Mở rộng hạn điền: Hãy bước qua ám ảnh quá khứ

Theo dõi VGT trên

Nhiều mô hình tích tụ đất đai đã thành công, doanh nghiệp có lợi nhuận cao, nông dân phấn khởi. Sự năng động đó đã gia tăng niềm tin vào chủ trương mở rộng hạn điền, đẩy lùi nỗi ám ảnh quá khứ về bần cùng hoá nông dân, hình thành địa chủ mới. Các diễn giả chia sẻ tại Góc nhìn thẳng.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 2 của Chính phủ, Thủ tướng đã nêu rõ chủ trương phải tạo thuận lợi cho tích tụ ruộng đất, mở rộng hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Ba Bộ gồm Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp phải nghiên cứu chính sách, hoàn thành ngay trong quý III tới.

Thông điệp này đã một lần nữa được Thủ tướng nhấn mạnh tại Hội nghị về lúa gạo (tỉnh An Giang) mới đây như một giải pháp đột phá về thể chế để tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiệu quả hơn.

Vậy, mở rộng hạn điện cần phải hiểu như thế nào cho đúng? Làm sao để vượt qua nỗi lo cố hữurào cản trong tư duyvề việc hình thành “địa chủ mới”? Làm sao để tích tụ ruộng đất thực sự mang lại hiệu quả cao nhất, hình thành một nền nông nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh với thế giới? Làm để người nông dân được lợi và thoát nghèo…?

Xoay quanh những câu hỏi nóng này, chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet đã tổ chức một bàn tròn: “Mở rộng hạn điền: Cuộc cách mạng mới của nông nghiệp Việt Nam” với sự tham gia của 3 diễn giả đại diện cho các cơ quan quản lý và chuyên gia nghiên cứu:

Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởngBộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bà Hoàng Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách và pháp chế, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên Môi trường

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa quý vị khách mời, thông điệp của Thủ tướng gần đây về chủ trương mở rộng hạn điền đang thực sự thổi một luồng gió mới cho nông nghiệp Việt Nam và hẳn đang có nhiều mối quan tâm về việc chủ trương này sẽ được thực hiện ra sao?

Vậy, trước tiên, chúng ta phải hiểu như thế nào cho đúng về vấn đề mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất trong bối cảnh hiện nay? Ý nghĩa vấn đề này ra sao?

Thưa GS Đặng Hùng Võ, xin ông chia sẻ ý kiến của mình đầu tiên?

GS Đặng Hùng Võ: Chúng ta đều biết rằng, nông nghiệp Việt Nam chính là một điểm đầu tiên để quyết định Đổi mới. Bởi ở giai đoạn đó, nguồn lương thực, thực phẩm cung cấp cho đời sống không đủ, chúng ra đã rơi vào tình trạng thiếu ăn (giai đoạn 1982-1988PV).

Tôi cho rằng, thời điểm đó, chúng ta đã quyết định một chính sách mà đến bây giờ nhìn lại, đó là một quyết định hoàn toàn chính xác. Đó là việc giao đất của Hợp tác xã cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định lâu dài (Luật Đất đai 1993 và Nghị định 64 của Chính phủ ngày 27/9/1993). Bản chất của chính sách này chính là việc chúng ta đã giải phóng lực lượng sản xuất.

Đến bây giờ, chắc chắn cách thức này (giải phóng lực lượng sản xuất bằng việc thể chế hoá giao đất của HTX cho hộ dân PV) hết động lực rồi, không còn động lực để chúng ta phát triển tiếp.

Vậy, lúc này, chúng ta phải nghĩ đến chuyện tiếp tục giải phóng tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất ở đây chính là đất đai. Một trong những bước cản lại đất đai là hạn điền, tức là làm cho mỗi người chỉ được một diện tích đất nhất định, nhận chuyển nhượng cũng được một diện tích đất nhất định.

Tuy nhiên theo tôi, sự thật là chúng ta cũng đã cơi nới hạn điền rồi chứ không phải là đến nay hạn điền vẫn như cũ. Chỉ có điều, so với thực tế hiện nay, các mức hạn điền như gấp 10 lần hạn mức đất nông nghiệp, vẫn là không đủ (Luật Đất đai 2013 cho phép các hộ gia đình được tích tụ đất đai không quá 10 lần hạn mức đất nông nghiệp (3ha)PV).

Trên thực tế, chúng ta cũng đã biết một ví dụ rất điển hình là trường hợp ông Năm Chuối ở Long An. Ông ấy đã sử dụng tới 1.000 ha. Nhưng theo quy định, hộ dân chỉ được tích tụ đất đai gấp 10 lần hạn mức 3ha đất nông nghiệp cho trồng cây hàng năm tại Đồng bằng sông Cửu Long, nghĩa là, cũng chỉ được 30 ha thôi. So với 1.000ha kia thì thực tế, hạn điền đã vượt quá rất nhiều.

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường chia sẻ về tích tụ ruộng đất, mở rộng hạn điện tại Góc nhìn thẩng (ảnh: Lê Anh Dũng)

Chính vì vậy, tôi cho rằng chúng ta dùng từ “mở rộng nữa hạn điền” cũng được. Hoặc cao hơn nữa chúng ta nên xem xét có nên bỏ hạn điền đó hay không?

Bởi vì, hạn điền là gì? Hạn điền thứ nhất là cách thức để chúng ta quản lý đảm bảo công bằng giữa mọi nông dân với nhau, thứ hai là để không được hình thành “địa chủ mới”, tức những người nhiều ruộng đất chỉ thực hiện việc phát canh thu tô, không trực tiếp lao động mà chỉ dùng đất để thu lợi.

