Mở lại phiên tòa xét xử ông Trương Duy Nhất
TAND TP Hà Nội hôm nay mở lại phiên tòa xét xử ông Trương Duy Nhất (SN 1964, ở TP Đà Nẵng), nguyên Trưởng văn phòng Trung Trung Bộ, báo Đại Đoàn Kết.
Ông Trương Duy Nhất bị đưa ra xét xử tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Phan Văn Anh Vũ và vợ là bà Nguyễn Thị Thu Hiền được triệu tập đến tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trước đó, ngày 28/2, TAND TP Hà Nội đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, phiên tòa vắng một luật sư bào chữa cho bị cáo và một số người liên quan nên đã phải tạm hoãn.
Theo cáo buộc, tháng 10/1996, báo Đại Đoàn Kết có công văn gửi UBND TP Đà Nẵng đề nghị được cấp (hoặc thuê) một căn nhà tại địa điểm thuận lợi ở trung tâm TP để làm trụ sở văn phòng đại diện.
Báo không có chủ trương xin mua nhà công sản và giao cho ông Trương Duy Nhất liên hệ với chính quyền địa phương xin địa điểm thích hợp đặt trụ sở văn phòng đại diện.
Lúc này, ông Nhất biết UBND TP Đà Nẵng có chủ trương sắp xếp, xử lý nhà, đất công sản trên địa bàn TP, trong đó có áp dụng chính sách bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo nghị định 61 của Chính phủ được điều chỉnh hệ số sinh lợi và áp dụng giá ưu đãi.
Ông Trương Duy Nhất đã ký 3 văn bản gửi UBND TP Đà Nẵng xin mua nhà, đất theo diện công sản, không áp dụng hệ số sinh lời, với lý do để làm văn phòng đại diện cho báo.
Sau khi được UBND TP Đà Nẵng có quyết định đồng ý bán nhà đất số 82 Trần Quốc Toản với giá ưu đãi là hơn 674 triệu đồng cho báo Đại Đoàn Kết, ông Nhất đã ký hợp đồng nguyên tắc với công ty Xây dựng 79 của Phan Văn Anh Vũ, để công ty này thay thế nộp tiền, sau đó báo cáo lãnh đạo ban biên tập báo Đại Đoàn Kết.
Video đang HOT
Để hợp thức nội dung đã thỏa thuận từ trước với Vũ, tháng 4/2004, ông Nhất ký báo cáo gửi lãnh đạo báo có nội dung: “Quan hệ với công ty Xây dựng 79, họ đã tác động giúp cho Văn phòng Trung Trung Bộ đứng tên mua căn nhà cấp 4 (nhà công sản) của UBND TP Đà Nẵng tại 82 Trần Quốc Toản.
Hai bên đã bàn bạc và đi đến ký kết hợp đồng nguyên tắc… công ty 79 thay ta bỏ ra toàn bộ số tiền để nộp vào tài khoản của TP. Sau đó ta làm thủ tục bán và sang tên cho họ.
Bù lại, ta sẽ được quyền sử dụng toàn bộ diện tích tầng 1 của ngôi nhà để làm trụ sở văn phòng mà không phải tốn bất cứ một khoản phí tổn gì…”.
Cáo buộc cho rằng, hành vi xin mua, sau đó ký bán, chuyển nhượng nhà, đất công sản số 82 Trần Quốc Toản của Trương Duy Nhất giúp cho công ty Xây dựng 79 của Phan Văn Anh Vũ mua được nhà, đất công sản không đúng đối tượng.
Trong đó, Văn phòng đại diện của Báo Đại Đoàn Kết có trụ sở làm việc nên Trương Duy Nhất đã có hành vi làm trái công vụ, gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 13 tỷ đồng.
T.Nhung
Theo vietnamnet.vn
Vì sao hoãn phiên xét xử vợ cũ của bác sĩ Chiêm Quốc Thái?
Bà Trần Hoa Sen, người mà VKS kháng nghị cho rằng, có đủ căn cứ xác định vai trò liên quan trong vụ án, nhưng điều tra, truy tố thu thập và đánh giá chứng cứ về vai trò chưa được kịp thời, đầy đủ và toàn diện, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm... đã vắng mặt tại phiên xử.
Phiên tòa phúc thẩm sáng nay 6/3. Ảnh: Tân Châu
Hôm nay (6/3), TAND cấp cao tại TPHCM mở phiên tòa phúc thẩm, xử vụ bác sỹ Chiêm Quốc Thái bị vợ cũ thuê người chém, theo kháng nghị và kháng cáo.
Bị cáo Vũ Thụy Hồng Ngọc tại phiên tòa sáng 6/3. Ảnh: Tân Châu
Mở đầu phiên tòa, chủ tọa không kiểm tra căn cước, không tóm tắt nội dung bản án hay nội dung vụ án chỉ gọi tên bị cáo. Bị cáo nào nghe gọi đúng tên thì đứng lên và Tòa hỏi có kháng cáo, hay rút kháng cáo gì không.
Tại phiên tòa sáng nay, nhân chứng, bà Trần Hoa Sen, là 'điểm nhấn' của buổi xét xử.
HĐXX đã cho biết: Bà Trần Hoa Sen tại phiên tòa này được triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là nhân chứng. Trước ngày mở tòa, HĐXX đã có quyết định chuyển cảnh sát bổ trợ tư pháp áp giải bà Sen ra tòa.
Nhưng HĐXX cũng đồng thời cho biết, bà Trần Hoa Sen cũng có đơn xin xét xử vắng mặt vì bệnh, cần ở nhà cách ly 3 ngày.
