Mở lại căn cứ Subic, Philippines quyết đấu Trung Quốc ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Với tuyên bố mở lại căn cứ quân sự trên vịnh Subic giữa tuần qua, kèm khẳng định sẽ điều động tàu khu trục và chiến đấu cơ, Philippines đang có một bước đi quyết liệt nữa để đối phó Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.

Mở lại căn cứ Subic, Philippines quyết đấu Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 1

Tàu chiến Mỹ neo đậu trong vịnh Subic năm 1992. Ảnh: US Navy

Hơn 20 năm kể từ khi những binh sĩ cuối cùng của hải quân Mỹ rút khỏi căn cứ hải quân trên Vịnh Subic vào năm 1992, Philippines ngày 16/7 tuyên bố mở cửa trở lại căn cứ này.

Cùng với tuyên bố trên, người phát ngôn Bộ quốc phòng Philippines Peter Galvez khẳng định, quân đội nước này sẽ đưa các chiến đấu cơ và chiến hạm tới Vịnh Subic. “Vị trí của căn cứ mang tính chiến lược cao”, ông Galvez khẳng định khi nói đến vị trí hướng ra Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines, của căn cứ này.

“Nếu cần phải triển khai lực lượng tới Biển Tây Philippines, căn cứ (Subic) đã có sẵn ở đó. Chúng tôi không giấu giếm điều này. Ở đó còn có một cảng nước sâu có thể đón các tàu chiến mới”.

Quyết đối phó Trung Quốc

Nằm cách bãi cạn Scarborough chưa đầy 200 km về phía đông và cách thủ đô Manila chừng 2 giờ chạy xe về phía bắc, Subic từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài. Theo tờ Wall Street Journal, hơn 4.000 binh sĩ Mỹ và gia đình họ từng sống tại đây, nơi từng là trạm bảo dưỡng tiền phương chính của Hạm đội 7.

Trong những năm cao điểm Mỹ tham chiến tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 4 triệu lượt thủy thủ Mỹ được chuyển qua vịnh này. Kế bên, Trạm Cubi là nơi hàng trăm máy bay của hải quân Mỹ trong khu vực được bảo dưỡng.

Sau khi lấy lại căn cứ này từ hải quân Mỹ, Subic được chuyển đổi thành một khu thương mại và công nghiệp, với chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp tới đây.

Việc mở cửa trở lại căn cứ ở Subic là kế hoạch đã được Philippines triển khai từ lâu. Năm 2013, Bộ trưởng quốc phòng Voltaire Gazmin đã tuyên bố Manila có kế hoạch lập các căn cứ hải quân và không quân tại đây, do vị trí gần với vùng biển đang có tranh chấp với Trung Quốc, đặc biệt là bãi cạn Scarborough.

Sau một cuộc đối đầu kéo dài 3 tháng tại Scarborough giữa tàu hải quân Trung Quốc và Philippines năm 2012, cuối cùng Trung Quốc đã chiếm kiểm soát bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Giới chuyên gia cho rằng sử dụng vịnh Subic sẽ cho phép không quân và hải quân Philippines phản ứng hiệu quả hơn với những động thái của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ, đi sát vào bờ biển của các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam và Philippines.

Video đang HOT

Cảng nước sâu của Subic nằm ở phía tây của đảo chính Luzon của Philippines, đối diện Biển Đông. “Giá trị của Subic với tư cách là căn cứ quân sự đã được người Mỹ chứng minh. Các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc biết điều đó”, Rommel Banlaoi, chuyên gia an ninh của Philippines cho biết.

Mở lại căn cứ Subic, Philippines quyết đấu Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 2

Vị trí Vịnh Subic của Philippines. Đồ họa: globalbalita

Cùng với tuyên bố mở lại căn cứ quân sự Subic, quân đội Philippines cũng khẳng định sẽ điều động hai tàu khu trục cùng các chiến đấu cơ mới đến căn cứ này.

Cụ thể, từ đầu năm 2016, hai chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50, nằm trong đơn đặt hàng 12 chiếc Manila ký hồi năm ngoái với Hàn Quốc, sẽ được điều về Trạm hải quân Cubi trong vịnh Subic, hai sĩ quan cấp tướng trong quân đội Philppines tiết lộ với Reuters.