Trước đây, chúng ta ngăn hiện tượng này bằng hạn điền. Nhưng nếu giờ, chúng ta nới rộng nữa hoặc bỏ hạn điền thì chúng ta cần phải thay bằng một chính sách khác.

Trên thực tế, hiện nay chúng ta có quản lý được hạn điền đâu! Bởi vì khi phân cấp quản lý, mỗi một tỉnh là riêng nhau. Thế thì, có lúc nào chúng ta khớp cộng lại rằng, ông Nguyễn Văn A ở tỉnh này có bao nhiêu đất, ở tỉnh kia có bao nhiêu đất đâu?

Chúng ta không thể làm được việc đó. Thành ra việc quản lý đất đai làm sao không cho hình thành “địa chủ mới” và tạo sự công bằng giữa các hộ gia đình với nhau thì phải thay bằng một chính sách khác. Thắt chặt sự quản lý, thay chính sách hạn điền bằng chính sách khác, tôi cho đó là điều quan trọng nhất lúc này.

Nhà báo Phạm Huyền: Đối với ngành nông nghiệp, vấn đề mở rộng hạn điền có ý nghĩa quan trọng như thế nào thưa Thứ trưởng Lê Quốc Doanh?

Ông Lê Quốc Doanh: Tôi cũng rất tán thành ý kiến của GS Đặng Hùng Võ. Cũng như GS Võ đã nói, chuyện khoán hộ cho hộ nông dân được quyền sử dụng đất đã tạo động lực, tạo ra thành tựu rất lớn trong ngành nông nghiệp trong 30 năm vừa qua.

Tuy nhiên, với một bước phát triển mới hiện nay, chính sách này cũng bộc lộ những hạn chế.

Video đang HOT

Đó là một quy mô sản xuất dựa vào nông hộ nhỏ lẻ và manh mún, dẫn đến rất khó đưa những tiến bộ kỹ thuật đồng bộ hay vấn đề cơ giới hóa…vv, rồi dẫn đến vấn đề năng suất, sản lượng cũng như chất lượng của nông nghiệp bị hạn chế, không thể nâng cao được. Sức cạnh tranh của nông sản cũng bị hạn chế theo.

Chính vì thế, từ bất cập đó, chủ trương mở rộng hay mở rộng hơn nữa hạn điền như Giáo sư nói, tôi cho rằng đây là một hướng rất đúng để phù hợp với xu thế phát triển của nông nghiệp bây giờ.

Mở rộng hạn điền hay tích tụ ruộng đất là chúng ta tạo ra một quy mô sản xuất lớn hơn, sẽ giúp chúng ta đổi mới lại tổ chức sản xuất, hình thành nên các hình thức đa dạng như các nông trại, gia trại, liên kết sản xuất hay là hợp tác xã, tổ nông dân hợp sức với nhau để cùng sản xuất trên một quy mô lớn.

Mở rộng hạn điền: Hãy bước qua ám ảnh quá khứ - Hình 1

Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ về chủ trương mở rộng hạn điền tại Góc nhìn thẳng (ảnh: Lê Anh Dũng)

Từ đó, chúng ta có thể sản xuất chuyên canh với một sản lượng lớn có sức cạnh tranh cao hơn. Thêm nữa, khi quy mô diện tích đất lớn hơn thì chúng ta dễ dàng để đưa tiến bộ kĩ thuật, đưa công nghệ mới vào trong sản xuất, cơ giới hóa dễ hơn thì giá thành giảm đi, sức cạnh tranh cao hơn.

Có lẽ, mục tiêu cuối cùng, mục tiêu cao nhất của mở rộng hạn điền là phải làm sao nâng cao đời sống của nông dân và phát triển bền vững cả về kinh tế, cả về môi trường và xã hội.

Nhà báo Phạm Huyền: Từ phía cơ quan quản lý đất đai, thưa bà Hoàng Thị Vân Anh, xin bà cho biết thực tế hạn điền theo các quy định của phát luật hiện nay đang diễn biến và tồn tại như thế nào?

Bà Hoàng Thị Vân Anh: Quay lại một chút về vấn đề tư duy, thực ra trong định hướng đổi mới pháp luật đất đai ở Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương khóa 11 đã khẳng định xu thế tập trung tích tụ đất đai để sản xuất theo quy mô lớn. Đó là xu thế, nhưng bằng cách thức nào?

Mục tiêu là có đất để sản xuất lớn nhưng phải hài hòa giữa các vấn đề chính trị xã hội, đặc biệt là vấn đề xã hội, cụ thể là là vấn đề mất đất.

Thể chế của Luật Đất đai năm 2013 trên tinh thần Nghị quyết Trung ương là chỉ hạn chế vấn đề nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chứ không hạn chế vấn đề thuê quyền sử dụng đất và không hạn chế việc nhận góp vốn từ các hộ nông dân khá.

Do vậy, trên thực tế hiện nay, đúng là có rất nhiều hộ dân hay những đối tượng cá nhân cần quy mô đất đai lớn hơn. Theo tôi, phải xem xét nhu cầu này!

Nhưng, cách thức nào? Cho họ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì nó có những ảnh hưởng về mặt xã hội, ví dụ như dẫn đến tình trạng người dân mất đất. Tâm lý người dân hiện nay cũng có xu thế là muốn giữ đất.

