Mở ra hy vọng chữa khỏi “căn bệnh thế kỷ”
Theo các nhà khoa học, việc phát hiện ra một nhóm lớn người có khả năng kháng lại virus HIV tự nhiên mà không cần dùng thuốc là dấu hiệu cho thấy hy vọng chữa khỏi căn bệnh này trong tương lai.
Ảnh minh họa. Ảnh: Getty Images
Một nghiên cứu trên 10.457 người nhiễm HIV, trong giai đoạn năm 1987-2019 cho thấy khoảng 4% tổng số bệnh nhân AIDS ở Cộng hòa Dân chủ Congo có khả năng ngăn kháng virus HIV trong cơ thể mà không cần điều trị. Theo đó, thông thường có ít hơn 1% bệnh nhân AIDS có khả năng này.
Nhóm nghiên cứu này bao gồm các nhà khoa học công ty dược phẩm Abotte Hoa Kỳ, Đại học Protestante au Congo, Đại học Johns Hopkins ở Hoa Kỳ, Viện Truyền nhiễm Hoa Kỳ, và Đại học Missouri phối hợp thực hiện.
Theo các nhà nghiên cứu, đây có thể là bước khởi đầu cho việc nghiên cứu tạo ra vaccine hoặc các loại thuốc mới để chống lại virus HIV/AIDS.
Mary Rodgers, đại diện nhóm nghiên cứu nói: “Lần đầu tiên nhìn thấy dữ liệu từ cuộc khảo sát, chúng tôi đã rất ngạc nhiên và rất vui mừng. Điều này có nghĩa là một cánh cửa mới đang mở ra, và trong tương lai ‘căn bệnh thế kỷ’ này có thể chữa khỏi”.
Video đang HOT
Tiến sĩ Mary Rodgers. Ảnh: BBC
Hiện nay, rất nhiều người nhiễm HIV hàng ngày phải uống thuốc kháng virus, ngăn chặn và làm giảm số lượng virus trong cơ thể. Hiện tại, các nhà nghiên cứu và chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vì sao “những người kiểm soát ưu tú” ở Cộng hòa nhân dân Congo có các kháng thể có thể giúp ngăn chặn virus lây lan.
Tuy nhiên, tiến sĩ Rodgers cho biết hiểu được cách nhóm người này giữ virus HIV ở mức thấp trong cơ thể sẽ rất quan trọng trong việc nghiên cứu sau này.
Bà Rodgers cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu thêm về vấn đề này. Bà cũng lưu ý rằng đã có những nghiên cứu khác trước đây cho thấy những nhóm người như thế có thể mất khả năng miễn dịch khi bệnh tiến triển.
Virus HIV xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào những năm 1980, và sau đó đã nhanh chóng lan ra toàn cầu. Kể từ đó, khoảng 76 triệu người đã bị nhiễm và 38 triệu người đang phải sống chung với căn bệnh này.
Theo thống kê, vào cuối năm 2015, khoảng 36,7 triệu người trên toàn thế giới đang sống chung với HIV/AIDS. Ngoài ra, cũng trong năm này, 1,1 triệu người đã tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS. Vùng cận Sahara châu Phi vẫn là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm gần 70% các ca nhiễm HIV hiện nay trên thế giới.
Việt Nam là một trong 4 nước điều trị HIV/AIDS thành công trên thế giới
Với tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, Việt Nam là nước điều trị HIV/AIDS thành công trên thế giới, cùng với Anh, Thụy Sĩ, Đức.
Thông tin này cũng được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh tại Hội nghị Y tế toàn quốc.
Ông Long cho biết Việt Nam tiếp tục kiểm soát được dịch bệnh HIV/AIDS. 2020 là năm thứ 12 liên tiếp tình hình dịch giảm cả ba tiêu chí: số người nhiễm mới HIV, số người chuyển sang giai đoạn AIDS và tử vong liên quan đến AIDS.
Trong 15 năm qua, chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam đã giúp cho khoảng nửa triệu người tránh khỏi lây nhiễm HIV. Đồng thời, hơn 150.000 người thoát khỏi tử vong liên quan đến HIV/AIDS.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại Hội nghị Y tế toàn quốc. Ảnh: Quỳnh Trang.
Tính từ ca nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1990, Việt Nam trải qua hơn 30 năm ứng phó với căn bệnh này. Ông Hoàng Đình Cảnh - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế - cho hay Việt Nam hiện có khoảng 230.000 người nhiễm HIV, 153.000 bệnh nhân đang điều trị thuốc ARV.
Người sử dụng thuốc này hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ sẽ không có nguy cơ lây truyền bệnh qua đường tình dục cho bạn tình. Việc uống thuốc sớm, liên tục và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc điều trị cũng giúp người nhiễm HIV giảm nguy cơ tử vong vì các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Theo ông Cảnh, Việt Nam đã kiểm soát tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%.
Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã dự phòng cho khoảng 500.000 người không bị lây nhiễm HIV và 200.000 trường hợp không bị tử vong do AIDS.
Với người nhiễm HIV, nếu được điều trị sớm (chỉ số CD4 trên 350 tế bào/uL), bệnh nhân ở tuổi 20 có thể sống thêm 50-60 năm. Tuổi thọ của người nhiễm gần như người bình thường khi được điều trị sớm, tuân thủ theo phác đồ.
Mục tiêu của nước ta là chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Cụ thể, số ca nhiễm mới được phát hiện dưới 1.000/năm và tỷ lệ tử vong liên quan bệnh này dưới 1/100.000 dân, HIV/AIDS không còn là mối ngại về sức khỏe của cộng đồng.
Ngày 16/11/2020, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7. Đây là luật duy nhất được trình và thông qua trong một kỳ họp Quốc hội (khóa XIV) và là một trong ba luật được 100% đại biểu Quốc hội có mặt thông qua.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Nó góp phần giảm số người nhiễm mới HIV xuống dưới 1.000 trường hợp, giảm số ca tử vong do AIDS đạt mức dưới một trường hợp/100.000 dân.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS, nhấn mạnh với những kết quả đạt được trong suốt 30 năm qua, bài học kinh nghiệm và chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là cơ hội chấm dứt dịch bệnh AIDS ở Việt Nam vào năm 2030.
Bác sĩ và những trăn trở về trẻ vị thành niên nhiễm HIV Đối với những đứa trẻ bình thường vốn đã dễ bị tổn thương, khi mang trong mình bệnh HIV, trẻ càng trở nên dè dặt, xa lánh cộng đồng, người thân, dẫn đến có thể bỏ điều trị. Đây cũng là một trong nhiều trăn trở, lo âu của các y bác sĩ điều trị cho các bệnh nhi, nhất là khi các...