Nguồn tin này còn cho biết, một phi đội FA-50 đầy đủ sẽ đóng quân tại Subic, cùng với Phi đội chiến đấu số 5, được điều về từ một căn cứ tại đảo Luzon. Trong khi đó hai tàu khu trục sẽ được điều về cảng Alava.

“Các chiến đấu cơ hạng nhẹ mới do Hàn Quốc sản xuất có thể tới bãi cạn Scarborough trong vài phút, còn các máy bay tuần tra biển hoặc máy bay không người lái có thể cập nhật thông tin thường xuyên về các động thái của Trung Quốc trong khu vực”, Patrick Cronin, một chuyên gia về khu vực Đông Nam Á, đến từ Trung tâm an ninh Mỹ mới tại Washington nhận định.

“Việc trở lại vịnh Subic, lần này do không quân Philippines đi đầu, có vẻ là bước đi phòng thủ khôn ngoan”.

Mở đường cho quân đội Mỹ trở lại

Mở lại căn cứ Subic, Philippines quyết đấu Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 3

Đường băng trong Vịnh Subic phù hợp cho nhiều loại máy bay. Ảnh: Philstar

Điều được giới quan sát chờ đợi và quan tâm nữa là sự trở lại của quân đội Mỹ tại căn cứ này. Kể từ năm 2000 đến nay, các tàu chiến Mỹ thường xuyên ghé thăm Subic, nhưng chỉ để neo đậu và tham gia các cuộc diễn tập với quân đội Philippines, hoặc sử dụng các dịch vụ thương mại, như sửa chữa và bổ sung quân nhu.

Theo Hiệp định Tăng cường hợp tác quốc phòng được ký với Mỹ năm 2014, có 8 địa điểm tại Philippines quân đội Mỹ có thể sử dụng, nhưng không có vịnh Subic, do vào thời điểm đó căn cứ này còn đóng cửa. Thỏa thuận này cho phép quân đội Mỹ triển khai tới các căn cứ tại Philippines lâu hơn và xây dựng các cơ sở đóng quân cùng hạ tầng phục vụ hậu cần.

Đến nay, thỏa thuận trên đang tạm thời bị “đóng băng”, sau khi một số chính trị gia cánh tả tại Philippines khiếu nại lên Tòa án tối cao. Dự kiến phán quyết sẽ được đưa ra trong những tháng tới.

“Subic có thể là một trong những địa điểm…trong Thỏa thuận Tăng cường hợp tác quốc phòng”, thứ trưởng quốc phòng Pio Lorenzo Batino tiết lộ.

Trong khi đó Lầu Năm Góc cho biết đã có những cuộc đàm phán không chính thức về vị trí các căn cứ tại Philippines, nhưng sẽ không có kế hoạch nào được triển khai cho tới sau phán quyết của Tòa án Tối cao Philippines.

Dù vậy, với những động thái và phát biểu gần đây của giới chức quân đội Mỹ, việc Lầu Năm Góc đưa quân trở lại Philippines có lẽ là điều có thể dự báo trước.

Phát biểu trước báo giới hôm 18/7, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương khẳng định các lực lượng Mỹ được trang bị tốt và sẵn sàng phản ứng trước mọi diễn biến bất ngờ trên Biển Đông.

Đô đốc Scott Swift, người tiếp nhận ghế tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương hồi tháng 5, cho biết, hải quân Mỹ có thể triển khai thêm 4 tàu chiến ven bờ như đã cam kết với khu vực. Ngoài ra ông Swift cũng tiết lộ “rất quan tâm” đến việc mở rộng các cuộc tập trận thường niên đa quốc gia của hải quân Mỹ với một số đồng minh trong khu vực.

Hoàng Nguyên

Theo VNE

Philippines và những nước cờ mới đối phó tham vọng Trung Quốc

Giới chức Philippines cho biết nước này sẽ điều các các máy bay phản lực và hai tàu khu trục mới ra đóng tại căn cứ hải quân trước đây của Mỹ ở vịnh Subic bắt đầu từ đầu năm 2016, biến nơi này trở lại như một căn cứ quân sự sau 23 năm.