Vậy thì, mình nên khuyến khích người có nhu cầu sản xuất lớn làm theo phương thức nào?

Thực tế hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã triển khai theo phương thức thuê đất của hộ gia đình, cá nhân. Trước mắt, tôi cho rằng phương thức ấy là phương thức ít tác động xã hội nhất .

Về lâu dài chắc là phải xem xét, như GS Võ nói là phải dùng biện pháp khác, tôi cho một biện pháp mà có lẽ, các nước trên thế giới làm rất nhiều, đó là chính sách thuế sử dụng đất.

Nhà báo Phạm Huyền:Tuy nhiên, trong quá khứ, việc sửa Luật Đất đai liên quan đến hạn điền cũng có rất nhiều tranh cãi. Có những lúc, chúng ta nghĩ sẽ nới ra nhưng sau đó lại rút lại. Theo bà, tại sao trong rất nhiều lần sửa luật như vậy, câu chuyện mở rộng hạn điền theo tư duy mới hiện nay vẫn chưa được chốt. Bà lý giải vấn đề này ra sao?

Bà Hoàng Thị Vân Anh: Thực ra, ở vấn đề làm luật, cũng không hẳn chúng ta có tư duy hạn chế tích tụ đất đai. Tôi cho là như vậy. Ở đây, như tôi vừa trao đổi, đó là vấn đề cách thức nào?

Luật Đất đai cũng cho phép người đân có các quyền để anh có được mảnh đất lớn hơn đáp ứng nhu cầu, nhưng có thể bằng nhiều phương thức khác nhau.

Tại Nghị quyết hội nghị Trung ương, vì sao vẫn giữ hạn mức? Tôi cũng muốn chia sẻ rằng, quá trình thảo luận để đưa ra định hướng, cũng có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có luồng ý kiến đề nghị bỏ hạn mức, có luồng ý kiến lại đề nghị vẫn giữ hạn mức. Cuối cùng, Trung ương quyết định là khuyến khích tập trung tích tụ đất đai nhưng vẫn giữ hạn mức.

Mở rộng hạn điền: Hãy bước qua ám ảnh quá khứ - Hình 2

Bà Hoàng Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách và pháp chế, Tổng cục Đất đai, Bộ Tài nguyên và môi trường chia sẻ tại Góc nhìn thẳng (ảnh: Lê Anh Dũng)

Ở đây, quý vị lưu ý là, chỉ là giữ hạn mức nhận chuyển nhượng, tức là chuyển hẳn quyền sử dụng đất từ người này sang người kia nhưng không hạn chế vấn đề tích tụ đất thông qua phương thức khác.

Một điểm nữa là, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu với một mô hình sản xuất ở hộ gia đình thì quy mô tích tụ đất đai đến mức độ nào là hiệu quả nhất? Thực ra, ở thời điểm đấy, các báo cáo kinh nghiệm quốc tế đều cho rằng với sản xuất ở quy mô hình hộ gia đình, việc tích tụ sử dụng ở mức độ diện tích nào đó là hiệu quả, không phải cứ diện tích thật lớn là có hiệu quả.

Nhà báo Phạm Huyền: Gần đây, khi chủ trương mở rộng hạn điền được nói tới nhiều thì cũng có những ý kiến bày tỏ sự lo ngại, một lo ngại đã kéo dài hàng chục năm nay là việc hình thành “địa chủ mới”, lo các doanh nghiệp lớn cướp đất, nông dân mất đất, bần cùng hóa nông dân…

Thưa Giáo sư Đặng Hùng Võ, ông bình luận ra sao về lo ngại này? Theo ông, hình ảnh “địa chủ mới” hay “người cày có ruộng”, nông dân phải có đất để sản xuất trong bối cảnh ngày nay cần nhìn nhận như thế nào?

GS Đặng Hùng Võ: Tất nhiên, chúng ta thấy đây là vấn đề lớn bởi vì có liên quan đến một số lượng lao động lớn, như hiện nay, ít nhất cũng 50% lực lượng lao động cả nước còn đang ở khu vực nông nghiệp.

Ở đây, tôi cho rằng, chúng ta đòi hỏi một sự đồng bộ về chính sách. Tôi rất nhất trí với ý kiến của bà Vân Anh vừa nói, ta chỉ hạn chế hạn là hạn chế phần nhận chuyển quyền sử dụng đất mà thôi.

Cái mà chúng ta gọi là tích tụ, là tập trung đất đai khi quyền sử dụng đất không bị thay đổi.

Ví dụ, một doanh nghiệp có thể hợp tác sản xuất với nông dân như mô hình như ở Lâm Đồng chẳng hạn. Doanh nghiệp ở đây đưa ra tập trung đất đai bằng việc hợp tác với hộ nông dân, hộ nào cũng vẫn giữ nguyên quyền sử dụng đất của mình, chỉ có điều là họ sản xuất trên đất theo quy trình của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cung cấp cây con giống, thuốc bảo vệ thực vật, quy trình sản xuất, hạ tầng tưới nước… cho nông dân, tất cả mọi việc còn lại, đất của ai thì vẫn cứ canh tác nguyên như vậy. Không hề có chuyện chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp đã rất thành công và người nông dân rất phấn khởi, vì làm theo cách của doanh nghiệp, năng suất lên cao.

Vậy thì, chúng ta vẫn thấy rằng hiện nay hướng chung là ta vẫn có diện tích đất lớn để canh tác và mô hình tốt nhất là mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân.

