Mổ lấy thai thành công cho sản phụ bị thông liên nhĩ, suy tim nặng
Các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Trung ương vừa phối hợp với Bệnh viện Tim Hà Nội phẫu thuật lấy thai cho sản phụ bị thông liên nhĩ, tăng áp phổi, suy tim.
Mang trong mình căn bệnh thông liên nhĩ, tăng áp phổi và suy tim, chị N.T.V. 23 tuổi, trú tại Mỹ Thượng, Hữu Văn, Chương Mỹ, Hà Nội không tin mình lại có thai lần 2.
Lần 1 là vào năm 2019, chị đẻ thường tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ. Sau đẻ thường 7 tháng, chị thường xuyên cảm thấy khó thở, nhất là khi phải leo cầu thang. Hai vợ chồng chị đã đi khám và bác sĩ thông báo chị bị thông liên nhĩ, tăng áp phổi, suy tim. Sau đó, chị đã có 1 đợt điều trị tại Bệnh viện tim Hà Nội, đã bít 1 lần nhưng không thành công.
Đến một ngày chị phát hiện ra mình mang thai và từ đó đến nay, chị không điều trị gì về tim mạch, cũng không đi khám thai định kỳ mà chỉ siêu âm tại bệnh viện huyện.
Ngày 6/1, chị được chuyển từ Bệnh viện đa khoa Thu Cúc sang Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu khi thai được 38 tuần tuổi.
Hệ thống hội chẩn liên viện giữa Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và Bệnh viện Tim Hà Nội được kích hoạt và các thầy thuốc đã quyết định chuyển chị sang Bệnh viện Tim Hà Nội, chuẩn bị sẵn sàng cho ca mổ lấy thai đồng thời hồi sức tim mạch.
Sáng ngày 8/1, PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cùng một kíp các bác sĩ sản khoa, gây mê, sơ sinh đã trực tiếp sang Bệnh viện Tim Hà Nội để phẫu thuật lấy thai cho sản phụ.
Video đang HOT
Hai bên bệnh viện đã hội chẩn kỹ càng lần cuối, đánh giá các chỉ số lâm sàng diễn biến trong 2 ngày cấp cứu hồi sức để sẵn sàng xử lý các tình huống diễn ra trong ca mổ. Điều mong mỏi cũng là ưu tiên số 1 của các bác sĩ là sự bình an của người mẹ và em bé chào đời mạnh khỏe.
Với nỗ lực của tập thể chuyên gia, y bác sĩ, một bé gái nặng 2.800 gram đã cất tiếng khóc chào đời sau đó và được đưa về Trung tâm Chăm sóc và Điều trị sơ sinh – Bệnh viện Phụ Sản Trung ương chăm sóc, theo dõi.
Hiện, sức khỏe của bé hoàn toàn bình thường. Còn sản phụ đang điều trị sau phẫu thuật tại Bệnh viện Tim Hà Nội sức khỏe cũng tiến triển tốt.
Ảnh hưởng của rau tiền đạo đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
Một trong những bệnh thường gặp trong quá trình mang thai chính là rau (nhau) tiền đạo. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã trao đổi cùng bác sĩ Tô Thị Kim Quy, Trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Bãi Cháy, để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh này.
- Xin bác sĩ cho biết, bệnh lý rau tiền đạo ở phụ nữ mang thai là gì, dấu hiệu nào để nhận biết bị bệnh này, thưa bác sĩ?
Trong thai kỳ bình thường, bánh rau thường bám vào phần đáy tử cung, có thể là mặt trước hoặc mặt sau tử cung. Còn rau (nhau) tiền đạo là bệnh lý của bánh rau trong đó bánh rau bám ở vị trí đoạn dưới tử cung và cổ tử cung (vị trí thấp nhất của tử cung) dẫn đến che lấp một phần hay toàn bộ cổ tử cung, làm cản trở đường đi của thai nhi khi chuyển dạ.
Siêu âm là biện pháp phát hiện bị rau tiền đạo ngay từ tuần thứ 20 của thai kỳ. (Trong ảnh: Siêu âm cho phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Bãi Cháy).
Triệu chứng thường gặp của rau tiền đạo là xuất huyết âm đạo bất thường, thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Xuất huyết có thể ít hoặc nhiều, đông cục lại, không kèm theo đau bụng. Xuất huyết có thể tự hết mà không cần điều trị; tuy nhiên, xuất huyết có thể tái phát sau vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Lần tái phát sau thường ra huyết nhiều hơn lần trước.
Nếu mất máu nhiều, phụ nữ mang thai cảm thấy choáng váng, da xanh tái, niêm mạc nhạt màu, tay chân lạnh, mạch nhanh, thở nhanh, huyết áp có thể bình thường hoặc hạ. Người bệnh thường rơi vào trạng thái hốt hoảng, lo sợ. Nếu mất máu ít, bệnh nhân đôi khi chỉ cảm thấy mệt mỏi. Trong một số trường hợp, phụ nữ bị rau tiền đạo có thể đối mặt với tình trạng xuất huyết kèm các cơn đau bụng do tử cung co thắt.