Philippines và những nước cờ mới đối phó tham vọng Trung Quốc - Hình 1

Binh sĩ hải quân Philippines và Mỹ tham gia tập trận ở Palawan ngày 23/6. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hai máy bay tấn công FA-50 của Hàn Quốc sẽ được chuyển giao cho Manila vào cuối năm 2015 và sẽ được đưa tới vịnh Subic vào đầu năm 2016. Đây là những chiếc máy bay đầu tiên trong số hàng chục chiếc mà Manila đặt hàng của Seoul hồi năm 2014 và toàn bộ phi đội FA-50 cuối cùng sẽ được đặt tại vịnh Subic. Hai tàu khu trục cũng sẽ được đưa về cảng Alava trong vịnh Subic.

Các chuyên gia an ninh cho rằng việc sử dụng vịnh Subic sẽ cho phép lực lượng hải quân-không quân của Philippines phản ứng hiệu quả hơn trước các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Rommel Banlaoi, chuyên gia an ninh người Philippines, nói: "Giá trị quân sự của Subic đã được quân đội Mỹ chứng minh. Các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc cũng biết rõ điều đó".

Cảng nước sâu Subic nằm trên đảo Luzon của Philippines, đối diện Biển Đông, từng là một trong những cơ sở hải quân lớn nhất của Mỹ trên thế giới trước khi bị đóng cửa hồi năm 1992 khi Thượng viện Philippines chấm dứt thỏa thuận với Washington vào cuối Chiến tranh Lạnh. Philippines chưa từng sử dụng nơi đây làm căn cứ quân sự. Sau năm 1992, Manila biến nơi này thành một khu kinh tế.

Phát biểu với hãng tin Reuters, Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino cho biết quân đội nước này đã ký hợp đồng thuê lại căn cứ Subic trong thời hạn 15 năm có gia hạn với cơ quan quản lý dân sự Subic Metropolitan hồi tháng 5/2015. Tàu chiến của Mỹ thường neo đậu tại vịnh Subic kể từ năm 2000, nhưng chỉ trong các dịp diễn tập chung với quân đội Philippines hoặc dùng các cơ sở thương mại của vịnh cho hoạt động sửa chữa hay tiếp liệu.

Giới chức Philippines cho biết, một khi vịnh Subic trở lại thành một căn cứ quân sự, hải quân Mỹ có thể được tiếp cận nơi này nhiều hơn, theo một thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ được sử dụng các cơ sở quân sự trong nước của Philippines, mặc dù thỏa thuận này đang bị tạm gác lại sau khi bị phản đối tại Tòa án Tối cao Philippines.

Sử dụng vịnh Subic là động thái quân sự mới nhất của Philippines chống lại các tham vọng hàng hải của Trung Quốc trong khu vực. Ngoài việc tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ, Nhật, và Việt Nam, quân đội Philippines dự định sẽ chi 20 tỷ USD trong 13 năm tới nhằm hiện đại hóa lực lượng vũ trang vốn nằm trong danh sách các quân đội yếu nhất khu vực Đông Nam Á.

Philippines và những nước cờ mới đối phó tham vọng Trung Quốc - Hình 2

Binh sĩ hải quân Philippines và Mỹ tham gia tập trận ở Palawan ngày 23/6. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trung Quốc cho biết nước này nắm rõ về thông tin Philippines tăng cường lực lượng quân sự. Tuyên bố gửi tới Reuters của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc có đoạn: "Chúng tôi hy vọng Philippines có nhiều hành động có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực hơn".

Các chuyên gia an ninh nhấn mạnh rằng khoảng cách từ vịnh Subic tới bãi cạn Scarborough - mà Trung Quốc chiếm đoạt từ tay Manila năm 2012 sau cuộc giao tranh kéo dài 3 tháng với hải quân Philippines - chỉ là 145 hải lý (270km). Quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) - nơi Trung Quốc đang xây dựng trái phép 7 đảo nhân tạo, cùng các cơ sở quân sự - nằm xa hơn về phía Tây Nam của bãi cạn này.