Mô hình thứ hai là mô hình thuê đất, mô hình thứ ba là góp vốn và mô hình thứ tư, như tôi là mô hình nhận chuyển quyền.

Mở rộng hạn điền: Hãy bước qua ám ảnh quá khứ - Hình 3

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh và GS Đặng Hùng Võ chia sẻ về mở rộng hạn điền tại Góc nhìn thẳng (ảnh: Lê Anh Dũng)

Ở đây, mô hình nhận chuyển quyền sử dụng đất rất dễ dẫn tới vấn đề người nông dân bị bần cùng hóa. Ví dụ, doanh nghiệp đến chỉ cần thả lỏng lãi suất, điều kiện, cho nông dân vay rồi một thời gian sau chất chồng lên nhau, cuối cùng nông dân không trả được nợ thì buộc phải bán đất.

Ngày xưa, địa chủ đã làm điều này rất nhiều rồi. Vì vậy, tôi cho rằng, chúng ta phải nghiên cứu rất kỹ và nhu cầu cần có diện tích lớn để sản xuất đặt ra là đúng. Phải có diện tích đất lớn nhưng bằng cách nào?

Tôi cho rằng, trong các mô hình như vừa liệt kê, mô hình mở rộng hạn điền bằng cách cởi mở chuyển quyền sử dụng đất thì cũng chỉ nên đến mức độ nhất định, chứ chưa phải nới chuyển quyền nhiều là cái tốt.

Theo tôi, phải khuyến khích doanh nghiệp đến hợp tác với nông dân, thuê đất của nông dân. Tất nhiên, cũng sẽ có rất nhiều nông dân, thậm chí con em nông dân hiện nay đang đi học thì cũng sẽ muốn thoát khỏi khu vực nông nghiệp, chính xác là họ muốn hướng tới khu vực phi nông nghiệp, muốn thoát lao động nông nghiệp, tôi cho rằng đó là quy luật bình thường.

Vậy thì, chúng ta phải thiết lập một thị trường lao động chính thức cho những người nông dân dời bỏ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Tôi cho rằng, một hệ thống chính sách phải đồng bộ kể cả về lao động, về chuyển quyền, kể cả theo dõi quá trình chuyển quyền xem là có chuyện người nông dân bị ép buộc hay không. Một hệ thống chính sách đồng bộ như vậy thì chúng ta mới giải quyết được vấn đề.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, ông nghĩ thế nào về những ý kiến của GS Đặng Hùng Võ? Theo ông, khi chúng ta mở nút thắt về hạn điền như vậy thì ông có niềm tin gì về sự các tác động tích cực đến ngành nông nghiệp, như việc tạo ra một sự đột phá phát triển?

Ông Lê Quốc Doanh: Tôi cũng rất nhất trí với ý kiến của GS Đặng Hùng Võ. Thực sự tích tụ ruộng đất hiện nay vẫn đang diễn ra rồi và cũng muôn hình muôn vẻ.

Rất nhiều mô hình rất hay, đó là liên kết sản xuất, như mấy năm nay, chúng ta nói đến chuyện “cánh đồng lớn”, doanh nghiệp đứng ra tổ chức sản xuất nhưng vẫn là đất của nông dân. Họ liên kết với nhau để doanh nghiệp làm nhạc trưởng đầu tư vào, cùng một giống, một quy trình canh tác, cùng một sản phẩm.. như thế giảm được chi phí, chất lượng đầu ra cao hơn.

Tôi ví dụ như mô hình Công ty bảo vệ thực vật An Giang bây giờ là tập đoàn Lộc Trời đã phát triển rất bền vững, hiện nay đã làm cho cả phía Bắc này.

Chúng tôi đã tính toán rất nhiều và như những mô hình này đã cho lợi nhuận cao hơn khoảng 5% so với làm riêng lẻ. Ngoài ở Lâm Đồng, ngay ngoài Bắc, chúng ta có Công ty Đồng Giao (Ninh Bình) do ông Đinh Cao Khuê làm Tổng giám đốc với mô hình này, mỗi năm xuất khẩu trên 1.000 tỷ các nông sản, đặc biệt chủ yếu là hoa quả và các sản phẩm chế biến từ hoa quả. Vùng nguyên liệu của công ty là liên kết với các nông dân của Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa… Đất vẫn là của người dân, ông ấy tổ chức sản xuất thu mua, nông dân có lợi nhuận hơn, doanh nghiệp lại có vùng nguyên liệu.

Hay là, một mô hình nữa là của Tập đoàn doanh nghiệp cao su Việt Nam. Khi họ phát triển các khu vực Tây Bắc, nông dân bấy giờ gần góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào cho doanh nghiệp, họ lại là công nhân cho doanh nghiệp đó. Họ định ra giá trị của hecta đó là bao nhiêu và góp vốn vào cho doanh nghiệp.

Hay mô hình tự các nhóm nông dân góp đất với nhau cùng làm ra một sản phẩm đã có rất nhiều.

Theo tôi nghĩ, chúng ta cũng cần có một cuộc rà soát đánh giá lại, xem hiệu quả của các mô hình đó, mô hình nào thực sự ưu việt tốt thì trước mắt chúng ta nên có những chính sách khuyến khích.

Như GS Đặng Hùng Võ đã nói, điều quan trọng nhất bây giờ là để cho một doanh nghiệp, sản xuất quy mô lớn hơn và đỡ cạnh tranh về mặt diện tích canh tác thì chúng ta phải rút bớt lao động trong nông nghiệp ra. Bởi vì, nông nghiệp hiện nay vẫn còn khoảng độ 4445% lao động và người dân sống ở nông thôn gần 70% còn lớn quá.

