Mở mộ vua Ai Cập Tutankhamun, chuyên gia choáng váng thấy thứ này
Hầu hết cổ vật được phát hiện trong mộ vị vua Ai Cập Tutankhamun đều được làm bằng vàng, trong đó, riêng quan tài được làm bằng 110 kg vàng ròng.
Ngày 4/11/1922, một nhóm nghiên cứu do nhà Ai Cập học người Anh Howard Carter đứng đầu đã khai quật lăng mộ, có xác ướp của vua Tutankhamun, hay còn gọi là vua Tut. Vua Tut trở thành pharaoh năm 9 tuổi. 9 năm sau khi lên ngôi, năm 1327 trước Công nguyên, vua Tut đột ngột qua đời. Ông được an táng tại thung lũng các vị vua, nằm ở bờ tây sông Nile. Ảnh: The San Diego Union.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện hơn 5.000 cổ vật bên trong mộ của vị vua trẻ này, và đa số trong số đó đều được làm bằng vàng từ mặt nạ, cung tên, cỗ xe. Riêng quan tài, ước tính đã được làm từ 110kg vàng. Howard Carter và nhóm nghiên cứu mất 10 năm để ghi chép và phân loại từng món đồ. Ảnh: Afisha.
Theo National Geographic, kể từ khi lăng mộ được phát hiện, vua Tutankhamun trở nên nổi tiếng, thu hút sự tò mò của nhiều thế hệ nhà nghiên cứu. Phần lớn vật phẩm được tìm thấy tại lăng mộ vua Tut hiện được trưng bày tại Bảo tàng Cairo (thành phố Cairo, Ai Cập). Ảnh: CNN.
Người Ai Cập cổ đại tin rằng, khi đến thế giới bên kia, linh hồn của người chết sẽ phải chịu cực khổ nếu thi thể bị tổn hại, nên cần phải ướp xác cẩn thận và cho mang theo những món đồ quý giá. Thần Osiris, vị thần có màu da xanh cai quản âm phủ trong tín ngưỡng Ai Cập, được cho là xác ướp đầu tiên theo truyền thuyết của Ai Cập. Ảnh: Gods&Goddesses.
Video đang HOT
Không có quy định nào về viêc ai có thể hoặc không thể được ướp xác. Tuy nhiên, do chi phí đắt đỏ, chỉ một số ít người có thể chi trả cho quy trình này. Ảnh: Techjuice.pk.
Người Ai Cập cổ đại cần khoảng 40 ngày để hoàn tất việc ướp xác. Trong quá trình ướp xác, 75% trọng lượng thi thể sẽ mất đi do bị mất nước. Ảnh: BBC.
Natron là thành phần chính của quá trình ướp xác. Đây là một loại muối giúp làm khô cơ thể. Quá trình này gồm 6 bước là: Rút nội tạng, làm khô thi thể, rửa thi thể, quấn băng, nhập quan, tang lễ. Tuy nhiên, tim sẽ được giữ lại vì người Ai Cập cổ đại quan niệm tim là nơi trú ngụ của linh hồn. Ảnh: Pinterest.
Những người thực hiện thuật ướp xác chủ yếu là quan tư tế (chuyên lo việc cúng tế) và thầy thuốc. Trong quá trình thực hiện, họ phải đeo mặt nạ Thần Anubis – vị Thần mình người đầu chó cai quản thế giới bên kia trong văn hóa Ai Cập cổ đại. Ảnh: Egypt tours.
70 ngày sau khi người qua đời, xác ướp sẽ được mang đi an táng. Phần mộ được bịt kín để phòng tránh những tên trộm mộ. Ảnh: The Great Courses Daily.
Người Ai Cập cổ đại không chỉ ướp xác con người, họ cũng ướp cả xác động vật như chim, chuột chù, cá sấu, mèo… Theo các nhà nghiên cứu, có thể có tới hàng chục triệu xác động vật được ướp và chôn trong các hầm mộ dưới lòng đất tại hơn 30 địa điểm trên khắp Ai Cập. Ảnh: Livescience.
Nghi vấn người khổng lồ xây kim tự tháp, chuyên gia cũng 'bó tay'
Một giả thuyết cho rằng người khổng lồ đã xây các kim tự tháp ở Ai Cập vào hàng ngàn năm trước. Nhờ vậy, những kiến trúc này trường tồn với thời gian.
Kim tự tháp là kiệt tác kiến trúc của người Ai Cập cổ đại. Trải qua hàng ngàn năm, những công trình này vẫn còn gần như nguyên vẹn. Trong nhiều thế kỷ qua, giới chuyên gia và công chúng cố gắng giải mã những bí ẩn về kim tự tháp.
Trong số này, lực lượng xây dựng kim tự tháp ở Ai Cập thời cổ đại là một bí ẩn gây ra tranh luận lớn.
Một số chuyên gia cho rằng, nô lệ và những công nhân được trả lương tham gia quá trình thi công kim tự tháp.
Tuy nhiên, một giả thuyết cho rằng, chỉ với sức mạnh của những con người bình thường và các công nghệ thô sơ thì khó có thể vận chuyển các khối đá nặng khoảng 2-3 tấn cũng như xếp khít vào nhau một cách hoàn hảo để tạo nên kim tự tháp kỳ vĩ trường tồn đến ngày nay.
Xuất phát từ điều này, những người theo thuyết âm mưu suy đoán các kim tự tháp do người khổng lồ xây dựng.
Theo quan điểm này, những người khổng lồ với chiều cao cơ thể lên tới 2 - 4m và sở hữu sức mạnh phi thường có thể dễ dàng vận chuyển các khối đá nặng vài tấn từ địa điểm khai thác tới vị trí xây dựng kim tự tháp.
Tiếp đến, những người khổng lồ nâng các khối đá lên cao và xếp chồng lên nhau mà không để lọt khe hở nào. Ngay cả những tờ giấy mỏng cũng khó có thể xuyên qua.
Không chỉ có sức mạnh phi thường, người khổng lồ vô cùng tỉ mỉ, khéo tay khi không cần dùng đến vữa làm chất kết dính các khối đá lớn mà các bức tường của kim tự tháp không bị xô lệch hay sụp đổ.
Mặc dù giả thuyết này dường như khá hợp lý nhưng đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được những bằng chứng chắc chắn giúp chứng minh người khổng lồ có liên quan đến các kim tự tháp của người Ai Cập.
Vì vậy, giới chuyên gia đã và đang thực hiện nhiều nghiên cứu với hy vọng sẽ sớm làm sáng tỏ những bí ẩn về tuyệt tác kiến trúc hàng ngàn năm tuổi thách thức thời gian này, tuy nhiên, cho tới nay, câu trả lời vẫn chưa được đưa ra.
Bí ẩn nghìn năm của 3 kim tự tháp thẳng hàng đến mức hoàn hảo ở Ai Cập đã được giải mã? Bí mật về sự thẳng hàng hoàn hảo của các kim tự tháp Ai Cập nằm ở đâu? Trong nhiều thế kỷ, các kim tự tháp Giza ở Ai Cập đã khiến các nhà nghiên cứu hiện đại rối bời - không chỉ là những mật thất ngầm cùng những bí ẩn xoay quanh, mà còn là cách làm sao người Ai Cập...