Patrick Cronin, chuyên gia khu vực tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới ở Washington, cho rằng Trung Quốc một ngày nào đó sẽ biến bãi cạn Scarborough thành một đảo nhân tạo, từ đó sẽ khiến Philippines khó khăn trong việc bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý ngoài đảo Luzon.

Chuyên gia Cronin nói: "Chiến đấu cơ mới của Hàn Quốc có thể bay tới bãi cạn Scarborough chỉ trong vài phút, và các máy bay tuần tra trên biển hoặc máy bay không người lái có thể cung cấp liên tục các thông tin về hành động của Trung Quốc trong khu vực. Việc trở lại vịnh Subic lần này của không quân Philippines được xem là hành động phòng thủ khôn ngoan".

Trong một diễn biến khác, Philippines đã gạt bỏ lời kêu gọi của Trung Quốc đề nghị Manila hủy vụ kiện bản đồ 9 đoạn của Bắc Kinh ở Biển Đông ra Tòa trọng tài Liên hợp quốc (LHQ), thay vào đó, bắt đầu các vòng đàm phán song phương. Truyền thông Philippines ngày 16/7 dẫn lời phát ngôn viên của tổng thống nước này nhấn mạnh một khi đã trình vụ việc ra tòa án trọng tài quốc tế, Manila nhất quyết theo đuổi đến cùng.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thúc giục Philippines "trở lại đúng đường hướng giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và tham vấn". Bà nói rằng Trung Quốc "sẽ không bao giờ chấp nhận các nỗ lực đơn phương cầu viện một bên thứ ba để giải quyết tranh chấp".

Bắc Kinh cho rằng tòa trọng tài ở La Haye (The Hague) không có quyền tài phán trong vụ này, đồng thời từ chối tham gia các thủ tục chiểu theo Công ước LHQ về Luật Biển. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ không bao giờ công nhận bất kỳ phán quyết nào của tòa liên quan đến vụ kiện do Manila khởi xướng.

Theo TTK/ Đài TNHK, Đài RFI...

baotintuc.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mỹ tăng thuế 245% lên hàng Trung Quốc: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bùng nổMỹ tăng thuế 245% lên hàng Trung Quốc: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bùng nổ
20:56:53 16/04/2025
Tổng thống Trump tuyên bố không tiếp tục muốn tăng thuế với Trung QuốcTổng thống Trump tuyên bố không tiếp tục muốn tăng thuế với Trung Quốc
10:05:29 18/04/2025
Bộ trưởng Mỹ cảnh báo không cho trường Harvard tuyển sinh viên quốc tếBộ trưởng Mỹ cảnh báo không cho trường Harvard tuyển sinh viên quốc tế
16:55:18 17/04/2025
Cổ phiếu Mỹ diễn biến trái chiều sau khi ông Trump chỉ trích Chủ tịch FedCổ phiếu Mỹ diễn biến trái chiều sau khi ông Trump chỉ trích Chủ tịch Fed
10:00:16 18/04/2025
Nơi cá lóc là loài xâm hại, người dân được kêu gọi "thấy là giết luôn"Nơi cá lóc là loài xâm hại, người dân được kêu gọi "thấy là giết luôn"
21:32:49 16/04/2025
Nghị sĩ Mỹ cảnh báo hậu quả nếu Tổng thống Trump có quyền sa thải Chủ tịch FedNghị sĩ Mỹ cảnh báo hậu quả nếu Tổng thống Trump có quyền sa thải Chủ tịch Fed
16:40:22 18/04/2025
Trung Quốc chuẩn bị thông xe cây cầu rút hành trình 2 tiếng xuống còn chỉ 1 phútTrung Quốc chuẩn bị thông xe cây cầu rút hành trình 2 tiếng xuống còn chỉ 1 phút
21:03:09 16/04/2025
Ông Trump lọt nhóm 100 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giớiÔng Trump lọt nhóm 100 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới
07:05:30 17/04/2025