Ở đây, ta cần giải pháp đồng bộ. Bản thân ngành nông nghiệp không thể tạo ra việc có thể rút ra được lao động nông nghiệp mà phải có một chính sách đồng bộ, bài bản từng bước một, có lộ trình. Khi mà chúng ta rút bớt được lao động ra khỏi nông nghiệp thì tự nhiên, sản xuất nông nghiệp sẽ có quy mô lớn hơn. Lúc bấy giờ sẽ hình thành một sự liên kết, dẫn dắt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư tập trung vào con đường phát triển tốt hơn.

Nhà báo Phạm Huyền: Nói như vậy, các mối lo ngại người nông dân sẽ bị bần cùng hóa hay sự cần thiết phải bảo hộ cho người nông dân giờ ở mức độ đã giảm nhẹ hơn so với giai đoạn trước? Xin Thứ trưởng Doanh có thể chia sẻ thêm?

Ông Lê Quốc Doanh: Hiện nay, chúng có mấy chỉ tiêu đánh giá đời sống nhân dân.

Thứ nhất là ta thấy thu nhập của các hộ là càng ngày càng tăng lên, thu nhập bình quân trên diện tích đất canh tác là tăng lên. Rất nhiều mô hình hiện nay đã áp dụng công nghệ mới hơn, công nghệ cao. Một ha đã ra hàng tỷ, vài tỷ đồng, kể cả Lâm Đồng có mô hình sản xuất các giống hoa để bán thì đã có thể đạt 5-7 tỷ/ha. Trong đó, một phần nông dân vẫn tham gia vào quá trình sản xuất này.

Cho nên, chúng ta nhìn nhận chung nền nông nghiệp càng ngày càng phát triển. Hiện nay, ngành nông nghiệp chúng tôi đang thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giải quyết những bất cập lâu nay khi tập trung quá nhiều về lượng.

Chúng tôi, hướng tới nâng cao giá trị gia tăng và phát triển về vững. Trụ cột mà chúng tôi xác định là một là công nghệ, hai là sản xuất. Tổ chức rất nhiều kiểu mô hình khác nhau chúng tôi vừa chia sẻ. Khi khoa học công nghệ vào thì chắc chắn, nâng cao được chất lượng và giảm giá thành, lợi nhuận nông nghiệp sẽ tốt hơn.

(Theo VIetnamnet)

Nghệ An đề nghị Trung ương giám sát việc thu phí BOT

Tại buổi làm việc với Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Huỳnh Thanh Điền đề nghị Trung ương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát mức giá, lộ trình tăng giá vé, thời gian thu phí, minh bạch về kiểm soát phương tiện qua trạm thu phí các dự án BOT.

Nghệ An đề nghị Trung ương giám sát việc thu phí BOT - Hình 1

Trạm thu phi Bến Thủy hiện là 1 trong 2 trạm thu phí hoàn vốn dự án BOT tuyến tránh TP Vinh đi qua tỉnh Nghệ An do Cienco 4 làm chủ đầu tư.

Sáng 21/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do ông Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An về thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT. Cùng dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường

Hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 2 dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT. Trong đó, tuyến tránh TP Vinh dài 25km do Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) đầu tư theo hình thức BOT, được sử dụng nguồn vốn thu phí tại trạm thu phí cầu Bến Thủy và Bến Thủy 2.

Dự án mở rộng QL1A đoạn Km368 400 (Nghi Sơn) - Km402 330 (Cầu Giát) qua tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An do Liên danh Cienco 4 - Tổng Công ty 319 đầu tư xây dựng, sử dụng nguồn vốn thu phí tại trạm thu phí Hoàng Mai để hoàn vốn.

Nghệ An đề nghị Trung ương giám sát việc thu phí BOT - Hình 2

Ông Huỳnh Thanh Điền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đề nghị các Bộ, ngành có giải pháp giải quyết hợp lý đối với người dân đi qua Trạm thu phí cầu Bến Thủy.

Tại buổi làm việc, ông Huỳnh Thanh Điền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho rằng, các dự án BOT vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc về chế tài quản lý cũng như cơ chế chính sách. Đặc biệt, giá thu phí, lộ trình tăng phí các công trình giao thông theo hình thức BOT nhiều điểm còn chưa phù hợp.

Thời gian vừa qua, rất nhiều người dân huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) đã nhiều lần đưa xe ô tô ra tập trung hai đầu cầu Bến Thủy để phản đối đơn vị BOT thu phí tại đây. Người dân cho rằng di chuyển trên tuyến Quốc lộ 1A từ TP Vinh sang huyện Nghi Xuân qua cầu Bến Thủy và ngược lại là không đi trên dự án BOT tuyến tránh Vinh, nhưng phải gánh phí với mức cao là bất hợp lý.

Phía Cienco 4 mặc dù đã có nhiều điều chỉnh về giá cũng như các chính sách hỗ trợ khác nhưng chưa nhận được sự đồng tình của người dân.

Nghệ An đề nghị Trung ương giám sát việc thu phí BOT - Hình 3

Ông Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An.

UBND tỉnh Nghệ An đề nghị các Bộ, ngành có giải pháp giải quyết một cách lâu dài, hợp lý, đảm bảo quyền lợi của nhân dân và của Nhà đầu tư. Theo ông Huỳnh Thanh Điền, cần bổ sung cơ chế chính sách liên quan đến công trình BOT; tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, cần triển khai xây dựng và có quy định mức giá, lộ trình tăng giá, thời gian thu phí phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của nhân dân và nhà đầu tư.

