Mở rộng điều tra cán bộ, quan chức mua bằng giả
Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội vừa khởi tố 3 bị can để làm rõ hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”, đồng thời mở rộng điều tra các đối tượng mua và sử dụng văn bằng giả là cán bộ, quan chức.
Văn bằng giả cơ quan điều tra thu giữ trong vụ án. Ảnh: Y.H
Khởi tố 3 bị can
Ngày 3/5, trao đổi với Tiền Phong, một lãnh đạo Công an quận Nam Từ Liêm thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) – Công an quận Nam Từ Liêm vừa quyết định khởi tố 3 bị can gồm: Lê Văn Hoàng (34 tuổi, cầm đầu), Lê Hoàng Phi (23 tuổi, em trai Hoàng, cùng quê tỉnh Bình Thuận) và Tạ Quang Minh (SN 1994, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) để điều tra về hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”, quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015.
CQĐT cũng đang mở rộng điều tra vụ án, trong đó có nội dung điều tra các đối tượng mua và sử dụng bằng là cán bộ, quan chức. Lãnh đạo Công an quận Nam Từ Liêm đánh giá đây là đường dây làm giả con dấu, văn bằng có quy mô lớn với hàng nghìn con dấu của các trường đại học, cao đẳng và tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Trước đó, qua công tác nắm bắt tình hình, Công an quận Nam Từ Liêm phát hiện có đường dây chuyên làm văn bằng tốt nghiệp của các trường đại học chuyển từ TPHCM ra Hà Nội tiêu thụ với số lượng lớn do đó lập chuyên án điều tra.
Quá trình điều tra, đầu tháng 4, tổ công tác Đội Cảnh sát Kinh tế – Công an quận Nam Từ Liêm phát hiện Tạ Quang Minh đang vận chuyển văn bằng giả Trường Đại học Thăng Long để giao cho khách tại khu vực cổng ký túc xá Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Cảnh sát đã kiểm tra, lập biên bản và đưa đối tượng này về trụ sở để làm rõ.
Tại cơ quan công an Minh khai, nhận vận chuyển, tiêu thụ bằng giả ở TP Hà Nội cho Lê Văn Hoàng (34 tuổi) cùng em trai của Hoàng là Lê Hoàng Phi (23 tuổi, cùng quê tỉnh Bình Thuận). Ngay sau đó, tổ công tác thuộc Công an quận Nam Từ Liêm vào TPHCM để phối hợp làm rõ. Khám xét tại nơi ở của Hoàng, cơ quan công an phát hiện, thu giữ hơn 1 tấn phôi bằng, 1.200 con dấu của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp cùng nhiều máy móc, thiết bị. Sau đó, cả hai đối tượng này được di lý về Hà Nội để mở rộng điều tra.
Tiêu thụ hàng nghìn văn bằng giả
Video đang HOT
Tại cơ quan công an, bước đầu Hoàng khai, qua tìm hiểu trên mạng xã hội biết rất nhiều người có nhu cầu mua bằng, chứng chỉ giả. Nảy sinh ý định sản xuất và cung cấp số lượng lớn, Hoàng đầu tư khoảng 100 triệu đồng tìm mua các loại phôi, con dấu cùng các loại công cụ, máy móc để sản xuất bằng.
Hai đối tượng cầm đầu Lê Văn Hoàng (trái ảnh) và Lê Hoàng Phi tại cơ quan công an. Ảnh: Y.H
Sau khi tìm ra cách thức sản xuất, Hoàng thuê người lập trang web: lambangdaihoc.com.vn để quảng cáo, tư vấn và nhận đơn đặt hàng. Đồng thời, huy động em trai là Lê Hoàng Phi phụ trách đóng dấu, ký các văn bằng, chứng chỉ giả và hỗ trợ vận chuyển văn bằng cho khách hàng. Với mỗi tấm bằng bán trót lọt, hai đối tượng này thu về từ 3-5 triệu đồng. Các đối tượng cũng khai các văn bằng, chứng chỉ giả đều được làm ở TPHCM, sau đó thuê người chuyển đi các tỉnh thành trên cả nước theo đơn đặt hàng. Trong đó, Hà Nội là thị trường tiêu thụ số lượng văn bằng giả nhiều nhất.