Tin đang nóng

Hình ảnh rợn người trong các xưởng làm thuốc giảHình ảnh rợn người trong các xưởng làm thuốc giả
15:08:33 18/04/2025
Bé Bắp qua đời, chính quyền địa phương không để trục lợi từ thiệnBé Bắp qua đời, chính quyền địa phương không để trục lợi từ thiện
18:34:08 18/04/2025
MC Thanh Bạch bật khóc nức nở kể lại tai nạn nghiêm trọng nhất đờiMC Thanh Bạch bật khóc nức nở kể lại tai nạn nghiêm trọng nhất đời
15:01:17 18/04/2025
Hà Nội: Cháy lớn tòa nhà 18 tầng ở Thái HàHà Nội: Cháy lớn tòa nhà 18 tầng ở Thái Hà
15:03:12 18/04/2025
Bé Bắp qua đời, cộng đồng mạng nghẹn ngào tiễn đưa thiên thần nhỏ sau "hành trình chiến đấu đầy dũng cảm"Bé Bắp qua đời, cộng đồng mạng nghẹn ngào tiễn đưa thiên thần nhỏ sau "hành trình chiến đấu đầy dũng cảm"
15:06:40 18/04/2025
Kênh YouTube của Pháo Northside "bay màu"Kênh YouTube của Pháo Northside "bay màu"
15:08:54 18/04/2025
Kết quả phiên tòa chấn động của nữ diễn viên ngoại tình có bầu còn trơ trẽn tố "bà cả" gài bẫyKết quả phiên tòa chấn động của nữ diễn viên ngoại tình có bầu còn trơ trẽn tố "bà cả" gài bẫy
15:48:50 18/04/2025
Dư luận tranh cãi trước drama Hoa hậu Hương Giang bị tố tung "deal ảo" trên livestream: Thời điểm nhạy cảm, minh bạch lênDư luận tranh cãi trước drama Hoa hậu Hương Giang bị tố tung "deal ảo" trên livestream: Thời điểm nhạy cảm, minh bạch lên
14:16:51 18/04/2025

Tin mới nhất

Iran - Mỹ bất đồng trước đàm phán

Iran - Mỹ bất đồng trước đàm phán

19:49:35 18/04/2025
Trước thềm thương thuyết vòng 2 với Mỹ ở Oman ngày 19.4, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi khẳng định quyền làm giàu uranium của Iran là điều không thể đàm phán, theo Reuters.
Israel biến 30% diện tích Gaza thành vùng đệm, tuyên bố chặn viện trợ

Israel biến 30% diện tích Gaza thành vùng đệm, tuyên bố chặn viện trợ

19:46:25 18/04/2025
Kể từ khi khôi phục chiến dịch tại Dải Gaza hôm 18.3 đến nay, Israel đã biến 30% diện tích lãnh thổ này thành vùng đệm, trong khi tiếp tục gây áp lực để Hamas thả các con tin.
Tổng thống Putin ca ngợi tỉ phú Musk

Tổng thống Putin ca ngợi tỉ phú Musk

19:26:42 18/04/2025
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16.4 nói rằng niềm đam mê của tỉ phú Mỹ Elon Musk đối với sao Hỏa gợi nhớ đến cố kỹ sư không gian lừng danh của Liên Xô là Sergey Korole, theo Đài RT.
WTO, Ngân hàng Thế giới cảnh báo hậu quả chính sách thuế quan của ông Trump

WTO, Ngân hàng Thế giới cảnh báo hậu quả chính sách thuế quan của ông Trump

19:23:52 18/04/2025
Các lãnh đạo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng thế giới (World Bank) cảnh báo về tác động nghiêm trọng đối với thương mại và tăng trưởng toàn cầu từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tuyết rơi dày bất thường tại dãy Alps

Tuyết rơi dày bất thường tại dãy Alps

18:43:29 18/04/2025
Tại vùng Piedmont của Italy, lực lượng cứu hỏa phát hiện một cụ ông 92 tuổi đã tử vong trong ngôi nhà bị ngập. Ở Pháp, tại khu nghỉ dưỡng Val Thorens, một phụ nữ đã bị ngừng tim sau khi bị chôn vùi trong trận tuyết lở.
Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang

