Mô hình toán học giúp dự đoán hiệu quả của các loại vaccine
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Não Queensland của Australia và Viện Khoa học Ấn Độ đã phát triển một phương thức dự đoán hiệu quả của các loại vaccine trong tương lai thông qua sử dụng một mô hình toán học mới.
Hình ảnh do Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ cung cấp về virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ảnh (tư liệu – minh họa): AFP/TTXVN
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Computational Science, mô hình toán học trên được phát triển từ việc phân tích hơn 80 kháng thể khác nhau được tạo ra bởi vaccine chống lại protein gai trên bề mặt của virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19.
Nhà khoa học Pranesh Padmanabhan thuộc Viện não Queensland cho biết: “Chúng tôi đã phát triển một mô hình để mô tả sự đa dạng của các phản ứng kháng thể do vaccine tạo ra bên trong mỗi cá nhân và giữa các cá nhân”. Mô hình này sau đó đã được áp dụng đối với 8 loại vaccine ngừa COVID-19 đã được phê duyệt sử dụng trên thế giới và có thể dự đoán chính xác mức độ bảo vệ mà vaccine cung cấp khi được áp dụng trong các thử nghiệm lâm sàng.
Video đang HOT
Điều này có nghĩa là có thể đánh giá được hiệu quả của vaccine ngay trong giai đoạn đầu phát triển vaccine, qua đó giúp các nhà phát triển vaccine nhận biết sớm hơn phương thức hoạt động của loại vaccine mà họ đang phát triển.
Mô hình cũng sẽ giúp đánh giá hiệu quả của vaccine trên quy mô dân số, cũng như dự đoán tỷ lệ người dân dễ bị bệnh nặng do các biến thể phát sinh.
Mô hình này được các nhà nghiên cứu xây dựng dựa trên chủng virus gốc SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Trong những nghiên cứu tiếp theo, các nhà khoa học hy vọng có thể áp dụng mô hình này cho các biến thể mới và vaccine mới tiềm năng.
Chuyên gia Narendra Dixit thuộc Viện Khoa học Ấn Độ cho biết: “Việc giải mã được hiệu quả khác nhau của vaccine đối với mỗi cá nhân sẽ cho phép dự đoán tỷ lệ những người được tiêm chủng tạo ra phản ứng đủ mạnh để được bảo vệ khỏi mắc bệnh nghiêm trọng”.
Ông Dixit khẳng định: “Bằng cách suy luận sự các mối liên quan giữa hoạt động của các kháng thể, sự biến đổi của kháng thể, việc tạo ra kháng thể bằng cách tiêm chủng và kết quả là khả năng bảo vệ các cộng đồng, nghiên cứu của chúng tôi cung cấp những hiểu biết thú vị về hoạt động của vaccine ngừa COVID-19″.
Cuba nâng cấp vaccine nội địa để phòng ngừa biến thể Omicron
Ngày 2/12, giới chức y tế Cuba cho biết các nhà nghiên cứu nước này đang phát triển một phiên bản mới của vaccine COVID-19 nội địa nhằm tăng cường khả năng chống lại đại dịch và bảo vệ tốt hơn trước biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Havana, Cuba. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trên truyền hình nhà nước, Giám đốc Viện Nghiên cứu Vaccine Finlay Vicente Vérez tuyên bố dòng vaccine Soberana của Cuba có tác dụng "bảo vệ ở một mức độ nhất định" trước biến thể Omicron, đồng thời tiết lộ các nhà nghiên cứu Cuba đã bắt đầu phát triển phiên bản Soberana Plus với protein RBD từ biến thể Omicron.
Ông cũng tái khẳng định chiến lược đón đầu mọi tình huống khẩn cấp, chuẩn bị và thực hiện các biện pháp cần thiết để Cuba luôn ở thế tiên phong và chủ động trong cuộc chiến chống COVID-19. Mặc dù chưa phát hiện biến thể Omicron trong nước, Chính phủ Cuba đã thông báo sẽ siết chặt các hạn chế kể từ ngày 4/12 với hành khách tới từ một số quốc gia châu Phi.
Cuba là quốc gia Mỹ Latinh duy nhất tự sản xuất vaccine ngừa SARS-CoV-2, bao gồm Abdala, Soberana 02 và Soberana Plus, cùng 2 loại vaccine khác đang được thử nghiệm lâm sàng. Chính phủ Cuba nhận định đây là yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào thành công của quốc gia này trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19, bên cạnh chiến lược đẩy mạnh tiêm chủng rộng rãi sớm nhất có thể. Đến nay, Cuba đã tiêm ngừa COVID-19 cho hơn 90% dân số, bao gồm cả trẻ em từ 2 tuổi trở lên, và đang xuất khẩu các loại vaccine nói trên sang Iran, Venezuela, Nicaragua và Việt Nam. Các quốc gia như Argentina và Mexico cũng tỏ ra quan tâm đến các sản phẩm này.
Những lo ngại về biến thể Omicron ở Cuba xuất hiện chỉ hai tuần sau khi hòn đảo Caribe mở cửa trở lại cho du khách quốc tế. Là quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch, Cuba đã giảm phần lớn các biện pháp hạn chế phòng ngừa COVID-19 cho du khách sau khi hoàn thành việc tiêm chủng cho hơn 9 triệu người trong tổng số 11,2 triệu dân của mình. Các ca mắc mới cũng như số ca tử vong do COVID-19 tại nước này đang trên đà giảm mạnh, từ mức đỉnh điểm hơn 9.000 ca/ngày hồi cuối tháng 7 vừa qua xuống chỉ còn khoảng chưa tới 150 ca mỗi ngày.
Theo thống kê chính thức, kể từ khi phát hiện ca COVID-19 đầu tiên vào ngày 10/3/2020, tới nay, Cuba đã ghi nhận 962.628 ca mắc, trong đó có 8.305 ca tử vong và 953.566 người được chữa khỏi, đạt tỷ lệ 99,05%. Đảo quốc Caribe này cũng đã thực hiện xét nghiệm cho 11.116.221 lượt người.
Philippines cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của Sinovac cho trẻ em Ngày 14/3, Bộ trưởng Y tế Philippines Francisco Duque cho biết Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm nước này (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac (Trung Quốc) cho trẻ em. Vaccine phòng COVID-19 của hãng Sinovac (Trung Quốc). Ảnh: AFP/TTXVN Theo ông Duque, Chính phủ Philippines sẽ sớm tiêm vaccine CoronaVac bất...