Đại diện Viện KSND cấp cao tại TPHCM giữ công tố tại phiên tòa, nêu ý kiến cho rằng, lời khai các bị cáo và hồ sơ cho thấy bà Sen có dấu hiệu đồng phạm, từ lúc xảy ra vụ án đến nay, bà Sen và những người liên quan chưa có đối chất lần nào, cần hoãn tòa để chờ có mặt bà Sen.
Bị hại là bác sĩ Chiêm Quốc Thái cùng luật sư đã đề nghị hoãn tòa, kiến nghị HĐXX có biện pháp để đưa bà Sen tới phòng xử án.
HĐXX quyết định hội ý lần 1. Sau khoảng 15 phút, HĐXX quay trở lại phòng xử và hỏi bác sĩ Chiêm Quốc Thái về tài liệu mà ông Thái vừa nộp bổ sung, là chứng cứ mới, gồm các đoạn video ghi lại cảnh chồng bà Sen dẫn gần 20 người đến doạt nạt ông Thái không được nhắc đến tên bà Sen trong vụ án này.
HĐXX tiếp tục vào hội ý lần 2. Sau đó, HĐXX trở lại phòng xử công bố hoãn phiên tòa vì sự vắng mặt của bà Trần Hoa Sen. Thời gian mở lại phiên tòa sẽ thông báo sau.
Đây là lần thứ 5 phiên tòa phúc thẩm phải hoãn. Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn LS TPHCM, bảo vệ cho bị hại), nói với Tiền Phong là có sự 'không cương quyết của cảnh sát bổ trợ tư pháp trong việc áp giải bà Sen'. Vị luật sư cho rằng 'đã áp giải thì làm gì có chuyện nhận đơn xin vắng mặt' như tòa công bố.
Bị hại Chiêm Quốc Thái trình bày tại tòa sáng 6/3. Ảnh: Tân Châu
Trước đó, ngày 26/6, TAND TPHCM xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Vũ Thụy Hồng Ngọc (41 tuổi, Việt kiều Mỹ) 18 tháng tù về tội "Cố ý gây thương tích"; Phan Nguyễn Duy Thanh (Giám đốc Cty TNHH bảo vệ Song Thanh) 15 tháng tù. Các bị cáo Nguyễn Thanh Phong (SN 1978, quê Trà Vinh), Phạm Văn Ngôn (SN 1985, ngụ quận Tân Phú), Nguyễn Trần Thanh Tuấn (SN 1990, ngụ quận Tân Phú), Chống Thín Sáng (SN 1987, quê Đồng Nai) và Danh Tiến (SN 1992, quê Sóc Trăng), lĩnh mức án 16 tháng tù.
Sau án sơ thẩm, bác sỹ Chiêm Quốc Thái kháng cáo, đề nghị điều tra vai trò bà Trần Hoa Sen. Bị cáo Vũ Thụy Hồng Ngọc kháng cáo xin xem xét phần vật chứng trong vụ án.
Viện KSND TPHCM kháng nghị xét xử thúc thẩm theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo Phan Nguyễn Duy Thanh.
Viện KSND cấp cao tại TPHCM có quyết định (số 31/QĐ-VC3-V1) kháng nghị Bản án hình sự sơ thẩm số 221/2019/HSST ngày 26/6 của TAND TPHCM. Qua đó đề nghị TAND cấp cao tại TPHCM tuyên hủy án sơ thẩm vụ "Cố ý gây thương tích" do bà Vũ Thụy Hồng Ngọc (vợ bác sĩ ông Chiêm Quốc Thái) là chủ mưu. Cho rằng có đủ căn cứ xác định vai trò liên quan của bà Trần Hoa Sen trong vụ án, nhưng điều tra, truy tố thu thập và đánh giá chứng cứ về vai trò của Sen chưa được kịp thời, đầy đủ và toàn diện, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Bản án sơ thẩm có nội dung, ông Chiêm Quốc Thái và bà Vũ Thụy Hồng Ngọc đăng ký kết hôn vào năm 2011.
Ông Thái, bà Ngọc quen biết với ông Nguyễn Minh Sơn và bà Trần Hoa Sen (vợ ông Sơn) cùng làm việc tại phòng khám Hồng Lạc (quận 5, TPHCM). Do mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân nên năm 2015 bà Ngọc làm đơn ly hôn và khởi kiện yêu cầu phân chia tài sản tại TAND TPHCM.
Bà Ngọc đến nhà bà Sen (quận 10, TPHCM) chơi thì gặp Phan Nguyễn Duy Thanh. Tại đây Thanh đồng ý giúp bà Ngọc đánh dằn mặt, gây thương tích nhẹ cho ông Thái với giá 1 tỷ đồng.
Ngọc đưa cho Thanh 500 triệu đồng thông qua bà Sen. Ngày 25/3/2018 Thanh nói Chống Thín Sáng gọi điện cho Phong, Ngôn, Tuấn, Danh Tiến và Tú chùa (chưa rõ lai lịch) đến văn phòng công ty có việc cần bàn. Tại đây, Thanh cho biết có người quen thuê chém vào 2 tay hay chân bác sỹ Thái để cảnh cáo. Cả nhóm đồng ý thực hiện.
Khoảng 22h 30 ngày 25/1/2018, khi thấy ô tô ông Thái dừng ở ngã tư Nguyễn Huệ - Huỳnh Thúc Kháng và ông Thái bước xuống xe thì bị chém. Ông Thái được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
TÂN CHÂU
Theo tienphong.vn
Người đàn bà U40 ngồi tù vì dẫn mối cho bạn... bán dâm Chuẩn bị "đi khách", Nguyệt nhận được đề nghị gọi thêm bạn nhập hội nên đồng ý. Sau đó, hai đôi nam nữ dẫn nhau vào nhà nghỉ "vui vẻ" thì bị phát hiện quả tang. Theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo, ngày 6-3, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử theo trình tự phúc...