Công an quận Nam Từ Liêm cũng thông tin, sau khoảng một năm đường dây này đã sản xuất hàng nghìn tấm bằng, chứng chỉ giả của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và tiêu thụ khắp các tỉnh trên cả nước.
Tối qua, 3/5, trao đổi với Tiền Phong về “vấn nạn” bằng giả, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&T khuyến cáo đối với nhân dân: Không mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ (VBCC) giả. Các VBCC giả chắc chắn sẽ bị phát hiện và bị xử lý theo quy định của pháp luật. ối với nhà tuyển dụng: Không chỉ quá đề cao bằng cấp mà chú trọng đến năng lực thực sự của người lao động, phù hợp với vị trí cần tuyển dụng. Khi tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng, cần yêu cầu ứng viên cam kết về tính pháp lý của VBCC, coi đó là biện pháp phòng ngừa việc sử dụng VBCC giả.
Về cách phân biệt VBCC thật – giả, ông Mai Văn Trinh cho biết các phôi VBCC do Bộ GD&T phát hành đều được dán tem chống giả. Bộ GD&T cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục được tự chủ in phôi VBCC phải quy định ký hiệu nhận dạng và chống làm giả. Có thể căn cứ vào dấu hiệu này để phân biệt VBCC thật hay giả. Tất cả các VBCC được cơ quan, cơ sở giáo dục cấp đều có hồ sơ lưu trữ. Trong trường hợp có nghi vấn, cơ quan, đơn vị có thể xác minh tại cơ quan, cơ sở cấp VBCC.
NGHIÊM HUÊ
MINH ĐỨC – NGUYỄN HOÀN
Theo TPO
Vụ thượng tá lừa chiếm đoạt hơn 24,3 tỷ: Chỉ trả lại được 6 triệu đồng!
Tòa cấp sơ thẩm từ tháng 11/2018 đã tuyên án phạt tù chung thân đối với bị cáo Y Tuyến, buộc Y Tuyến phải trả lại hơn 24,3 tỷ đồng đã chiếm đoạt của hơn 60 bị hại.
Tuy nhiên cho tới ngày 22/4/2019 xử phúc thẩm, bị cáo chỉ mới khắc phục 6 triệu đồng cho 1 bị hại.
Bị cáo Y Tuyến tại phiên xét xử phúc thẩm và giấy biên nhận tiền
Y án tù chung thân với thượng tá công an lừa đảo hơn 24 tỷ đồng
Ngày 22/4 tại tỉnh Đắk Lắk, TAND Cấp cao mở phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Y Tuyến Ksơr - nguyên thượng tá, nguyên Phó trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính (Công an tỉnh Đắk Lắk) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Tẩu tán tài sản cho vợ
Theo cáo trạng trong khoảng thời gian từ tháng 5/2012-4/2014, Y Tuyến Ksơr là Phó trưởng phòng Kỹ thuật nghiệp vụ (PA71); từ tháng 5/2014-8/2016 là thượng tá, Phó trưởng phòng PC64 - thuộc Công an tỉnh Đắk Lắk.
Đây chính là thời kỳ Y Tuyến tung tin mình "quen lớn" nên có khả năng xin việc vào ngành, hoặc xin chuyển ngạch trong ngành công an. Đến khi sự thật phơi bày đó chỉ là thủ đoạn lừa đảo, thì số bị hại đã lên đến hơn 60 người, với tổng số tiền bị chiếm đoạt hơn 24,3 tỷ đồng.
Trong thời gian chấp hành án tù chung thân mà cấp sơ thẩm đã tuyên, Y Tuyến chỉ "khắc phục" bằng cách trả lại vỏn vẹn có ... 6 triệu đồng cho 1 bị hại.
