Mỏ kim cương khổng lồ sâu hoắm, hút mọi thứ bay qua nó kể cả trực thăng, máy bay nhỏ
Mirny là một thị trấn khai thác kim cương nằm sâu trong vùng Siberia, miền đông nước Nga. Đó là một trong những hố đào lớn nhất trên thế giới và có thể hút bất cứ thứ gì bay qua nó, kể cả trực thăng, hay máy bay nhỏ.
Mirny cách Vòng Bắc cực khoảng 450 km lạnh giá, là nơi sinh sống của khoảng 40.000 người. Alrosa là công ty đào kim cương lớn nhất thế giới ‘đóng đô’ ở Mirny. Phần lớn người dân trong thị trấn đều làm việc cho công ty này.
Mỏ kim cương khổng lồ sâu hoắm, hút mọi thứ bay qua nó kể cả trực thăng, máy bay nhỏ
Tại đây có một mỏ kim cương lộ thiên khổng lồ sâu hơn 525 mét với đường kính 1,25 km.
Không giống bất cứ nơi nào khác, vị trí địa lý khắc nghiệt khiến người dân ở đây thường sống trong những ngôi nhà có cột chống.
Mùa đông lạnh giá, băng phủ khắp nơi và dài ít nhất trong 7 tháng. Những tháng ấm hơn, mặt trời mọc 20 giờ một ngày vào mùa hè. Băng tan ra, ở trong nhà có cột chống giúp người dân địa phương tránh được cảnh ngập lụt.
Khung cảnh ở thị trấn Mirny
Những năm 1950, để đáp ứng nhu cầu của Liên Xô về kim cương sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Stalin đã ra lệnh xây dựng mỏ. Nhóm các nhà địa chất đã tìm kiếm khắp đất nước với hi vọng tìm thấy kim cương và cuối cùng họ đã phát hiện dấu hiệu của kim loại quý này trong khu vực Mirny khi đang sàng lọc lớp trầm tích.
Tuy nhiên, do địa hình gồ ghề và thời tiết giá lạnh đã khiến việc xây dựng gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Trong mùa đông, nhiệt độ giảm xuống dưới âm 40 độ C, trời lạnh đến mức lốp xe ô tô bị vỡ ra, dầu bị đóng băng.
Các công nhân buộc phải sử dụng động cơ phản lực để làm tan băng và dùng thuốc nổ phá lớp băng vĩnh cửu để xây dựng mỏ. Mỏ được đưa vào hoạt động vào năm 1960.
Chiếc hố khổng lồ đã sản sinh ra rất nhiều viên kim cương với tổng giá trị ít nhất 17 tỉ USD trong nửa thế kỷ. Một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất ở đây chính là viên màu vàng chanh nặng 342,57 carat.
Năm 2004, mỏ đóng cửa đột ngột và nguyên nhân đưa ra là do một trận lũ lụt khiến mỏ không thể khai thác thêm nữa. Tuy nhiên, những người buôn kim cương lớn trên thế giới không tin vào điều đó. Từ đó, xuất hiện cũng nhiều tin đồn, thuyết âm mưu khác nhau.
Trong nhiều năm, chiếc hố lớn bị bỏ hoang, vùng trời phía trên cũng bị hạn chế vì độ sâu đnág sợ của mỏ.
Mỏ kim cương có kích thước siêu lớn đến mức có khả năng hút toàn bộ chiếc một chiếc máy bay trực thăng, máy bay nhỏ khi đi ngang qua. Điều này là do khi không khí lạnh từ bề mặt gặp không khí nóng từ lòng mỏ sẽ tạo ra dòng xoáy mạnh hút mọi thứ xuống dưới.
Đến năm 2009, mỏ hoạt động trở lại và dự kiến sẽ tiếp tục hoạt động trong 50 năm nữa. Tuy nhiên, năm 2017, mỏ gặp sự cố khi nó bị ngập đúng lúc có hơn 100 công nhân vẫn đang làm việc bên trong. Sự việc khiến mỏ bị đóng cửa một lần nữa và dự kiến mở trở lại vào năm 2032.
Cho đến nay, mỏ kim cương Mirny vẫn là một vòng xoáy bí ẩn, một cái hố dường như không đáy từng sản sinh ra hơn một nửa số kim cương trên thế giới.
Liên Xô giấu nhẹm mỏ kim cương lớn nhất thế giới, trữ lượng đủ dùng trong 3.000 năm nữa
Mỏ kim cương với trữ lượng khổng lồ ở Siberia, đủ để cung cấp cho nhân loại sử dụng thêm 3.000 năm nữa.
LIÊN XÔ GIẤU NHẸM KHU MỎ
Khu vực rừng Taiga, ở Siberia, Nga từ lâu đã nổi tiếng với các khu mỏ kim cương với trữ lượng khổng lồ, trong đó có thể kể đến khu mỏ tại hố thiên thạch Popiga với hàng nghìn tỷ carat kim cương, với khả năng khai thác 1.800 kg quặng mỗi năm. Sự tồn tại của khu mỏ này đã được giữ bí mật trong nhiều thập kỷ do ẩn mình sâu trong cái lạnh của rừng Taiga, với trữ lượng khổng lồ có thể kích động "một cuộc cách mạng công nghiệp" trên toàn thế giới.
Khu mỏ kim cương Popiga nhìn từ trên cao. Ảnh: NATGEO.