Nếu bạn đi khám thai định kỳ thường xuyên, bác sĩ sẽ chẩn đoán dễ dàng qua siêu âm, có thể phát hiện sớm rau tiền đạo từ tuần lễ thứ 20 của thai kỳ.
Hình ảnh rau tiền đạo trong siêu âm.
- Nguyên nhân nào khiến phụ nữ mang thai bị rau tiền đạo, và bệnh có ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi, thưa bác sĩ?
Rau tiền đạo hay gặp trong các trường hợp: Sinh đẻ nhiều lần; có tiền sử sảy thai hoặc nạo phá thai nhiều lần; viêm nhiễm phụ khoa nhiều lần không được điều trị dứt điểm; các lần mang thai trước có lần bị rau tiền đạo; tử cung có hình dạng bất thường; u xơ tử cung; nhau thai lớn do bạn mang đa thai...
Phụ nữ trên 35 tuổi cũng có nguy cơ bị rau tiền đạo khi mang thai. Bên cạnh đó có thể do chế độ dinh dưỡng kém, hút thuốc lá, mẹ lớn tuổi...
Khi bị rau tiền đạo, tùy mức độ xuất huyết ít nhiều mà ảnh hưởng đến tổng trạng của mẹ. Nếu ra huyết quá nhiều có thể dẫn đến gây tử vong. Ra huyết âm đạo nếu không theo dõi và vệ sinh tốt có thể dẫn đến nhiễm trùng... Nếu mẹ bị ra máu thường xuyên, thai nhi dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, suy thai... Mẹ bị rau tiền đạo, thai thường khó xoay đầu xuống dưới do bánh rau nằm ở đoạn dưới tử cung nên hay gặp ngôi ngược bất thường như ngôi mông, ngôi ngang...
Mổ lấy thai tại Bệnh viện Bãi Cháy.
- Nếu bị rau tiền đạo, cần làm gì thưa bác sĩ?
Nếu có ra huyết âm đạo, bạn phải vào ngay bệnh viện sản khoa gần nhất để được theo dõi. Tùy theo mức độ ra huyết ít hay nhiều của bạn lúc đó và tuần tuổi của thai nhi, bác sĩ sẽ quyết định chấm dứt thai kỳ hay dưỡng thai thêm.
Nếu mẹ ra huyết ít, không ảnh hưởng đến tổng trạng của mẹ, bác sĩ sẽ có chế độ nghỉ ngơi cho mẹ dưỡng thai, kéo dài tuổi thai tối đa đến mức có thể; đồng thời tiêm hỗ trợ phổi cho thai nhi, nếu thai đủ tuần tuổi cho phép. Lúc này, bạn cần nằm nghỉ ngơi nhiều tại giường, không lao động nặng, kiêng giao hợp; hạn chế thăm khám âm đạo; ăn uống nhiều chất dinh dưỡng để giúp hỗ trợ thai phát triển tối đa.
Thai phụ được chẩn đoán nhau tiền đạo cần được nhập viện theo dõi chặt chẽ, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ để đánh giá toàn diện, chính xác và có quyết định chấm dứt thai kỳ hợp lý. Trường hợp thai nhi đủ tháng, bác sĩ có thể chỉ định mổ chủ động lấy thai trong trường hợp rau tiền đạo trung tâm. Các trường hợp khác có thể cân nhắc theo dõi chờ đến lúc chuyển dạ.
Nếu mẹ bị ra huyết nhiều đe dọa tính mạng mẹ, lúc này ưu tiên cứu mẹ là chính, bác sĩ bắt buộc phải mổ lấy thai sớm, không kể đến thai đủ tháng hay chưa.
Để phòng ngừa bệnh rau tiền đạo, phụ nữ cần hạn chế có thai lúc lớn tuổi, đặc biệt là khi đã có đủ con. Tuân thủ đúng các chỉ định mổ lấy thai giúp hạn chế sẹo tử cung không cần thiết. Không hút thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc lá thụ động trong khi mang thai.
Xin cám ơn bác sĩ!
Mẹ chồng không cho con dâu uống thuốc khi mang thai vì sợ ảnh hưởng đến cháu, hậu quả đau xót đến nghẹn lòng Vì không sử dụng thuốc mà bác sĩ kê nên Tiểu Dương phải chịu đựng những cơn ngứa khủng khiếp trên cơ thể. Nhưng như thế vẫn chưa phải điều đáng sợ nhất. Người già là người của thế hệ trước, vì thế họ có nhiều quan điểm và suy nghĩ rất thiếu căn cứ khoa học. Nếu những bà bầu trẻ nghe...