18:00:41 18/04/2025
Các yếu tố khiến nguồn cung gạo thiếu hụt bao gồm mùa màng thất bát do thời tiết nắng nóng và tình trạng mua tích trữ do hoảng loạn sau cảnh báo siêu động đất vào năm ngoái.
Litva tăng cường năng lực phòng thủ tại Suwaki Gap nhằm ứng phó nguy cơ từ Nga

Litva tăng cường năng lực phòng thủ tại Suwaki Gap nhằm ứng phó nguy cơ từ Nga

17:48:36 18/04/2025
Thứ trưởng Quốc phòng Litva Tomas Godliauskas cho biết các tuyến đường này luôn được xem là yêu tố then chốt trong kế hoạch phản ứng khẩn cấp và hỗ trợ hậu cần từ các đồng minh.
Hy vọng mong manh về lệnh ngừng bắn toàn diện giữa Nga và Ukraine

Hy vọng mong manh về lệnh ngừng bắn toàn diện giữa Nga và Ukraine

17:47:05 18/04/2025
Thông điệp từ Ngoại trưởng Rubio gửi tới người đồng cấp Lavrov cũng chính là điều mà phía Mỹ đã trao đổi với phái đoàn Ukraine và các đồng minh châu Âu tại Paris , bà Bruce cho hay.
Trung Quốc tung loạt biện pháp thúc đẩy tiêu dùng dịch vụ nội địa

Trung Quốc tung loạt biện pháp thúc đẩy tiêu dùng dịch vụ nội địa

17:41:47 18/04/2025
Đồng thời, chính phủ cũng tạo điều kiện để các ngành dịch vụ này tích hợp sâu rộng hơn với các ngành công nghiệp khác, chẳng hạn như cải tạo và trang trí nhà cửa, tạo ra những gói dịch vụ trọn gói và tiện lợi hơn cho người dân.
Toàn cảnh cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc từ đầu năm tới nay

Toàn cảnh cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc từ đầu năm tới nay

17:37:38 18/04/2025
Ông Lâm Kiếm nhấn mạnh nếu Mỹ thực sự muốn giải quyết vấn đề thông qua đàm phán, họ cần từ bỏ cách tiếp cận gây áp lực cực đoan và tham gia đối thoại với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và cùng có lợi.
Mỹ rút quân khỏi Syria: Khép lại một chương, mở ra rủi ro mới?

Mỹ rút quân khỏi Syria: Khép lại một chương, mở ra rủi ro mới?

17:30:11 18/04/2025
Ngay sau khi ông Assad bị lật đổ, Mỹ đã tăng mạnh các cuộc không kích vào các cứ điểm của Nhà nước Hồi giáo ở sa mạc Syria, dập tắt tình trạng phiến quân trỗi dậy, thu hút các chiến binh và gia tăng tấn công.
Toàn cảnh vụ cựu binh Mỹ bị bắn hạ khi dùng vũ khí khống chế cướp máy bay dân sự

Toàn cảnh vụ cựu binh Mỹ bị bắn hạ khi dùng vũ khí khống chế cướp máy bay dân sự

17:27:32 18/04/2025
Theo tuyên bố của Công ty nhượng quyền sân bay Belize, chính quyền Belize đã ban bố tình trạng khẩn cấp ngay sau khi sự cố xảy ra, vào khoảng 8 giờ 30 sáng (theo giờ địa phương).

Có thể bạn quan tâm

Bị xử phạt vì phát live stream thông tin sai sự thật tại điểm cấp đổi GPLX

Bị xử phạt vì phát live stream thông tin sai sự thật tại điểm cấp đổi GPLX

Pháp luật

20:16:42 18/04/2025
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tiến hành xác minh, làm rõ trường hợp trên là Đ.T.K.N.
Hoà Minzy lên tiếng khi được khuyên "chỉ nên làm nghệ thuật, chừa đường kinh doanh cho mẹ bỉm sữa"

Hoà Minzy lên tiếng khi được khuyên "chỉ nên làm nghệ thuật, chừa đường kinh doanh cho mẹ bỉm sữa"

Sao việt

20:07:51 18/04/2025
Hòa Minzy lên tiếng chia sẻ nỗi lòng, cho biết bản thân cần tiền để hỗ trợ thêm nhiều hoàn cảnh khó khăn chứ không chỉ chi tiêu cho mỗi bản thân
Chuyện gì đã xảy ra khiến Lee Dong Gun (Chuyện Tình Paris) bị chỉ trích thậm tệ?

