Bình kể hôm đó nằm cùng phòng với Boom còn có 1 bạn 4 tuổi chơi trồng cây chuối và cũng bị lồng ruột như vậy.
Boom cũng là em bé khá hiếu động, bé thường hay lăn liên tục mấy vòng quanh giường liền.
Hiện tại, bé Boom đã được xuất, sức khỏe ổn định. Bé được bổ sung men tiêu hóa để ổn định đường ruột.
Chia sẻ lại câu chuyện của con trai, chị Bình muốn gửi lời cảnh báo tới các bố mẹ có con nhỏ nên chú ý cách chơi đùa với con sao cho thật nhẹ nhàng, cẩn trọng, kiểm soát các hành vi của con, tránh để bé nghịch lăn lộn quá nhiều: " Không phải cứ bế con rung lắc như vậy là bạn nào cũng bị, cũng không phải bạn nào nghịch ngợm hay nô đùa là có nguy cơ bị lồng ruột 100%, nhưng phòng còn hơn chữa. Đây là những hành động có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm, tốt nhất bố mẹ nên tránh".
Lồng ruột là một hiện tượng nguy hiểm nhưng hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ở lứa tuổi 4 - 9 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ bụ bẫm. Thống kê cho thấy bé trai có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn bé gái.
Nếu trẻ bị lồng ruột được đưa đến bệnh viện sớm, bác sĩ chỉ cần tháo lồng ruột bằng hơi. Nếu trẻ được đưa tới viện muộn hoặc khi thủ thuật tháo lồng ruột bằng hơi thất bại, tùy tình hình mà bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Một số dấu hiệu của hiện tượng lồng ruột ở trẻ nhỏ:
- Trẻ đang ăn uống bình thường bỗng nhiên khóc thét, bỏ bú, ngừng chơi, da tím tái.
- Trẻ khóc từng cơn, ưỡn người, nôn ói ra thức ăn hoặc dịch xanh, dịch vàng.
- Trẻ có biểu hiện mệt lả, da xanh tái.
- Trẻ đi ngoài ra máu tươi hoặc máu nâu lẫn chút nhầy.
Bố mẹ nên để ý và nhận biết nhanh chóng các dấu hiệu bất thường ở trẻ để phát hiện sớm lồng ruột, tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Bị sặc sữa khi bú bình, bé trai 17 ngày tuổi bỗng tím tái, tim ngừng đập tới 3 lần Bác sĩ cho biết vì bị sặc nên sữa đã tràn vào trong phổi khiến cậu bé ngừng thở dẫn đến thiếu oxy và tim đã ngừng đập. Vừa qua, chị Tonicha và anh David, sinh sống tại Grantham, Lincolnshire (Anh), đã khóc cạn nước mắt khi bác sĩ thông báo vào nói lời tạm biệt với con trai Bertie Spencer (17 ngày...