Trầm tích Popiga thực tế đã được phát hiện vào đầu những năm 1970 tại một khu vực hẻo lánh ở phía đông Siberia, cách thị trấn gần nhất là Khantiga 400 km và cách thủ phủ Krasnoyarsk 2.000 km về phía bắc.Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, đây ngay lập tức được coi là nguồn khai thác và dự trữ của cải chiến lược của Liên Xô và sự tồn tại của nó hoàn toàn là bí mật.
Theo tiết lộ của Nikolai Pokhilenko (Giám đốc Viện Địa chất và Khoáng sản Sobolev ở Novosibirsk) thì khu mỏ này nằm trong miệng núi lửa có đường kính cả trăm kilomet, được hình thành sau va chạm của một tiểu hành tinh với Trái đất cách đây 35 triệu năm.
Nhiệt độ cao và áp suất lớn từ vụ va chạm đã ngay lập tức biến than chì trong đất ở Siberia thành những viên kim cương nhỏ trong khu vực có bán kính lên tới 10 km tính từ điểm rơi. Những viên kim cương "công nghiệp" này thường có đường kính từ 0,5 đến 2 mm, có màu ánh xám, xanh lam hoặc vàng.
Kim cương Nga có độ bền cao. Ảnh: 13 Heures/France 2.
Theo các chuyên gia của viện, trữ lượng carat của kim cương tại mỏ Popiga lớn gấp 110 lần trữ lượng kim cương của thế giới và có độ bền cao hơn gấp đôi so với kim cương sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Pokhilenko chia sẻ thì Liên Xô thời kỳ đó ưu tiên xây dựng các nhà máy kim cương tổng hợp để bảo toàn khu mỏ trong bí mật.
Trong sự hỗn loạn về kinh tế và ý thức hệ sau khi Liên Xô tan rã vào cuối năm 1991, thông báo về sự tồn tại của mỏ hầu như không được chú ý. Đây cũng là lý do chính khiến mỏ Popiga đã bị bỏ rơi và bị lãng quên trong gần 30 năm cho đến tận khi Viện Địa chất và Khoáng sản Sobolev tìm thấy nó một lần nữa.
TRỮ LƯỢNG TƯƠNG ĐƯƠNG 3.000 NĂM CUNG ỨNG
Trầm tích tìm thấy tại mỏ Popiga. Ảnh: sciencemall-usa.com.
Giám đốc viện Sobolev nhấn mạnh hiện nay tuy mới chỉ khai thác 0,3% khu vực mỏ Popiga, nhưng lượng kim cương tại đây đã lên đến 147 tỷ carat. Trong khi đó trữ lượng kim cương trên thế giới ước tính khoảng 5 tỷ carat. Nhà khoa học cũng cho biết thêm rằng: "Với tốc độ sử dụng kim cương công nghiệp hiện nay, trữ lượng của Popiga tương ứng với 3.000 năm cung ứng" và có thể dẫn đến "một cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới", đặc biệt là trong việc chế tạo máy bay và ôtô.
Guennadi Nikitine, Phó Giám đốc công ty Yakoutnipromalmaz ở Yakutia (Đông Siberia) chuyên về ngành kim cương, lo lắng: "Miệng núi lửa Popiga có thể làm đảo lộn tình hình trên thị trường kim cương. Không thể nói trước được giá sẽ ra sao". Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng việc thăm dò các khu bảo tồn Popiga có thể là quá đắt đỏ, khu mỏ này nằm trong vùng băng giá vĩnh cửu, cách xa bất kỳ đường bộ hoặc đường sắt nào.
Viên kim cương sau khi chế tác. Ảnh: Sajjad Hussain/AFP.
Nikolai Tutchkov, một chuyên gia tại Viện Sobolev, nhận xét: "Mỏ kim cương này rất biệt lập, nằm cách bờ biển Bắc Cực gần 200 km và cách thị trấn gần nhất hơn 400 km. Tuy nhiên, việc thăm dò mỏ Popiga có thể được kết hợp với việc khai thác các mỏ khoáng sản khác gần đó, điều này sẽ làm giảm chi phí".
Thật vậy, một lượng lớn công nhân khoảng 800 người đã được huy động để khai thác các khu mỏ ngày đêm với mức lương cao ở Nga, lên tới 2.000 euro mỗi tháng. Tuy nhiên họ làm việc luân phiên và được nghỉ 15 ngày do thời tiết quá lạnh và việc khai thác không hề dễ dàng. Họ phải làm việc trong điều kiện gió rít ở -25C. Một công nhân cho biết: "Chúng tôi phải nghỉ từ 15 đến 20 phút mỗi giờ để làm ấm vì ở đây quá lạnh".
Số đá kimberlite được tìm thấy sâu trong lòng đất ở các khu mỏ sau đó sẽ được nghiền nhỏ và phân loại. Những viên kim cương sau đó được tinh chế theo một công thức bí mật và được phân loại kĩ càng. Những viên đá đẹp nhất sẽ được hoàn thiện ở Moscow.
Phải trả 330 USD sau khi trộm số kim cương 5,7 triệu USD Tòa Anh ra phán quyết buộc một phụ nữ tên Lulu Lakatos, 60 tuổi, phải hoàn trả vỏn vẹn 330 USD sau khi thực hiện vụ trộm kim cương với giá trị kỷ lục ở Anh. Bà này vừa bị kết tội năm 2021 cho vụ trộm năm 2016. Tại phiên xử hôm 18.2 ở tòa án Southwark (London), tòa nghe phía công...