Chuyện gì đã xảy ra khiến Lee Dong Gun (Chuyện Tình Paris) bị chỉ trích thậm tệ?

Sao châu á

20:00:43 18/04/2025
Trong chương trình My Little Old Boy, nam diễn viên Lee Dong Gun nhiều lần bày tỏ về ước mơ mở quán cafe ở đảo Jeju.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món khoái khẩu, ngon lại dễ làm

Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món khoái khẩu, ngon lại dễ làm

Ẩm thực

19:56:35 18/04/2025
Bữa tối toàn món khoái khẩu, ngon lại dễ làm. Hương vị thơm ngon, hấp dẫn của bữa cơm này đảm bảo ai thấy cũng muốn ăn ngay.
Keysight giới thiệu giải pháp AI Data Centre Builder giúp tối ưu hóa kiến trúc mạng

Keysight giới thiệu giải pháp AI Data Centre Builder giúp tối ưu hóa kiến trúc mạng

Thế giới số

19:20:43 18/04/2025
Keysight Technologies vừa giới thiệu Keysight AI (KAI) Data Centre Builder, bộ phần mềm tiên tiến có chức năng giả lập các ứng dụng thực tế để đánh giá tác động cải thiện hiệu năng huấn luyện AI của các thuật toán, linh kiện và giao thứ...
Garnacho bị Amad mắng vì bỏ lỡ không tưởng

Garnacho bị Amad mắng vì bỏ lỡ không tưởng

Sao thể thao

19:04:14 18/04/2025
Tiền đạo sinh năm 2004 bỏ lỡ cơ hội ngon ăn khiến MU phải chật vật mới hạ được Lyon ở tứ kết Europa League vào rạng sáng 18/4.
Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng về diễn biến giá vàng trong nước

Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng về diễn biến giá vàng trong nước

Tin nổi bật

18:49:51 18/04/2025
Xét báo cáo nhanh của Văn phòng Chính phủ về tình hình diễn biến giá vàng trong nước ngày 18-4-2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc có ý kiến chỉ đạo.
Cái nhìn mới mang tin vui cho thiết kế iPhone 17 Pro

Cái nhìn mới mang tin vui cho thiết kế iPhone 17 Pro

Đồ 2-tek

18:41:20 18/04/2025
Với thời gian ra mắt ngày càng gần, không bất ngờ khi nhiều hình ảnh rò rỉ về thiết kế của dòng iPhone 17 liên tục xuất hiện gần đây.
Rực rỡ lễ hội hoa đỗ quyên tại Tokyo

Rực rỡ lễ hội hoa đỗ quyên tại Tokyo

16:33:58 18/04/2025
Đỗ quyên tím và hồng tượng trưng cho sự vui vẻ, thoải mái; đỗ quyên vàng tượng trưng cho tình bạn và gia đình; đỗ quyên trắng mang lại cảm giác thanh khiết, lịch lãm, còn đỗ quyên đỏ đại diện cho tình yêu son sắt của vợ chồng, sự lãng m...
Mẹ biển - Tập 25: Hai Thơ sững sờ khi biết tin Đại còn sống

Mẹ biển - Tập 25: Hai Thơ sững sờ khi biết tin Đại còn sống

Phim việt

15:23:47 18/04/2025
Đã 20 năm trôi qua, Hai Thơ luôn nghĩ rằng chồng mình không còn nữa và khi biết Đại còn sống khiến cô rơi vào tình thế khó xử.
Concert "em gái BLACKPINK" ở Việt Nam bán vé chậm, BTC bất ngờ thay đổi 1 điều

Concert "em gái BLACKPINK" ở Việt Nam bán vé chậm, BTC bất ngờ thay đổi 1 điều

Nhạc quốc tế

15:20:24 18/04/2025
BTC concert BABYMONSTER ở Việt Nam thông báo thay đổi toàn bộ khu vực khán đài thành ghế ngồi... và bổ sung thêm hạng vé CAT 4 có giá 1.8 triệu đồng