Tỉnh Nghệ An cũng đề nghị Bộ GTVT có giải pháp giải quyết một cách lâu dài trước kiến nghị của các chủ phương tiện không đi trên tuyến tránh mà vẫn phải nộp phí khi đi qua cầu Bến Thủy.

Ông Ngô Trọng Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Cienco 4 cho rằng, kiến nghị di dời trạm thu phí cầu Bến Thủy của người dân hay miễn phí cho người sống hai bên cầu là rất khó khăn cho nhà đầu tư. Lộ trình tăng phí của cầu Bến Thủy phù hợp với Thông tư 159 của Bộ GTVT. Trên cơ sở kiến nghị của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Cienco 4 kiến nghị với Bộ GTVT, Bộ Tài chính sớm có giải pháp giảm thu phí cầu Bến Thủy, giải quyết bức xúc của người dân trên địa bàn.

Nghệ An đề nghị Trung ương giám sát việc thu phí BOT - Hình 4

Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiểm tra dự an BOT tuyến tránh thành phố Vinh.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết, đoàn sẽ tập hợp, rà soát các kiến nghị, đề xuất của tỉnh Nghệ An để Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá lại hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến mô hình BOT trong thời gian tới.

Liên quan đến việc thu phí cầu Bến Thủy, ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tìm giải pháp giảm phí cho người dân thường xuyên đi qua cầu Bến Thủy. Bộ cũng chỉ đạo các trạm thu phí chuyển sang thu phí không dừng để chống ùn tắc và tạo minh bạch tại các trạm thu phí BOT.

Hoàng Lam

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Tìm thấy thi thể bé gáiVụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Tìm thấy thi thể bé gái
06:15:43 27/01/2025
Tìm thân nhân của ông cụ bán vé số tử vong bất thường ở TPHCMTìm thân nhân của ông cụ bán vé số tử vong bất thường ở TPHCM
22:01:34 27/01/2025
Hai người về quê đón Tết bị xe khách bỏ rơi trong đêm được CSGT hỗ trợHai người về quê đón Tết bị xe khách bỏ rơi trong đêm được CSGT hỗ trợ
21:14:51 27/01/2025
Ô tô 5 chỗ nhưng chở 7 người sẽ bị phạt như thế nào?Ô tô 5 chỗ nhưng chở 7 người sẽ bị phạt như thế nào?
06:25:24 27/01/2025
Vụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Đã tìm thấy thi thể cháu bé còn lạiVụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Đã tìm thấy thi thể cháu bé còn lại
21:17:29 27/01/2025
Ô tô lật xuống ruộng trong đêm, người dân đập cửa giải cứu hành kháchÔ tô lật xuống ruộng trong đêm, người dân đập cửa giải cứu hành khách
22:11:48 26/01/2025
Thông tin về ô tô 'tự di chuyển' ở sân bay Tân Sơn NhấtThông tin về ô tô 'tự di chuyển' ở sân bay Tân Sơn Nhất
06:48:31 27/01/2025
Huy động hơn 60 người tìm kiếm 2 cháu nhỏ mất tích khi lên rẫy cùng bốHuy động hơn 60 người tìm kiếm 2 cháu nhỏ mất tích khi lên rẫy cùng bố
21:51:29 26/01/2025

Tin đang nóng

Đoạn clip 22 giây ghi lại khoảnh khắc cậu bé phi nhanh như mũi tên bắn hot rần rần, netizen xúc động mãi không thôiĐoạn clip 22 giây ghi lại khoảnh khắc cậu bé phi nhanh như mũi tên bắn hot rần rần, netizen xúc động mãi không thôi
06:39:48 28/01/2025
Mang cả 500 cây quất từ miền Tây lên Bình Dương, ông chú xót xa khi 10 ngày chỉ bán được hơn 20 câyMang cả 500 cây quất từ miền Tây lên Bình Dương, ông chú xót xa khi 10 ngày chỉ bán được hơn 20 cây
06:26:10 28/01/2025
Sơn Tùng tung 1 đoạn clip tối 27 Tết mà khiến dân tình dọn nhà tỉnh táo hẳn!Sơn Tùng tung 1 đoạn clip tối 27 Tết mà khiến dân tình dọn nhà tỉnh táo hẳn!
06:15:01 28/01/2025
Triệu Lệ Dĩnh bị kẻ thù số 1 cà khịa ngay trên sóng trực tiếp, tất cả là vì mối ân oán kéo dài 15 nămTriệu Lệ Dĩnh bị kẻ thù số 1 cà khịa ngay trên sóng trực tiếp, tất cả là vì mối ân oán kéo dài 15 năm
05:36:48 28/01/2025
Nỗi buồn lớn nhất sự nghiệp Lee Min Ho: Không thể tin điều này lại xảy raNỗi buồn lớn nhất sự nghiệp Lee Min Ho: Không thể tin điều này lại xảy ra
06:04:17 28/01/2025
Lời khai của phó hiệu trưởng sát hại cô giáo trẻ ở Lào CaiLời khai của phó hiệu trưởng sát hại cô giáo trẻ ở Lào Cai
06:35:17 28/01/2025
Ô tô lao như tên bắn vào tiệm bán bánh tráng trộn, húc văng 2 người ở TPHCMÔ tô lao như tên bắn vào tiệm bán bánh tráng trộn, húc văng 2 người ở TPHCM
06:44:54 28/01/2025
"Anh ơi, chạy đi còn kịp" - tiếng la thất thanh cùng pha dập lửa bình gas bốc cháy ngùn ngụt khiến ai cũng tái mặt"Anh ơi, chạy đi còn kịp" - tiếng la thất thanh cùng pha dập lửa bình gas bốc cháy ngùn ngụt khiến ai cũng tái mặt
06:33:57 28/01/2025

