Mở lại phiên xử cha con ông Trần Quí Thanh
Sau hơn nửa tháng tạm hoãn, TAND Cấp cao tại TPHCM mở lại phiên xét xử đối với cha con ông Trần Quí Thanh theo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của cả 2 bị cáo.
Hôm nay (6/9), TAND Cấp cao tại TPHCM mở lại phiên xét xử phúc thẩm vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Trần Quí Thanh (71 tuổi) và con gái là Trần Uyên Phương (43 tuổi).
Trước đó, ngày 20/8 vừa qua, phiên tòa đã được mở nhưng luật sư bào chữa cho ông Trần Quí Thanh có đơn xin hoãn. Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho bị cáo nên sau khi hội ý, Hội đồng xét xử đã quyết định tạm hoãn phiên tòa.
Ông Trần Quí Thanh. Ảnh: Nguyễn Huế
Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2019-2020, ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích và bà Trần Uyên Phương thông qua môi giới đã cho các ông Lâm Sơn Hoàng, Nguyễn Huy Đông, Nguyễn Văn Chung và bà Đặng Thị Kim Oanh vay tiền với lãi suất 3%/tháng.
Video đang HOT
Cha con ông Thanh không làm hợp đồng vay tiền có cầm cố tài sản mà yêu cầu các bên vay phải làm hợp đồng chuyển nhượng dự án, cổ phần trong dự án, bất động sản. Giá trị hợp đồng thấp hơn so với giá trị thực tế của tài sản.
Hai cha con ông Trần Quí Thanh. Ảnh: Nguyễn Huế
Khi bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, tiền lãi theo thỏa thuận thì cha con ông Thanh nại ra lý do để không trả lại tài sản, cho rằng chủ tài sản vi phạm các điều khoản hợp đồng nên bị mất quyền mua lại. Cha con ông Thanh còn tạo ra các lý do khác để buộc chủ tài sản trả thêm tiền…
Tổng giá trị tài sản mà các bị cáo chiếm đoạt của 4 bị hại là 1.048 tỷ đồng.
Cuối tháng 4 vừa qua, TAND TPHCM tuyên phạt bị cáo Trần Quí Thanh 8 năm tù, Trần Uyên Phương 4 năm tù và Trần Ngọc Bích 3 năm tù (cho hưởng án treo).
Sau phiên sơ thẩm, các bị cáo Trần Quí Thanh và Trần Uyên Phương có đơn xin giảm nhẹ hình phạt. Có 3 bị hại và một số người liên quan trong vụ án cũng kháng cáo.
Người tự xưng 'sư thầy Thích Tâm Phúc' kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt
Bị tuyên án 8 năm tù về hành vi nhận tách thửa đất giúp người dân rồi làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền, bị cáo Nguyễn Minh Phúc (tự xưng 'sư thầy Thích Tâm Phúc') vừa nộp đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 22/8, TAND huyện Củ Chi, TPHCM đã nhận đơn kháng cáo của ông Nguyễn Minh Phúc (tự xưng "sư thầy Thích Tâm Phúc").
Cụ thể, bị cáo Phúc kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt sau khi bị tuyên án 8 năm tù về hai tội "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Phía người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và bị hại không có đơn kháng cáo.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm hôm 6/8, HĐXX đánh giá hành vi của bị cáo Phúc ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, gây hoang mang dư luận, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác, cần có mức án nghiêm nhằm răn đe.
Bị cáo Phúc tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Q.T
"Bị cáo Phúc biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vì mục đích có tiền tiêu xài cá nhân, đã đưa ra thông tin gian dối để thực hiện hành vi phạm tội, chiếm đoạt tài sản của bà T.", HĐXX nhận định.
Theo HĐXX, bị cáo không có tình tiết tăng nặng. Về tình tiết giảm nhẹ, bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và gia đình đã khắc phục toàn bộ thiệt hại nên xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.
Đối với các giấy tờ bị cáo thuê người làm giả, HĐXX tuyên tiếp tục lưu hồ sơ vụ án.
Nội dung bản án sơ thẩm thể hiện, năm 2021, bà T. (ngụ huyện Hóc Môn, TPHCM) mua một thửa đất có diện tích hơn 420m2 tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi của vợ chồng ông N.V.T., nhưng chưa được làm thủ tục tách thửa.
Ngày 7/10/2022, thông qua L.V.V. (33 tuổi, ngụ huyện Củ Chi), bà Thu quen biết Phúc và nhờ ông này làm thủ tục tách thửa đất nói trên, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng. Phúc đồng ý, thỏa thuận, đưa ra mức chi phí là 135 triệu đồng, nhận trước 70 triệu. Tuy nhiên, ông này đã lên mạng xã hội thuê làm 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả, đưa một tờ cho bà T. để làm tin rồi yêu cầu đưa nốt phần tiền còn lại.
Sau khi hành vi bị lộ, Phúc trốn sang Thái Lan, lúc trở về nước thì bị cảnh sát triệu tập. Khám xét khẩn cấp nơi ở của Phúc, công an thu giữ 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (1 giấy chứng nhận gốc và 9 giấy chứng nhận được giám định là giả). Phúc còn giao nộp thêm 1 giấy chứng nhận tăng ni, thể danh Thích Tâm Phúc; 1 bằng thạc sĩ Luật kinh tế, 1 bằng tiến sĩ ngành Luật tôn giáo... Theo giám định, các giấy chứng nhận này đều là giả.
Lý do hoãn phiên tòa xét xử ông Trần Quí Thanh và con gái Sau bản án sơ thẩm, bị cáo Trần Quí Thanh và con gái đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngoài ra, bị cáo Trần Quí Thanh còn kháng cáo yêu cầu bà Trần Thị Kim Oanh bồi hoàn trả 238 tỷ đồng. Ngày 20/8, TAND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa phúc thẩm, xét xử đối...