29 bị hại cùng có đơn kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Đắk Lắk đều cho rằng cần phải làm rõ hành vi của bị cáo Y Tuyến biết trước sẽ bị bắt, nên đã ly hôn với vợ để tẩu tán tài sản cho vợ.
Hiện vợ Y Tuyến vẫn có 1 xe ô tô và nhiều tài sản ở nhiều địa phương khác nhau. Nếu Tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì các nạn nhân mới có cơ may vớt vát lại phần nào. Nhưng HĐXX cho rằng yêu cầu này không có căn cứ.
Đã hối lộ cho 44 quan chức ?
Tại Tòa ngày 22/4, bị cáo Y Tuyến một lần nữa khẳng định: Trong số hơn 24,3 tỷ đồng tiền chiếm đoạt được, bị cáo đã đưa hơn 15 tỷ đồng để hối lộ cho 44 quan chức, số còn lại, bị cáo đã tiêu xài hết nên không có khả năng hoàn trả cho các bị hại.
Để có thể khắc phục phần nào hậu quả do hành vi lừa đảo của mình gây ra, bị cáo đề nghị Tòa triệu tập những người đã nhận tiền từ Y Tuyến để đối chất. Tuy nhiên, HĐXX vẫn cho rằng do bị cáo không có chứng cứ, nên HĐXX không có căn cứ để giải quyết, nhưng sẽ đề nghị Công an tỉnh Đắk Lắk tiếp tục điều tra làm rõ.
HĐXX nhận định, trong thời gian thi hành án cấp sơ thẩm, bị cáo chỉ khắc phục trả 6 triệu đồng cho 1 bị hại là số tiền qúa nhỏ so với số tiền đã chiếm đoạt. Vì vậy, HĐXX không chấp nhận đơn đề nghị xin giảm nhẹ hình phạt, tuyên y án sơ thẩm chung thân đối với Y Tuyến Ksơr về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuyên bị cáo phải trả lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại.
Luật sư Vũ Trọng Tâm (Đoàn luật sư Đắk Lắk) đề nghị HĐXX hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ toàn bộ số tiền mà bị cáo lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều người hiện nay đang ở đâu, vì thời điểm đương chức và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo vẫn chưa ly hôn vợ.
Cần điều tra làm rõ lời khai của bị cáo về việc đã đưa hơn 15 tỷ đồng để hối lộ cho 44 quan chức ngành Công an. Nhiều bị hại cho biết sẽ kháng cáo tới cùng, vì " xử thế này thì làm sao mà thi hành án được ?"
Ông Phạm Hồng C (trú tại huyện Krông Bông) nói với phóng viên Tiền Phong: "Gia đình tôi có tới 7 người con, thuộc diện hộ nghèo. Thông qua người giới thiệu, được biết thượng tá Y Tuyến có khả năng xin việc, nên tôi cả tin cầm cố sổ đỏ vay 150 triệu đồng; mượn của em ruột 50 triệu đồng; bán xe máy 30 triệu... đưa hết để Y Tuyến lo cho con tôi vào ngành Công an. Bây giờ tiền thì mất mà cả nhà còn đang sợ bị tống hết ra đường vì bị xiết nợ".
Tương tự, Y Tuyến đã chiếm đoạt của bà Từ Thị Lan H hơn 1,2 tỷ đồng; của ông Vũ Văn Kh hơn 1,3 tỷ đồng; của ông Hoàng Văn K 300 triệu đồng; của ông Huỳnh Phi H 670 triệu đồng; của anh Nguyễn Thanh H hơn 1,2 tỷ đồng...
VŨ LONG
Theo TPO
Chỉ đạo làm rõ trách nhiệm để xảy ra sai phạm ở bar và karaoke Gossip Ngày 22-4, theo Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, lãnh đạo UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo Công an tỉnh và UBND TP Cà Mau xử lý những sai phạm xảy ra tại bar Gossip và karaoke Gossip. Theo đó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Công an tỉnh khẩn trương xử lý những sai phạm xảy ra tại...