Tin mới nhất

Công an làm việc với người đàn ông 'giao ô tô' cho con trai 12 tuổi cầm lái

Công an làm việc với người đàn ông 'giao ô tô' cho con trai 12 tuổi cầm lái

05:18:27 28/01/2025
Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) và Công an tỉnh Thái Bình đã làm việc với tài xế đăng tải hình ảnh cho con trai 12 tuổi lái ô tô trên đường.
Lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm nếu để người dân chết vì rét

Lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm nếu để người dân chết vì rét

21:25:33 27/01/2025
Trong công điện, Thủ tướng chỉ đạo lãnh đạo các tỉnh/TP phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan trong phòng, chống đói, rét.
"Ám ảnh" chuyến bay về quê ngày Tết: Vạ vật 10 tiếng ở sân bay vì sương mù

"Ám ảnh" chuyến bay về quê ngày Tết: Vạ vật 10 tiếng ở sân bay vì sương mù

21:23:29 27/01/2025
Sương mù làm giảm tầm nhìn nghiêm trọng tại các sân bay khu vực miền Bắc, miền Trung khiến hàng loạt chuyến bay bị chậm, nhiều khách mất hơn 15 tiếng mới về đến nhà.
Ô tô tông liên hoàn 3 phương tiện ở Hà Nội, 4 người bị thương

Ô tô tông liên hoàn 3 phương tiện ở Hà Nội, 4 người bị thương

15:11:37 27/01/2025
Tại hiện trường, nam tài xế cầm lái xe ô tô gây tai nạn cho biết do bản thân buồn ngủ nên không làm chủ được tay lái. Thời điểm đâm vào xe máy do quá hoảng hốt nên đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh.
Va chạm với ô tô tải, xe chở khách lật nghiêng bên quốc lộ

Va chạm với ô tô tải, xe chở khách lật nghiêng bên quốc lộ

10:34:51 27/01/2025
Vụ va chạm giữa xe khách và ô tô tải trên quốc lộ 1A đoạn qua Đèo Ngang (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khiến tài xế và một số hành khách bị thương.
CSGT hú còi mở đường cho xe chở người bị điện giật nguy kịch đi cấp cứu

CSGT hú còi mở đường cho xe chở người bị điện giật nguy kịch đi cấp cứu

09:08:00 27/01/2025
Hai cán bộ CSGT TPHCM dùng xe đặc chủng bật tín hiệu còi, đèn ưu tiên để mở đường dẫn ô tô chở người đàn ông bị điện giật nguy kịch đến bệnh viện.
Hà Nội muốn tăng 1,5 - 2 lần mức phạt 107 hành vi vi phạm giao thông

Hà Nội muốn tăng 1,5 - 2 lần mức phạt 107 hành vi vi phạm giao thông

07:29:01 27/01/2025
Ngày 26.1, UBND TP.Hà Nội đã trình lên HĐND TP.Hà Nội dự thảo nghị quyết Quy định mức tiền phạt đối với một số vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn TP.Hà Nội , áp dụng từ tháng 7.2025.
Gió đông bắc trên Biển Đông mạnh ngang cấp bão nhiệt đới

Gió đông bắc trên Biển Đông mạnh ngang cấp bão nhiệt đới

07:22:04 27/01/2025
Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh tăng cường, Biển Đông đang có thời tiết xấu, riêng khu vực vịnh Bắc bộ có gió đông bắc mạnh cấp 8, giật cấp 9 - 10.
Loạt drone rơi xuống bãi cỏ trong khuôn viên trường đua F1 rồi bốc cháy

Loạt drone rơi xuống bãi cỏ trong khuôn viên trường đua F1 rồi bốc cháy

06:20:56 27/01/2025
Trong buổi tổng duyệt Rực rỡ Thăng Long tại quảng trường Mỹ Đình (Hà Nội), phần trình diễn drone (phương tiện bay không người lái) bị gián đoạn bởi đám cháy trong khuôn viên trường đua F1.
Phát hiện thi thể cháy đen trong rừng ở Lâm Đồng

Phát hiện thi thể cháy đen trong rừng ở Lâm Đồng

06:12:10 27/01/2025
Khi người dân đến khu vực rừng tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, bất ngờ phát hiện thi thể nam giới trong tình trạng cháy đen.
Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

22:11:59 26/01/2025
Trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm 25 người chết.
Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

21:23:20 26/01/2025
Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường Nguyễn Du) là điểm bán cây cảnh lớn nhất thành phố Hà Tĩnh. Tuy nhiên, những ngày qua, sức mua tại điểm bán này chậm hơn so với các năm trước. Ảnh: T.L

Có thể bạn quan tâm

Hai loại cá vừa ngon vừa bổ, nên thêm vào thực đơn

Hai loại cá vừa ngon vừa bổ, nên thêm vào thực đơn

Sức khỏe

10:04:41 28/01/2025
Thịt cá rô phi cung cấp protein, vitamin B12 và selen dồi dào. Protein hỗ trợ xây dựng và sửa chữa mô, vitamin B12 giúp duy trì tế bào thần kinh và hồng cầu khỏe mạnh, còn selen đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi stre...
Bỏ 2 triệu mua chiếc áo da bò để đi chơi Tết, chồng tức giận trả vợ về nhà ngoại, phản ứng của bố làm chúng tôi đứng hình

Bỏ 2 triệu mua chiếc áo da bò để đi chơi Tết, chồng tức giận trả vợ về nhà ngoại, phản ứng của bố làm chúng tôi đứng hình

Góc tâm tình

09:54:19 28/01/2025
Tôi không ngờ chỉ một chiếc áo thôi mà chồng đối xử bạc tình với vợ vậy. Khi chưa lấy chồng, tôi đầu tư rất mạnh tay cho việc làm đẹp.
Biệt thự ngày giáp Tết phủ đầy hoa tươi của cháu dâu gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam

Biệt thự ngày giáp Tết phủ đầy hoa tươi của cháu dâu gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam

Sao việt

09:52:37 28/01/2025
Mặc dù chỉ có 1 góc căn biệt thự được tiết lộ nhưng mọi người cũng phải trầm trồ vì độ giàu có của gia đình Lan Khuê.
Cách chế biến đậu phụ sốt vừng

Cách chế biến đậu phụ sốt vừng

Ẩm thực

09:49:33 28/01/2025
Đậu phụ sốt vừng là món ăn không đòi hỏi nhiều sự cầu kỳ trong cách chế biến nhưng lại thơm ngon, phù hợp với bữa cơm gia đình.
Những ngọn núi được nhiều người lựa chọn du Xuân đầu năm

Những ngọn núi được nhiều người lựa chọn du Xuân đầu năm

Du lịch

09:35:43 28/01/2025
Fansipan (Lào Cai), Bà Đen (Tây Ninh), Bà Nà (Đà Nẵng), Ba Đèo (Quảng Ninh), Đọi Sơn (Hà Nam) thu hút nhiều du khách trải nghiệm cảnh đẹp, cầu may mắn dịp đầu năm.
LazyFeel được hé lộ sở hữu "thiên phú" đặc biệt giúp đồng đội tự tin sẽ hạ gục HLE

LazyFeel được hé lộ sở hữu "thiên phú" đặc biệt giúp đồng đội tự tin sẽ hạ gục HLE

Mọt game

09:03:08 28/01/2025
Vào ngày 24/1 vừa qua, DRX tiếp tục có được thêm một chiến thắng vô cùng quan trọng trước BFX với tỷ số 2-1. Chiến thắng này giúp LazyFeel và đồng đội xây chắc vị trí thứ 2 tại bảng Rồng Ngàn Tuổi với hệ số 3 thắng - 1 thua.
Nam ca sĩ lừa tình sếp hơn gần 20 tuổi, khiến cả loạt người gánh hậu quả không thể chấp nhận

Nam ca sĩ lừa tình sếp hơn gần 20 tuổi, khiến cả loạt người gánh hậu quả không thể chấp nhận

Sao châu á

08:24:53 28/01/2025
Sáng 27/1, tờ Koreaboo khiến cộng đồng mạng châu Á xôn xao khi đăng tải bài viết về màn tan rã của nhóm nhạc nam Hàn Quốc 14U từng gây xôn xao dư luận cách đây 6 năm.
Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên nghi do hội chứng Guillain-Barre

Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên nghi do hội chứng Guillain-Barre

Thế giới

08:23:27 28/01/2025
Đến nay, bang này ghi nhận 101 trường hợp mắc hội chứng GBS, tập trung ở quanh thành phố Pune, cách trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ khoảng 180km.
"Tổng tài" tuổi Tỵ của ngân hàng SHB: Thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ, học thạc sĩ mới biết gia đình có điều kiện

"Tổng tài" tuổi Tỵ của ngân hàng SHB: Thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ, học thạc sĩ mới biết gia đình có điều kiện

Netizen

08:13:49 28/01/2025
Có một người bố là doanh nhân tài giỏi vừa là động lực nhưng cũng là áp lực đối với Phó Chủ tịch ngân hàng SHB - Đỗ Quang Vinh.
Không cần tốn tiền mua xốp, bạn vẫn có thể cắm hoa Tết đẹp mê ly với vật dụng siêu rẻ có sẵn trong nhà!

Không cần tốn tiền mua xốp, bạn vẫn có thể cắm hoa Tết đẹp mê ly với vật dụng siêu rẻ có sẵn trong nhà!

Sáng tạo

08:05:55 28/01/2025
Cắm hoa không hề khó như bạn nghĩ! Đôi khi, những điều đơn giản nhất lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Bạn không cần phải tốn tiền mua xốp cắm hoa đắt đỏ, chỉ cần tận dụng những vật dụng quen thuộc trong nhà,
Quyền lực như G-Dragon: Hội tụ cả dàn sao quyền lực Hàn Quốc vào 1 show, Kim Soo Hyun hát hò "tít cả mắt"

Quyền lực như G-Dragon: Hội tụ cả dàn sao quyền lực Hàn Quốc vào 1 show, Kim Soo Hyun hát hò "tít cả mắt"

Nhạc quốc tế

07:37:20 28/01/2025
Show Good Day của G-Dragon đang gây bão tại Hàn Quốc khi tung trailer hé lộ loạt tên tuổi giải trí hàng đầu góp mặt, dự kiến lên sóng tập đầu tiên vào ngày 16/2 tới.